Mùi thơm của nước sông Hương là gì

Mỗi vùng đất đều gắn liền với một dòng sông nào đó. Hà Giang, cực Bắc của Tổ quốc gắn liền với con sông Nho Quế với màu xanh ngọc bích đặc trưng. Cà Mau thì gắn liền với con sông Cái Lớn. Đà Nẵng thì có sông Hàn chảy ngang thành phố

Huế cũng vậy đó, dòng Sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố. Sông Hương, Núi Ngự là biểu tượng không thể thiếu của xứ kinh kỳ, đã được nhiều nhà văn, nhà thơ đưa vào tác phẩm của mình.

Nhưng,

Có bao giờ bạn tự hỏi Sông Hương có từ bao giờ ? Nguồn gốc tên gọi Sông Hương ? Sông Hương có đúng như tên gọi của nó là sông có hương thơm hay không ?

Theo Ô Châu Lục Cân [1553] và Phủ Biên Tạp Lục [1776] đều gọi là sông Linh Giang.

Ngoài ra, Sông Hương còn có các tên khác như Lô Dung, sông Dinh, Yên Lục, sông Huế…

Hiện tại vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào xác định năm khai sinh cái tên Sông Hương. Và thơ văn sớm nhất đề cập đến dòng sông Hương có lẽ là của Nguyễn Du – nhà thơ, làm quan đầu triều Nguyễn

“Hương Giang nhất phiến Nguyệt, kim cổ hứa đa sầu”

Dịch: Sông Hương một mảnh trăng, xưa nay đã gợi lên bao mối sầu.

Đến sau Nguyễn Du mấy chục năm, Đào Tấn – nhà soạn tuồng vĩ đại thời Tự Đức – cũng trong 1 bài thơ chữ Hán đã viết về sông Hương.

“Cộng ẩm Hương Giang thủy

Vô nhân thức thủy hương”

Dịch:

Cùng uống nước sông Hương

Không có [mấy] người cảm nhận được mùi thơm của nước.

Phố đi bộ, cầu gỗ lim ven sông Hương

Và đặc biệt hơn, nước sông Hương có mùi thơm là chuyện thật, không phải chỉ là trí tưởng tượng của các nhà thơ. Theo cụ Vân Bình Tôn Thất Lương [1887-1951] – một vị hoàng tộc, uyên thâm sử học và văn học cổ điển Việt Nam – tác giả của Hương Giang hành, cho biết nguồn gốc của mùi thơm đó khi viết về con sông xinh đẹp này

Cụ Vân Bình viết: “Hương Giang phát phát nguyên từ hai nguồn tả, hữu trạch nguyên ở miền thượng lưu tỉnh Thừa – Thiên, quanh co gành bãi ruộng vườn, chảy lần qua Kinh thành Huế, đến cửa Thuận An rồi ra Đông Hải. Hai bên bờ tả, hữu trạch có giống Thạch Xương Bồ, là một vị thuốc trường sanh, có mùi thơm, mọc hai bên bờ khe, nước khe lần hóa ra thơm. Hương giang [sông Thơm] bởi đó mà có danh vậy.”

Cỏ thơm có giống Thạch Xương Bồ,

Sanh ở hai nguồn tả, hữu trạch;

Hơi thơm dầm nước, nước trong veo;

Hợp thành sông thơm chảy róc rách

Sông Hương – Hai nhánh sông Tả Trạch, Hữu Trạch hợp nhau tại ngã ba Tuần

Hy vọng chút ít kiến thức trên đã giúp các bạn hiểu thêm về dòng Sông Hương thơ mộng. Dòng sông gắn liền với cuộc sống, ký ức của biết bao thế hệ con người được sinh ra, lớn lên tại chốn Kinh kỳ

Tham khảo: Nguyễn Đắc Xuân – 700 năm, THUẬN HÓA – PHÚ XUÂN – HUẾ

Mời các bạn ghé đọc chuỗi bài viết trong chuyên mục KHÁM PHÁ HUẾ của Lá Quê để tìm hiểu thêm về lịch sử Huế

Kinh thành, địa danh và một vài công trình liên quan

Đàn Xã Tắc – Kinh Thành Huế

Cửa biển Thuận An qua các thời kỳ thay đổi như thế nào ?

Tìm hiểu về hệ thống thành quách ở cố đô Huế

Chợ Đông Ba có từ khi nào ?

Sông Hương có từ bao giờ ? – Khám Phá Huế

Lăng Cơ Thánh – Vì sao được gọi là lăng Sọ ?

