Công văn đề nghị kiểm tra cơ sở kinh doanh năm 2024

Các địa phương lập đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra đột xuất cơ sở nhập khẩu, mua bán, sản xuất, kinh doanh, sử dụng kit xét nghiệm, vật tư y tế.

Ngày 4/10, Bộ Y tế gửi văn bản đến Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, đề xuất nội dung trên, lưu ý kit xét nghiệm gồm test nhanh và PCR. Bộ đề nghị địa phương rà soát quy trình, thủ tục mua sắm; chất lượng, giá, tư cách pháp nhân của cơ sở kinh doanh kit xét nghiệm; tập trung vào giá xét nghiệm và giá dịch vụ xét nghiệm tại công ty cung ứng và cơ sở sử dụng. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị xử lý; có dấu hiệu sai phạm hình sự thì chuyển hồ sơ sang công an.

Thời gian qua, người dân phản ánh giá dịch vụ xét nghiệm cao hơn so với thực tế và không thống nhất; nhiều cơ sở xét nghiệm thu cao, đặc biệt là tại khu vực y tế tư nhân.

Công văn đề nghị kiểm tra cơ sở kinh doanh năm 2024

Mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tháng 4/2020. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngày 2/10, Thủ tướng giao cơ quan chức năng làm rõ giá kit xét nghiệm bị đẩy lên cao, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm. Cùng ngày, ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Y tế, cho biết Bộ đã lập đoàn thanh tra, làm việc với một số địa phương để chấn chỉnh "loạn" giá kit, chi phí xét nghiệm.

Trước tháng 7, chi phí xét nghiệm được Bộ Y tế công bố với test nhanh là 238.000 đồng một mẫu; 734.000 đồng với PCR. Sau tháng 7, khi Bộ Y tế cho phép cơ sở y tế thanh toán theo hình thức thực thanh thực chi dựa trên kết quả đấu thầu kít của địa phương, chi phí test nhanh tại cơ sở y tế dao động 150.000-300.000 đồng. Chi phí xét nghiệm PCR là 700.000-800.000 đồng một mẫu đơn; mẫu gộp 10 dao động 200.000 đồng/mẫu...

Hiện Bộ Y tế đã cấp phép cho 97 kit test Covid-19, trong đó 35 loại kit test nhanh và 39 loại test PCR.

Khảo sát của VnExpress cho thấy, từ tháng 7, giá kit test nhanh giảm liên tục. Có loại kit test trong vòng một tháng giảm vài chục nghìn đồng. Chẳng hạn giá bán kit Antigen Test Kit (Colloidal Gold)" (Trung Quốc) của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hiệp Hùng Phát hồi cuối tháng 7 bán 185.000 đồng/kit, tới cuối tháng 9 giá giảm còn 53.500 đồng...

Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú theo Phụ lục 4, số thứ tự 214 về Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư). Điều kiện để kinh doanh dịch vụ lưu trú được quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại khoản 1 như sau: “Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo phương thức định kỳ không quá một lần trong một năm hoặc đột xuất. Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh; phục vụ tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.” Khoản 3 Điều này cũng quy định: “a) Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;

  1. Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý. Sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó;
  2. Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của Công an cấp trên.” Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định, Thủ trưởng các cơ quan Công an quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quyết định việc kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau: Trường hợp thành lập đoàn kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm đề xuất biện pháp, nội dung thực hiện công tác kiểm tra và báo cáo lãnh đạo phê duyệt và quyết định thành lập đoàn kiểm tra; trường hợp vì lý do cấp thiết không thành lập đoàn kiểm tra mà lãnh đạo chỉ phân công cán bộ thực hiện thì cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra; đối với đoàn kiểm tra hoặc cán bộ kiểm tra thuộc các lực lượng nghiệp vụ khác không trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh thì cán bộ phụ trách đoàn kiểm tra phải xuất trình Giấy chứng minh Công an nhân dân cho người đại diện của cơ sở kinh doanh. Nội dung kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, kết thúc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 8 Nghị định này. Về thực hiện kiểm tra, trước khi thực hiện kiểm tra, cơ quan Công an có thẩm quyền phải có văn bản thông báo trước 05 ngày làm việc cho cơ sở kinh doanh về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho thành viên đoàn kiểm tra theo kế hoạch. Thành viên đoàn kiểm tra phải nghiên cứu, nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch kiểm tra; chủ động thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn kiểm tra. Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt. Việc kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu ĐK5a ban hành kèm theo Thông tư này, có chữ ký của người lập biên bản, đại diện đoàn kiểm tra và người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự hoặc người đại diện của cơ sở kinh doanh. Biên bản kiểm tra phải lập ít nhất 02 bản và giao cho cơ sở kinh doanh 01 bản. Trường hợp phát hiện cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thì ngoài việc lập biên bản kiểm tra còn phải lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới các lĩnh vực khác nếu không thuộc thẩm quyền xử lý thì trưởng đoàn kiểm tra phải kịp thời báo cáo lãnh đạo quản lý trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo; không được tự ý giải quyết công việc không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Khi kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra cho lãnh đạo đã phê duyệt kế hoạch. Lãnh đạo có trách nhiệm phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc việc khắc phục tồn tại, thiếu sót hoặc xử lý vi phạm của cơ sở kinh doanh (nếu có).

Ban Biên tập