Tại sao áo chống nắng phơi ra nắng lại khô

Từ lâu áo khoác đã trở thành 1 trong những phụ kiện không thể thiếu trong tủ đồ. Các loại áo chống nắng chất lượng thường sẽ có giá trị rất cao. Thế nhưng, nếu không biết bảo quản, giữ gìn thì chất lượng sản phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng kha khá đấy.

Vậy làm thế nào để giữ cho áo khoác chống nắng luôn bền đẹp? Đừng lo lắng, bởi vì ngay bây giờ, UV100 sẽ chia sẻ đến các bạn 1 số bí quyết vô cùng đơn giản để bảo quản áo khoác chống nắng luôn bền đẹp như mới mà ai cũng có thể thực hiện được. Let’s go!

Nội dung bài viết

1. Tại sao cần bảo quản áo khoác chống nắng đúng cách

2. Cách bảo quản áo khoác chống nắng luôn bền đẹp như mới

2.1. Cách giặt áo khoác chống nắng

2.2. Nên phơi áo khoác chống nắng như thế nào?

3. Tạm kết
 

1. Tại sao cần bảo quản áo khoác chống nắng đúng cách

Các loại áo khoác chống nắng được thiết kế với cấu tạo đặc biệt, chuyên dụng trong việc chống nắng, thế nên biết được cách bảo quản áo khoác chống nắng đúng cách sẽ giúp kéo dài được tuổi thọ của sản phẩm. Ngoài ra, sử dụng các chất có khả năng tẩy rửa mạnh, phơi không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến việc áo bị bạc màu, giảm khả năng chống nắng.

Nói tóm lại, cách bảo quản và giữ gìn sản phẩm có ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền cũng như khả năng chống nắng của áo. Tùy vào chất liệu mà sẽ có những cách bảo quản khác nhau.

2. Cách bảo quản áo khoác chống nắng luôn bền đẹp như mới

2.1. Cách giặt áo khoác chống nắng

- Dùng bột giặt, nước giặt trung tính, giặt xong chỉ xả lại với nước sạch, không ngâm thường xuyên sản phẩm quá 10 phút.

- Không dùng các loại bột giặt, nước giặt có tính tẩy mạnh, không dùng các dung dịch xả làm mềm vải hay chất tẩy vì rất dễ làm bạc màu sản phẩm.

- Nên giặt tay thay vì sử dụng máy giặt. Vì cơ bản, các loại áo khoác chống nắng giặt tay hay giặt máy đều được, tuy nhiên khi giặt máy, dù bạn có đặt chế độ vắt ở mức nhẹ nhất thì lực ly tâm vẫn khá lớn đủ để tác động không tốt đến bề mặt vải.

- Khi giặt tránh sử dụng bàn chải chà lên áo.

- Không giặt với nước nóng trên 30 độ C.

- Không ủi [là] sản phẩm với nhiệt độ trên 120 độ C.

Tips: Trước khi giặt cũng nên lộn mặt trong của áo ra ngoài, điều này có thể hạn chế được việc bề mặt vải bị xù.

2.2. Nên phơi áo khoác chống nắng như thế nào?

Cách phơi áo khoác chống nắng để giữ được độ bền tốt nhất đó là phơi ở những chỗ mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi phơi, cũng nên lộn ngược mặt trong ra ngoài để hạn chế bạc màu.

Chắc hẳn bạn cũng đang rất tò mò rằng tại sao áo chống nắng nhưng khi giặt lại không nên phơi trong nắng gắt có đúng không? UV100 xin lý giải cho vấn đề này như sau, khi ướt cấu trúc sợi vải sẽ thay đổi, và nếu như phơi trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời sẽ gây ra những tác động xấu đến màu sắc và khả năng chống nắng của áo.

Đối với các loại áo chống nắng chính hãng, đặc biệt là áo chống nắng UV100, có tính năng hút ẩm [Moisture Wicking] thì khi phơi sẽ khô rất nhanh. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi phơi trong bóng râm nhé.  

Nên vắt nhẹ, giũ phẳng trước khi phơi để hạn chế việc bị nhăn, và giữ được form chuẩn của áo.

Để bảo quản áo khoác chống nắng luôn bền đẹp như mới, ngoài vấn đề giặt và phơi, bạn cũng nên lưu ý. Nên treo áo vào tủ quần áo bằng móc, tủ quần áo nên được thiết kế thoáng khí, thoáng mát, tránh nơi có không khí ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp. 

Ngoài ra, nên lưu ý vấn đề vệ sinh tủ quần áo thường xuyên để hạn chế bụi bẩn, giúp bảo quản quần áo được tốt hơn.

3. Tạm kết

Như vậy, qua bài viết trên UV100 đã giúp bạn hiểu rằng tại sao cần bảo quản áo khoác chống nắng, cũng như chia sẽ cho bạn 1 số bí quyết bảo quản áo khoác chống nắng luôn bền đẹp như mới. Hy vọng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. 

Đôi nét về UV100:

UV100 là thương hiệu chống nắng chuyên nghiệp với hơn 10 năm hoạt động và phát triển tại thị trường Việt Nam. Mỗi sản phẩm của UV100 đều được tổ chức ARPANSA [Úc] kiểm nghiệm và cấp chứng nhận đạt chỉ số chống nắng UPF50+ [Chỉ số chống nắng cao nhất trên vải], với tỉ lệ che chắn lên đến hơn 99%..

