Kỹ năng của một nhân viên chuyên nghiệp là gì

Nhân viên tư vấn [Nhân viên Sale], cũng như  nhân viên Marketing online là một bộ phận không thể nào thiếu với mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù bán sản phẩm hay dịch vụ. Học có đóng góp lớn đến số lượng hàng hóa bán được và trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, tổ chức hay cửa hàng. Để trả lời cho những câu hỏi có liên quan như: "nhân viên tư vấn là gì?, nhân viên tư vấn tuyển sinh là làm gì, nhân viên tư vấn tài chính là gì?” mời bạn cùng TOPCV đi tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây.

Nhân viên tư vấn là gì?

Nhân viên tư vấn là gì? Đây là những người giải đáp thắc mắc, đưa ra lời khuyên và phương án giải quyết tốt nhất đến khách hàng, họ luôn theo sát khách hàng trong suốt quá trình mua sản phẩm. Tuy nhiên công việc này chỉ dừng lại ở việc tư vấn khách hàng chứ không phải đưa ra quyết định, bởi quyết định mua hàng hay không là tùy vào khách hàng.

Mặc dù chỉ đơn giản là tư vấn, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua sản phẩm, dịch vụ. Bởi lẽ tư vấn chính là hình thức tương tác giữa người mua và người bán chỉ khi quá trình này diễn ra thuận lợi và thuyết phục được khách mua hàng. Bởi vậy mà hiện nay các công ty, cửa hàng đầu đầu tư và nâng cấp dịch vụ ở khâu tư vấn và hỗ trợ khách hàng.

Công việc của nhân viên tư vấn là gì?

Nhân viên tư vấn thường làm công việc như sau:

  • Trước tiên họ sẽ đón tiếp và lắng nghe những nhu cầu của khách mua hàng.
  • Dựa vào những nhu cầu ấy để giới thiệu sản phẩm phù hợp với họ. Không quên nêu bật tính năng, lợi ích của sản phẩm và so sánh với sản phẩm cùng loại của hãng hàng khác để thấy được sự khác biệt.
  • Nếu sản phẩm đang có chương trình khuyến mãi, họ sẽ nêu ra để thúc đẩy nhu cầu mua hàng cao hơn.
  • Hướng dẫn khách hàng thủ tục thanh toán
  • Luôn tạo thiện cảm và niềm nở tạo ấn tượng với khách hàng
  • Giữ gìn vệ sinh, nhất là khu vực bán hàng của mình…

Tìm hiểu thêm nhiều JOB việc làm nhân viên tư vấn

Nhân viên tư vấn là gì?

Những kỹ năng cần có để trở thành một tư vấn viên giỏi

Kỹ năng

Để trở thành nhân viên tư vấn giỏi và chuyên nghiệp bạn cần sở hữu một số kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng tạo dựng niềm tin
  • Kỹ năng phản ứng nhanh
  • Kỹ năng làm việc độc lập đi đôi với làm việc nhóm
  • Tình thần nhiệt huyết, năng động khi làm việc
  • Kỹ năng làm việc dưới môi trường chịu nhiều áp lực.

Tính cách

Nhân viên tư vấn thường có tính cách cởi mở, hòa đồng và luôn thân thiện với khách hàng. Không chỉ họ mà mỗi chúng ta cũng đều có hoài bão, nỗ lực để đạt được vị trí cao hơn và xây dựng mối quan hệ cho mình. Tuy nhiên thế vẫn chưa đủ, tính trung thực và trách nhiệm với công việc là một tính cách không thể thiếu với một nhân viên tư vấn giỏi.

Kiến thức

  • Cần có đầy đủ kiến thức chuyên môn: Hiểu về sản phẩm và dịch vụ mình đang bán.
  • Luôn trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội và cập nhập xu hướng.
  • Phân tích và trả lời câu hỏi một cách kỹ lưỡng và dễ hiểu.
  • Ngoại ngữ cũng kỹ năng rất cần thiết cho nhân viên Sale chuyên nghiệp.

Ngoại hình

Ngoại hình cũng quyết định một phần, bởi lẽ nhân viên tư vấn thường trực tiếp gặp mặt hoặc trao đổi với khách hàng, vì thế nó quyết định một phần ấn tượng trong lần gặp đầu tiên. Điều này thể hiện rõ nhất nếu bạn là nhân viên tư vấn cho một công ty bán mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp. Bởi lẽ khách hàng sẽ tin tưởng hơn và tiến hành điều trị tại cơ sở của bạn.

