Cột cờ hà nội được xây dựng vào năm nào năm 2024

ỳ Đài, thường gọi là Cột Cờ Hà Nội, được khởi dựng cùng với việc xây thành Hà Nội vào đầu thời Nguyễn (1805-1812). Vị trí này vốn là nền cũ của Tam Môn, cổng phía ngoài của Cấm thành thời Lê. Đây là điểm chuẩn, đánh dấu sự khởi nguyên ở đầu phía nam trục chính tâm của tòa thành, từ đây theo đường “ngự đạo”, qua Đoan Môn rồi tới điểm quan trọng nhất, điểm trung tâm của Hoàng thành là điện Kính Thiên.

Kỳ Đài là một trong những công trình kiến trúc quý báu còn lại thuộc khu vực Thành cổ Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá hủy của thực dân Pháp trong những năm 1894- 1897.

Kỳ Đài cao 33,4m, gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một mỗi chiều dài 42,5m; cao 3,1m, có hai thang gạch dẫn lên. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m; cao 3,7m có 4 cửa, phía trên mỗi cửa khắc các chữ Hán như: "Nghênh Húc" (đón ánh sáng ban mai) ở phía đông, "Hồi Quang" (ánh sáng phản chiếu) ở phía Tây, “Hướng Minh" (hướng về ánh sáng) ở phía Nam, cửa Bắc không có chữ đề. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8 m; cao 5,1m có cửa lên cầu thang trông về hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột Cờ, cao 18,2m; hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m.

Trong thân có cầu thang 54 bậc xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh, có 39 cửa nhỏ hình hoa thị và 6 cửa hình dẻ quạt để soi sáng và thông hơi. Đỉnh Cột Cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với 8 cạnh.

Ngày 10/10/1954, sau khi vào tiếp quản thủ đô, quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ chào cờ tại đây dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban quân chính Hà Nội.

Hiện nay, Kỳ Đài là một trong 5 điểm di tích nằm trên trục chính tâm của di sản Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, là biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Di tích cột cờ Hà Nội (còn gọi là Kỳ đài) nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội. Cột cờ được xây dựng dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn, trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long.

Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: "Từ đời Lê về trước, kinh đô đều đặt ở đây, lại có tên là Thành Phụng Thiên ở trong thành Đại La. Thành lâu năm sụp đổ, đến đời Tây Sơn theo nền cũ đắp thành quanh từ cửa Đông Hoa đến cửa Đại Hưng. Bản triều đầu đời Gia Long lấy làm sở lỵ Bắc thành. Năm thứ 3, triều thần bàn rằng thể chế Tây Sơn không hợp quy củ, tâu xin sửa đổi. Năm thứ 4 sai quan đốc sức việc đắp thành và xây dựng kỳ đài".

Kỳ đài thành Hà Nội được xây dựng vào năm thứ tư của triều Gia Long, tức là vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812. Đây là một trong số ít công trình hiếm hoi của Hà Nội, thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894-1897.

Đến thăm Hà Nội, làm sao có thể bỏ qua những di tích lịch sử có giá trị hằng trăm năm tuổi, trong đó Cột cờ Hà Nội là điểm đến mà chắc chắn bạn không nên bỏ qua. Hãy cùng Bamboo Airways khám phá nơi đây nhé.

1. Tổng quan về Cột cờ Hà Nội

1.1 Cột cờ Hà Nội ở đâu

Không ai còn hỏi Cột cờ Hà Nội xây dựng năm nào? Họ chỉ biết từ nhiều năm nay nó đã nằm ngay trung tâm Hà Nội trên đường Điện Biên Phủ, và là biểu tượng Hà Nội trong lòng mỗi người dân nơi đây. Đến đây, bạn chỉ tìm đường đến Cửa Nam và Lăng Bác là sẽ thấy. Từ Hồ Hoàn Kiếm đi ra đây chưa đến 1 km, nên bạn có thể đi bằng taxi, hay thuê xe đạp thậm chí là đi bộ để vừa thư giãn vừa ngắm cảnh phố phường nữa đấy. Giá vé: 20.000 đồng/ người Giờ mở cửa tham quan: 9h-17h