Xem thêm các mẫu Áo chống nắng mới nhất hiện nay.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

Quần áo phơi khô tự nhiên có mùi thơm đặc biệt, thậm chí đã có những bài thơ nói về nó, hay các nhà sản xuất còn cố tạo ra hương liệu có mùi tương tự để cho vào nến và đồ làm thơm phòng.

Tuy nhiên, nguồn gốc của mùi thơm này lại là điều mà ít người nghĩ đến.

Nếu được hỏi, đa số mọi người có lẽ cho rằng quần áo khi phơi có mùi thơm là do sử dụng nước xả vải, hoặc còn lưu lại từ bột giặt, giấy thơm,…

Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh điều ngược lại, rằng ngay cả không có những "yếu tố phụ gia" này, quần áo, khăn vải vẫn có mùi thơm tươi mát khi phơi khô tự nhiên trong nắng.

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rất kỹ những chiếc khăn phơi khô tự nhiên đến từng phân tử tạo nên chúng để xem do đâu mà chúng có mùi thơm đặc biệt như vậy.


Phơi đồ giặt bên hồ Atter ở Áo.

Đây là đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh Silvia Pugliese ở Trường đại học Copenhagen, Đan Mạch. Cô Pugliese cho biết từ khi còn nhỏ cô đã thấy mẹ phơi đồ dưới nắng và khi lớn lên cô cũng làm như vậy bất cứ khi nào có thể, “vì mùi thơm tươi mát của quần áo gợi cho tôi nhớ về nhà” – cô nói. Và cô đã nghiên cứu về mùi thơm này để làm luận văn thạc sĩ của mình.

Cô Pugliese cùng hai đồng nghiệp đã thử phơi khăn thí nghiệm ở trong văn phòng, ngoài ban công dưới mái che bằng nhựa và ngoài ban công có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Sau khi khăn khô, họ cất khăn vào các túi kín trong 15 giờ. Trong thời gian này, họ lấy mẫu các hợp chất hóa học tỏa ra không khí từ các túi này. Họ lấy mẫu theo cách đó với các các túi không có gì và các khăn không giặt và cả không khí xung quanh nơi phơi khăn.

Chỉ duy nhất quá trình phơi khô dưới nắng mặt trời sản là sinh ra một số aldehyde [an-đê-hít] và ketone [xê-tôn] mà các quá trình khác không có, đó là những phân tử hữu cơ mà mũi chúng ta có thể ngửi được từ cây cỏ và nước hoa. Ví dụ, sau khi phơi trong nắng, những chiếc khăn tỏa ra chất pentanal, chất này có trong hạt bạch đậu khấu, chất octanal, một hợp chất có mùi thơm của cam chanh, và chất nonanal, ngửi giống mùi hoa hồng.


Thực hành thí nghiệm phơi khăn trên ban công của Trường đại học Copenhagen.

Thí dụ, sau khi phơi trong nắng, những chiếc khăn tỏa ra chất pentanal - có trong hạt bạch đậu khấu, chất octanal - hợp chất có mùi thơm của cam chanh, và chất nonanal - ngửi giống mùi hoa hồng.

Tại sao lại như vậy? Có thể là do sự tiếp xúc với ozone, một hóa chất trong khí quyển có thể biến đổi một số hóa chất thông thường thành các aldehyde và ketone này.

Một nguyên nhân cơ bản nữa có thể là do chính Mặt trời. Khi tiếp xúc với tia cực tím, một số phân tử trở nên “hoạt hóa” và hình thành các hợp chất hoạt động mạnh được gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do này sau đó tái kết hợp với các phân tử khác ở gần kề, quá trình này thường tạo ra các aldehyde và các ketone.

Một lý do khác là do nước trong khăn ẩm chứa rất nhiều các phân tử dễ bị hoạt hóa đó và rồi nước có vai trò như “một chiếc kính lúp”, hội tụ ánh nắng mặt trời và đẩy nhanh tốc độ của các phản ứng này.

Các quá trình tương tự cũng xảy ra trên bất cứ bề mặt tự nhiên nào ngoài trời, kể cả đất trống và từng lá cỏ, có thể một phần là do mặt trời sau mưa lớn làm cho mọi thứ thứ đều có mùi tươi mát. [Mặc dù mùi trên quần áo có vẻ lưu lâu hơn, khả năng là do aldehyde bám vào vải].

Nhà hóa học Ricardo López ở Phòng thí nghiệm Phân tích mùi hương và Chế biến rượu của Trường đại học Zaragoza, Tây Ban Nha, lại cho rằng mùi hương thơm mát đó không phải chỉ do aldehyde và ketone. Ông nói rằng khi xét nghiệm các hợp chất mùi hương chính, đôi khi một số hợp chất có nồng độ thấp cũng quan trọng như hợp chất ở nồng độ cao. Cần có thêm xét nghiệm để hiểu được tường tận vấn đề này.

Cập nhật: 23/04/2021 Theo Dân Trí

Video liên quan

Chủ Đề