Tên gọi của 13 cửa ra vào Kinh Thành Huế không phải ai cũng biết !

Hoàng thành, Tử Cấm thành và các cung điện

Điện Thái Hòa – Nơi diễn ra các nghi lễ trọng đại của triều Nguyễn

Thế Miếu – Nơi thờ phụng các vua Nguyễn

Hưng Miếu – Nơi thờ thân phụ và thân mẫu vua Gia Long

Cửu đỉnh – Nơi khắc ghi sự giàu có của Tổ Quốc

Sông Hương có hai nguồn chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng [khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng]. Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm [bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển]. Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.
Sông Hương rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Nó từng là nguồn cảm xúc của du khách khi họ đi thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống.
Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài… ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông mang theo nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật đẹp đẽ của Huế với dòng Sông Hương.
Theo các sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, con sông này tuỳ theo thời gian có nhiều tên khác nhau.

  • Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi [1435], viết là sông Linh.
  • Sách “Ô châu cận lục” do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, viết sông cái Kim Trà [Kim Trà đại giang].
  • Sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn gọi là sông Hương Trà [Hương Trà nguyên].
  • Từ nhiều tài liệu khác cho biết cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục.
  • Hương Giang nghĩa là sông thơm, sông có mùi hương. Cụ Vân Bình Tôn Thất Lương [1887 – 1951], tác giả bài Hương Giang hành đã cho biết nguồn gốc của mùi thơm đó khi nói về con sông xinh đẹp này: Hai bên bờ tả hữu trạch có giống “Thạch Xương Bồ” [*] là một vị thuốc trường sanh, có mùi thơm, mọc hai bên bờ khe, nước khe lần hóa ra thơm. Hương giang [sông Thơm] bởi đó mà có danh vậy”.
    Trang duoclieuvietnam.com.vn cũng mô tả về loài cây có mùi thơm này: “Cây cỏ, sống nhiều năm. […] Thân rễ và lá có mùi thơm đặc biệt. Cây Thạch xương bồ mọc hoang ở rừng núi, trên những tảng đá có nước chảy ở suối”.
  • Ngoài ra, sông Hương được cho là mang tên vùng đất mà nó chảy qua. Nhà nghiên cứu Phan Thuận An, trong bài viết “Giá trị của sông Hương” đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 11 [54] năm 2006, cho biết: “Xưa nay, người ta thường gọi tên một con sông bằng tên của vùng đất mà nó chảy qua. Vào các thời kỳ lịch sử nói trên, khi vùng đất ấy còn mang tên là huyện Kim Trà thì con sông chúng ta đang nói đến được gọi là sông Kim Trà. Sau đó, khi tên huyện đổi thành Hương Trà thì tên sông cũng đổi theo: sông Hương Trà”. Để thuyết phục hơn, nhà nghiên cứu Phan Thuận An, trong bài viết nói trên, đã dẫn lời tác giả Nguyễn Hữu Đính trong bài “Sông Hương đã có tên ấy từ bao giờ” đăng trên tạp chí Sông Hương số 1, tháng 6-1983: “Từ sông Hương Trà đến sông Hương chỉ còn một bước, vì trong ngôn ngữ, bất cứ ngôn ngữ nước nào, dân gian thường hay rút gọn. Vả chăng, hai chữ sông Hương đẹp quá, giới văn chương, trí thức cũng không muốn gì hơn”.

    Và để củng cố thêm cho lập luận tên gọi sông Hương chính là do địa danh huyện Hương Trà và sông Hương Trà mà ra, tác giả Phan Thuận An đã trưng ra phần “Đệ nhất kỷ” nói về thời Gia Long trong sách Đại Nam thực lục của triều Nguyễn: Vào ngày Bính Thân tháng 7 năm Tân Dậu [8-1801], “vua đi Quảng Bình… Thuyền ngự khởi hành từ sông Hương tức là sông Hương Trà…”.

[*] Thạch Xương Bồ là cây thân thảo

, sống nhiều năm. Thân rễ phân nhánh, mọc bò ngang gồm nhiều đốt. Lá hình dải hẹp, có bẹ, mọc ốp vào nhau và xòe sang hai bên ở ngọn. Cụm hoa hình bông mọc ở đầu một cán dẹt, phủ bởi một lá bắc to và dài, nom như cụm hoa mọc trên lá. Quả mọng khi chín màu đỏ nhạt. Thân rễ và lá có mùi thơm đặc biệt.

Bài này đã được đăng trong Viết về Huế. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Video liên quan

Chủ Đề