Cuc quan ly dau thau bộ phận văn thư năm 2024

Cục Quản lý đấu thầu là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu và về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Cục Quản lý đấu thầu thành lập ngày 1/10/1994, với tiền thân là Văn phòng xét thầu Quốc gia.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý đấu thầu được quy định tại Quyết định số 826/QĐ-BKHĐT ngày 15/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nhiệm vụ và quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 2, Quyết định số 826/QĐ-BKHĐT ngày 15/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lý đấu thầu có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:

Cục Quản lý đấu thầu có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý đấu thầu gồm những cơ quan nào? – Thu Cúc (Hà Tĩnh)

Cuc quan ly dau thau bộ phận văn thư năm 2024

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý đấu thầu (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý đấu thầu

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý đấu thầu được quy định tại Điều 2 Quyết định 826/QĐ-BKHĐT năm 2023 bao gồm:

- Chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đầu tư theo phương thức PPP.

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư theo phương thức PPP và cam kết của Việt Nam về đấu thầu theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP.

- Tổ chức kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP; tham gia các hoạt động kiểm tra, thanh tra do các cơ quan, đơn vị khác chủ trì thực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu và đầu tư theo phương thức PPP của Bộ, ngành, địa phương.

- Hợp tác quốc tế về đấu thầu và đầu tư theo phương thức PPP; chủ trì hoặc tham gia đàm phán, tổ chức thực hiện cam kết của Việt Nam về đấu thầu theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Quản lý, khai thác, giám sát vận hành và phát triển Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và đấu thầu qua mạng.

- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP.

- Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư theo phương thức PPP.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu và tổ chức cá nhân liên quan khác; tổ chức cấp chứng chỉ nghiệp vụ về đấu thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu.

- Quản lý hoạt động của Báo Đấu thầu.

- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với hội, hiệp hội có lĩnh vực hoạt động chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Cục.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc pháp điển và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Cục phụ trách theo quy định.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, người lao động và tài sản, tài chính được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

- Quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi, lĩnh vực Cục phụ trách.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý đấu thầu

Các đơn vị hành chính gồm:

- Phòng Chính sách đấu thầu.

- Phòng Đấu thầu.

- Phòng Hợp tác quốc tế.

- Văn phòng Đối tác công tư (PPP).

- Văn phòng Cục.

Các đơn vị sự nghiệp gồm:

- Báo Đấu thầu.

- Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia.

- Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu.

Biên chế công chức, số lượng người làm việc và số lượng lao động hợp đồng hưởng lương từ nguồn ngân sách của Cục do Bộ trưởng quyết định.

Theo quy định trên, Cục Quản lý đấu thầu là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu và đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Cuc quan ly dau thau bộ phận văn thư năm 2024

Chức năng của Cục Quản lý đấu thầu là gì? Lãnh đạo của Cục Quản lý đấu thầu sẽ bao gồm những ai? (Hình từ Internet)

Cục Quản lý đấu thầu có nhiệm vụ tổ chức thẩm định những vấn đề nào?

Những vấn đề mà Cục Quản lý đấu thầu có nhiệm vụ tổ chức thẩm định được quy định tại Điều 2 Quyết định 826/QĐ-BKHĐT năm 2023 như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đầu tư theo phương thức PPP.
2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đầu tư theo phương thức PPP và cam kết của Việt Nam về đấu thầu theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Thực hiện nhiệm vụ thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP.
6. Tổ chức kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP; tham gia các hoạt động kiểm tra, thanh tra do các cơ quan, đơn vị khác chủ trì thực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng.
...
15. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc pháp điển và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Cục phụ trách theo quy định.
16. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, người lao động và tài sản, tài chính được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
17. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi, lĩnh vực Cục phụ trách.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.

Theo đó, Cục Quản lý đấu thầu có nhiệm vụ tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.

Đồng thời Cục cũng có nhiệm vụ tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Lãnh đạo của Cục Quản lý đấu thầu sẽ bao gồm những ai?

Quy định về lãnh đạo của Cục Quản lý đấu thầu tại Điều 4 Quyết định 826/QĐ-BKHĐT năm 2023 như sau:

Lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu
1. Cục có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị hành chính thuộc Cục; xây dựng Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ của Cục theo quy định của pháp luật; xây dựng chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục gồm: Báo Đấu thầu, Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia, Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
4. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục; giúp Bộ trưởng quản lý toàn diện các mặt công tác của Báo Đấu thầu.
5. Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Như vậy, lãnh đạo của Cục Quản lý đấu thầu gồm Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng. Trong đó:

- Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục; giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý toàn diện các mặt công tác của Báo Đấu thầu.

- Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.