Nguyên tắc đạo đức của nhân viên tư vấn

  • Nguyên tắc giữ bí mật
  • Nguyên tắc tôn trọng
  • Nguyên tắc trung thực, khách quan
Kỹ năng cần có để trở thành một tư vấn viên giỏi

Các vị trí của nhân viên tư vấn

Ngày nay, nhân viên tư vấn chủ yếu qua 3 hình thức: Phục vụ cá nhân, phục vụ gia đình hay phục vụ tổ chức. Với mỗi hình thức này đều có đặc trưng riêng, mời bạn tham khảo thêm:

Tư vấn cá nhân

Công việc tư vấn cá nhân thường liên quan đến tâm sinh lý, tình cảm… Người tư vấn dựa vào nỗi buồn phiền, lo âu của khách hàng từ đó đưa ra lời khuyên để giải bớt khúc mắc này. Hình thức này có vẻ tương đối bí mật, chỉ là các cá nhân bàn bạc với nhau.

Tư vấn gia đình

Bạn đã gặp trường hợp gia đình có khúc mắc hay mâu thuẫn với nhau, đây cũng là trường hợp thường thấy nhân viên tư vấn giải quyết để cải thiện mối quan hệ gia đình, từ đó mọi người thấu hiểu nhau hơn.

Tư vấn nhóm

Đây là hình thức tư vấn với một nhóm người có chung mục tiêu nhằm tạo ra liên kết bền chặt bên trong. Như vậy sẽ giúp cho họ hiểu nhau hơn và dễ dàng hợp tác phát triển và thành công hơn.

Cơ hội thăng tiến của nhân viên tư vấn

Mức lương của nhân viên tư vấn

Mức lương của nhân viên tư vấn có thể là không giới hạn vì nó chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như nhân viên tư vấn bất động sản, nhân viên tư vấn tín dụng… Tuy nhiên mức lương trung bình của một Marketer khoảng 7 - 10 triệu vnđ/ tháng và còn được hưởng hoa hồng nếu đạt được doanh số mong đợi

Mức lương lý tưởng của một nhân viên tư vấn

Cơ hội tìm việc tư vấn viên tại TOPCV

TopCv hiện đang là trang tìm kiếm việc làm miễn phí và uy tín hàng đầu với đa dạng ngành nghề. Tham khảo thêm việc làm chuyên viên tư vấn nếu bạn đang có mong muốn trở thành Marketer mảng tư vấn. Hãy tự tạo cho mình cơ hội với ngành nghề mới và khả năng thăng tiến cao. Chúc bạn thành công!

Tìm việc làm Nhân viên tư vấn tại TopCV:

Tìm việc tư vấn viên tại TOPCV

Kết luận

Với sự phát triển đa ngành nghề và lĩnh vực, từ các sản phẩm, dịch vụ hay nhu cầu tìm kiếm nhân viên tư vấn đang rất lớn. Để có một công việc phù hợp thì không thể thiếu những kỹ năng mà TOPCV vừa liệt kê phía trên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được bạn một phần trong tương lai. Đừng quên theo dõi TopCV để cập nhập những JOB mới và tốt nhất nhé!

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Khi hình ảnh thương hiệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, giúp doanh nghiệp định vị trên thị trường và cạnh tranh với đối thủ, doanh nghiệp nào cũng sẽ cần sự hỗ trợ của nhân viên PR. Nhân viên PR có thể làm việc nội bộ cho một công ty hoặc làm trong các doanh nghiệp/agency marketing. Dĩ nhiên, dù làm ở đâu, bạn vẫn cần đáp ứng được các yêu cầu về trình độ, kỹ năng và sự sáng tạo.

Kỹ năng, phẩm chất cần có của Nhân viên PR

Nhân viên PR cần có những kỹ năng gì?

Nhân viên PR thường có bằng Cử nhân trở lên các chuyên ngành quan hệ công chúng, truyền thông, báo chí hoặc một lĩnh vực có liên quan khác. Tuy nhiên, bằng cấp thôi là chưa đủ. Muốn trở thành một nhân viên PR, bạn còn cần phải đảm bảo những kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy logic và một số kỹ năng khác được giới thiệu trong dưới đây.

1. Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến chính là kỹ năng giao tiếp tốt bởi bạn sẽ phải sử dụng thường xuyên trong công việc hàng ngày. Bạn cần phải diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách mạch lạc cho người nghe cũng như biết cách lắng nghe ý kiến của người đối diện. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ cho phép bạn, trong vai trò là một nhân viên PR, kết nối với khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Không những vậy, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản cũng vô cùng quan trọng. Nhân viên PR chính là người phụ trách các bài báo, blog, tạp chí quảng cáo về công ty trên các tờ báo, tạp chí, website, mạng xã hội,... Những nội dung mà họ viết ra phải thật cuốn hút, không chỉ với độc giả mà với cả nhà phát hành. Bài viết không chỉ giúp truyền đi thông điệp của công ty mà còn phải khiến người đọc hiểu và ngày càng yêu thích thương hiệu của bạn.