1.2 Điểm đặc biệt của Cột cờ Hà Nội

Toàn Cột cờ cao 33m, nếu tính cả trụ treo cờ thì cột cao khoảng 40m. Được xây dựng theo lối kiến trúc xưa, các tầng ở dưới đế có hình vuông, các tầng càng trên cao thì càng nhỏ, xếp chồng lại với nhau, xung quanh được ốp gạch. Thiết kế cân đối này đã làm cho Cột cờ qua thời gian vẫn đứng thẳng, vững vàng, giữa lòng Hà Nội. Đặc biệt dù có vào những ngày nắng nóng như thế nào đi chăng nữa, nhiệt độ bên trong cột lúc nào cũng mát mẻ, rất dễ chịu. Trên cùng của Cột cờ chính là lá Quốc kỳ biểu tượng thiêng liêng, cao quý của đất nước, hiên ngang bay trong gió. Theo từng bậc thang dẫn lên đỉnh Cột cờ, du khách có thể chiêm ngưỡng xe tăng và máy bay chiến đấu của Bảo tàng Quân Sự và Công viên Lenin. Đi theo các bậc thang xoắn vô cùng đẹp mắt, sẽ dẫn bạn lên tất cả 3 tầng để quan sát quang cảnh, nhưng nếu bạn muốn có được vị trí ngắm cảnh thì tốt hơn, bạn nên chịu khó lên đài quan sát trên cùng nhé, vì từ đây bạn sẽ có thể thấy được: Các di tích lịch sử như di tích cổ như Đoan Môn, Lầu Công chúa, hay Cửa Bắc khi nhìn từ hướng Bắc Phía đông là nhà Bưu Điện cổ kính Phía tây là khung cảnh của quảng trường, Lăng Bác hiện ra Còn hướng Nam là không gian mở với những tòa nhà với nền kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội

2. Miêu tả về Cột cờ

Phần đế của Cột cờ có 3 tầng như sau: Tầng 1: Cao 3,1m, mỗi chiều là 42,5m Tầng 2: Cao 3,7 m, mỗi chiều 27m Tầng 3: Cao 5,1m; mỗi chiều 12,8 m; có 4 cửa: Đông Tây Nam Bắc

Lòng Cột cờ rỗng với 54 bậc thang xoắn dẫn lên đỉnh của Cột cờ. Bên trong Cột cờ được chiếu sáng mỗi ngày bằng 39 cửa sổ hình hoa thị và 6 cửa sổ hình rẻ quạt, đặt dọc các cạnh, mỗi cạnh bao gồm từ 5-6 ô cửa sổ. Đỉnh Cột cờ được xây dựng theo hình bát giác, 8 cạnh tương ứng với 8 ô cửa sổ. Cán để cắm cờ là một cây làm bằng thép có chiều dài khoảng 8m.

3. Ý nghĩa các chữ Hán trên Cột Cờ

Trên 3 mặt của tầng đế cao nhất trên Cột cờ, có những dòng chữ Hán mà ngày nay rất ít du khách quan tâm đến. Những dòng chữ đó là tên gọi của các cửa mà người ta đặt cho chúng bao gồm Cửa Đông là “Nghênh húc” (có nghĩa là đón ánh nắng ban mai), cửa Tây là “Hồi quang” (ý nghĩa: ánh sáng phản chiếu), hay tên của cửa Nam là “Hướng minh” (ý nghĩa là hướng về ánh sáng).

4. Các địa điểm gần Cột cờ Hà Nội

Sau khi thăm quan Cột cờ, du khách có thể ghé qua những địa điểm nổi tiếng của Hà Nội gần đó như:

- Nhà hát lớn

Nhà hát lớn là một công trình kiến trúc mang nhiều dấu ấn lịch sử của Thủ Đô. Ngày nay, nơi này là địa điểm tổ chức các sự kiện âm nhạc, những chương trình nghệ thuật lớn của các nghệ sĩ. Đến đây du khách chắc chắn sẽ bị thu hút bởi lối kiến trúc độc đáo, cách trang trí tinh xảo của nhà hát.

- Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình chính là trung tâm chính trị của Việt Nam, nơi đây bao gồm Nhà Quốc Hội, phủ Chủ Tịch và cả Bảo tàng Hồ Chí Minh,... Đây chính là nơi diễn ra những cuộc diễu hành lớn hằng năm, nơi ghi lại nhiều dấu ẩn lịch sử nước nhà.

- Hồ Gươm

Nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội, Hồ Gươm là địa điểm quen thuộc đối với người dân thủ đô. Du khách một lần đến Hà Nội chắc chắn sẽ không thể bỏ qua nơi này. Được tận mắt chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính của tòa tháp cũ nay đã rêu phong, được ngắm mặt nước êm ả, làm mỗi người như đều nhớ về những trang lịch sử hào hùng của dân tộc.

- Phố cổ Hà Nội

Phố Cổ Hà Nội đã quá nổi tiếng không chỉ với du khách ở trong nước mà còn đối với du khách nước ngoài. Được dạo chơi, ngắm 36 phố phường xinh đẹp, thoải mái mua quà lưu niệm cho gia đình bạn bè, thưởng thức ẩm thực phong phú, chính là điều thu hút du khách tìm đến với nơi đây.

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

Không chỉ là chứng nhân lịch sử cho thủ Đô, Văn Miếu quốc tử giám là biểu tượng cho nền trí thức, truyền thống hiếu học của người dân Việt Nam hằng ngàn năm nay.