Chip lượng tử là gì

Mật khẩu ngân hàng, tin nhắn, danh sách cuộc gọi,... luôn là những dữ liệu cá nhân quan trọng với người dùng điện thoại. Nếu chẳng may lọt vào tay kẻ xấu sẽ để lại hậu quả rất lớn, hãy cùng mình tìm hiểu về công nghệ bảo mật lượng tử là gì và vì sao công nghệ này được tích hợp lên 2 mẫu điện thoại VsmartlàVsmart Aris và Vsmart Aris Pro sẽ giúp đem lại sự an toàn cho dữ liệu của bạn.

Vsmart Aris Pro là một trong những dòng smartphone hiện đại được ứng dụng công nghệ bảo mật lượng tử.

Xem thêm:Trên tay Vsmart Aris Pro bản chính thức: Công nghệ Camera ẩn dưới màn hình đã hoàn thiện, pin 4.000 mAh và sạc nhanh 18W

Vân tay, mống mắt hay khuôn mặt là chưa đủ an toàn

Thực sự đây mới chỉ là lớp khóa đầu tiên để đảm bảo cho sự an toàn cho điện thoại của bạn. Hay cứ ví dụ đây là cánh cửa để vào trong ngôi nhà của bạn. Cửa thì chỉ khóa được người ngay thẳng, chứ còn trộm thì sẽ không bao giờ chọn đường đó mà sẽ dùng những cách thức khác để đạt được mục đích.

Dữ liệu của bạn cũng như những đồ vật quý trong nhà vậy. Chỉ là một cánh cửa vào được gia cố an toàn thì chưa đủ, chúng ta còn phải cần thêm những biện pháp bảo đảm an toàn cho những đồ vật này nữa. Những dữ liệu này sẽ tồn tại ở dạng chữ, số và có thể là mật khẩu ngân hàng, đoạn tin nhắn, dữ liệu về sức khỏe, danh sách cuộc gọi,...

Bảo mật truyền thống là chưa đủ để đảm bảo an toàn dữ liệu. Nguồn: Internet.

Nhưng nếu để hiển thị ở dạng chuẩn như vậy thì bất kỳ hacker nào sau khi lấy được gói tệp tin đó cũng có thể khai thác dễ dàng dữ liệu của bạn. Thay vì để ở dạng chuẩn, dữ liệu sẽ được mã hóa thành những con số, ký tự nhìn vào rất vô nghĩa. Ví dụ: THEGIOIDIDONG ở dưới dạng mã hóa sẽ là TOPA[@_780123OOQO.

Thế nhưng dù gọi là vô nghĩa như vậy, nhưng những thuật toán mã hóa này vẫn tạo ra các dãy ký tự với những quy tắc nhất định. Ví dụ, thuật toán có thể dùng 5 ký tự ngẫu nhiên, kết hợp cùng thời gian hoặc địa điểm hiện tại để tạo ra chuỗi khóa. Chỉ cần một máy tính đủ mạnh, việc giải mã ngược lại thuật toán này là hoàn toàn có thể.

Cuối năm 2019, Google công bố vi xử lý lượng tử Sycamore 54-qubit mới với khả năng thực hiện số lượng tính toán trong 200 giây tương đương với siêu máy tính hiện đại nhất trong 10.000 năm. Vì thế việc bẻ gãy các thuật toán mã hóa hiện đại ngày nay sẽ chỉ là chuyện đơn giản.

Máy tính lượng tử có thể dễ dàng bẻ gãy bất kỳ chuỗi khóa theo thuật toán thông thường nào hiện nay. Nguồn: Google.

Để đối phó với thực trạng đó, các nhà sản xuất sẽ tạo ra một con chip chuyên mã hóa, tạo chuỗi ngẫu nhiên và lưu trữ những thông tin, dữ liệu quan trọng của bạn. Con chip này sẽhoạt động độc lập với phần còn lại của hệ thống.Ngay cả khi hệ điều hành bị xâm nhập và chỉnh sửa, con chip riêng nêu trên vẫn đảm bảo dữ liệu được an toàn.

Cách thức hoạt động của con chip bảo mật lượng tử

Chip lượng tử hoạt động cũng tương tự với cơ chế mã hóa truyền thống bằng cách tạo ra một chuỗi khóa để mã hóa toàn bộ dữ liệu cá nhân quan trọng của bạn. Chỉ khác là chuỗi khóa này sẽ tạo ra những dòng ký tự ngẫu nhiên thực sự chứ không chỉ đơn thuần là theo thuật toán nên việc phiên mã ngược để giải mã là điều bất khả thi.

Mô tả cơ chế hoạt động của chip bảo mật lượng tử. Nguồn: Internet.

Chip bảo mật lượng tử sẽ sử dụng bóng đèn LED phát ra một số lượng ngẫu nhiên các hạt photon di chuyển qua một cảm biến ảnh. Quá trình di chuyển này sẽ tạo ra một dãy số ngẫu nhiên thô. Sau đó, dãy số này tiếp tục đi qua một thuật toán tạo các bit dữ liệu ngẫu nhiên và dữ liệu này lại được kết hợp với thuật toán do Google cung cấp để tạo ra một kho dữ liệu ngẫu nhiên sử dụng cho hệ thống.

Với một cơ chế tạo mã phức tạp đến vậy, con chip này có khả năng tính toán lượng tử nhanh gấp nhiều lần các chip bán dẫn truyền thống, từ đó tạo ra các chuỗi ngẫu nhiên thực thụ, không thể giải mã ngược. Nhờ vậy, khả năng bảo mật dữ liệu của bạn sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.