2. Am hiểu và sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội

Nhân viên PR phải sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội. Mỗi nền tảng lại có một chức năng, cách sử dụng và đối tượng người dùng khác nhau nên nhân viên PR cũng phải xây dựng được những chiến lược PR khác nhau phù hợp với từng nền tảng. Có những thông tin chỉ phù hợp với nền tảng này nhưng lại không có ý nghĩa gì đối với nền tảng kia. Nhân viên PR giỏi phải biết khi nào thì nên sử dụng nền tảng nào và làm cách nào để tận dụng tối đa những tiềm năng của mỗi nền tảng.

3. Kỹ năng nghiên cứu thông tin

Nhân viên PR sẽ phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều lĩnh cực khác nhau. Để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu mà khách hàng đưa ra, bạn cần phải có khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác cũng như phân tích xem thông tin nào thì quan trọng còn thông tin nào thì không.

Để làm tốt nhân viên PR, kỹ năng mềm vô cùng quan trọng

4. Nhìn xa trông rộng

Tầm nhìn xa trông rộng và tư duy đa văn hóa, hướng đến môi trường quốc tế cũng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của bạn khi làm nhân viên PR. Suy nghĩ của mỗi người là các nhau; các tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là lịch sự của họ cũng có sự khác biệt. Vì vậy, một thông điệp bạn đưa ra có thể phù hợp với người này nhưng lại có thể là điều tối kị với người khác. Do đó, nhân viên PR giỏi là người có thể tìm hiểu, nắm bắt và thậm chí là dự đoán những sự khác biệt này khi lên kế hoạch PR cho công ty.

5. Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian là cực kỳ quan trọng bởi nhân viên PR sẽ phải cùng lúc thực hiện nhiều công việc khác nhau, ví dụ như quản lý bài viết trên nhiều nền tảng khác nhau, liên hệ với nhiều kênh truyền thông,... Khi đó, đảm bảo deadline và biết cách lựa chọn công việc ưu tiên là kỹ năng không thể thiếu. Trong một môi trường công việc với nhịp độ nhanh như PR hay marketing thì những người không có khả năng đa nhiệm hay kỹ năng quản lý thời gian kém hiệu quả sẽ không thể thành công.

6. Tư duy logic, sáng tạo

Tư duy logic, sáng tạo sẽ giúp những nhân viên PR đạt hiệu quả cao trong công việc. Những ý tưởng táo bạo, hấp dẫn của họ sẽ thu hút sự chú ý của nhiều người hơn là những gì đã quá cũ hay truyền thống.
Ngoài những thông tin cá nhân hay kinh nghiệm làm việc thì kỹ năng nhân viên PR cần có cũng được nhà tuyển dụng ghi rõ ở bản tin đăng tuyển dụng. Vì vậy, ứng viên có thể dựa vào những yêu cầu này để viết mục kỹ năng trong CV xin việc nhân viên PR sao cho nhà tuyển dụng hài lòng.
Bên cạnh vị trí nhân viên pr các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những thông tin hữu ích về các vị trí công việc khác như chuyên viên truyền thông thương hiệu. Đây là vị trí công việc được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay, vị trí này có nhiều đặc điểm tương đồng với nhân viên pr và những kỹ năng tương tự. Các bạn cùng tham khảo nhé.

Ngoài những kỹ năng kể trên, nhân viên PR còn cần phải có những kỹ năng khác như khả năng chịu áp lực cao trong công việc, linh hoạt, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự tạo động lực cho bản thân trong quá trình làm việc, marketing, thiết kế đồ họa,... Khi đi xin việc, đừng quên làm nổi bật những kỹ năng này trong CV cũng như trong quá trình phỏng vấn để chinh phục nhà tuyển dụng nhé. Đặc biệt, để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin sau.

Mẹo nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc

MỤC LỤC:
1. Kỹ năng giao tiếp tốt
2. Am hiểu và sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội
3. Kỹ năng nghiên cứu thông tin
4. Nhìn xa trông rộng
5. Kỹ năng quản lý thời gian
6. Tư duy logic, sáng tạo

Đọc thêm: Cách nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên PR

Video liên quan

Chủ Đề