Vsmart Aris là dòng điện thoại đầu tiên của Việt Nam ứng dụng công nghệ bảo mật lượng tử hiện đại

Qua những ưu điểm đã kể trên của phương pháp bảo mật lượng tử, chúng ta đã hình dung được phần nào công nghệ hiện đại này trên những chiếc điện thoại Aris hay Aris Pro.Bằng việc hợp tác với công ty chuyên về bảo mật lượng tử là ID Quantique [Thụy Sĩ], VinSmart đã trở thành một trong những nhà sản xuất đầu tiên ứng dụng chip bảo mật lượng tử lên trên smartphone.

Bảo mật lượng tử sẽ là tương lai để đảm bảo an toàn dữ liệu.

Dòng điện thoại Vsmart Aris sử dụng con chip Quantis QRNG IDQ250C2 dành riêng cho smartphone, với ưu điểm là kích thước nhỏ, tốn ít năng lượng. Theo VinSmart cho biết, những ứng dụng bên thứ 3 cũng có thể khai thác sức mạnh bảo mật của con chip lượng tử trên dòng sản phẩm Vsmart Aris để nâng cao các tính năng bảo mật cho những ứng dụng đó. Nhờ vậy những dữ liệu của chúng ta sẽ trở nên an toàn hơn.

Bảo mật lượng tử sẽ là một công nghệ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai và Việt Nam chúng ta cũng đã bắt đầu tham gia vào hành trình này.

Còn bạn giờ có lẽ đã có thêm một hiểu biết thú vị về công nghệ rồi. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm:Rhymastic 'chấp cả hacker vào đánh cắp thông tin', nam rapper tỏ ra khá thích thú với các công nghệ trên Vsmart Aris Pro

Vsmart Aris [6GB/64GB]

Hết hàng tạm thời Chip Snapdragon 730 RAM 6 GB, ROM 64 GB Camera sau: Chính 64 MP & Phụ 8 MP, 8 MP, 2 MP Camera trước: 20 MP Pin 4000 mAh, Sạc 18 W Xem chi tiết

Vsmart Aris Pro

Ngừng kinh doanh Chip Snapdragon 730 RAM 8 GB, ROM 128 GB Camera sau: Chính 64 MP & Phụ 8 MP, 8 MP, 2 MP Camera trước: 20 MP Pin 4000 mAh, Sạc 18 W Xem chi tiết

Một nhóm nhà nghiên cứu từ Microsoft và Đại học Sydney đã phát minh ra một chip mới được đặt tên là Gooseberry. Loại chip đặc biệt này vượt qua giới hạn vật lý trước đây của các máy tính thế hệ kế tiếp vì nó có thể hỗ trợ hàng ngàn qubit, khối cấu tạo của máy tính lượng tử, trong khi hoạt động ở nhiệt độ gần bằng không tuyệt đối. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Electronics.

Qubit thay thế các bit truyền thống trong các hệ thống máy tính hiện tại vốn đang sử dụng mã nhị phân 1 và 0 để lưu trữ và truyền dữ liệu. Bằng cách hoạt động ở trạng thái chồng chập lượng tử [superposition], các qubit có thể hoạt động như 1 và 0 cùng một lúc, cho phép máy tính lượng tử đạt năng lực xử lý mạnh hơn theo cấp số nhân so với máy tính truyền thống.

“Để nhận ra tiềm năng của máy tính lượng tử, máy móc sẽ cần vận hành hàng ngàn, nếu không phải hàng triệu qubit. Các máy tính lượng tử lớn nhất thế giới hiện chỉ hoạt động với 50 qubit. Quy mô này một phần là do giới hạn đối với kiến trúc vật lý điều khiển các qubit. Chip mới của chúng tôi sẽ chấm dứt những giới hạn đó”, David Reilly, Giáo sư tại Đại học Sydney, người phụ trách kiểm tra chính của nghiên cứu, nói.

Thông thường qubit cần được lưu trữ ở nhiệt độ lạnh hơn 40 lần so với không gian sâu [deep space] để hoạt động. Hệ thống hiện tại dựa vào cáp kết nối với từng qubit riêng lẻ được lưu trữ ở nhiệt độ khắc nghiệt này. Siêu chip Gooseberry đông lạnh có khả năng phá vỡ cách tiếp cận kiến trúc cũ bằng cách tạo ra tín hiệu điều khiển cho hàng ngàn qubit ở nơi duy nhất, trong khi chỉ cần hai dây điện để giao tiếp với phần còn lại của hệ thống.

“Máy móc hiện nay tạo ra một dãy dây để điều khiển các tín hiệu, chúng trông giống như một chiếc đèn chùm hoặc tổ chim ngược. Chúng đẹp, nhưng về cơ bản không thực tế. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể mở rộng quy mô máy móc để thực hiện các phép tính có ích. Đây là nút thắt giới hạn đầu vào - đầu ra thực sự. Xây dựng máy tính lượng tử có lẽ là nhiệm vụ kỹ thuật thách thức nhất của thế kỷ 21. Thông qua quan hệ đối tác với Microsoft, chúng tôi không chỉ đề xuất kiến trúc lý thuyết để vượt qua nút thắt đầu vào - đầu ra, mà chúng tôi thực sự đã xây dựng được nó”, Giáo sư David Reilly nói.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề