Công ty xử lý rác thải y tế hà nội

(HNM) - Sáng 26-4, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã làm việc với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hồ Chí Minh về giải pháp, phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, nhất là chất thải lây nhiễm phát sinh từ hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay có 38 tỉnh, thành phố thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế lây nhiễm tại các bệnh viện. Tuy nhiên, công tác thu gom, vận chuyển chất thải phát sinh tại trạm y tế xã, cơ sở y tế còn gặp khó khăn. Tại thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, thành phố có 2 cơ sở xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm tập trung với tổng công suất 31 tấn/ngày, đang vận hành ở mức 11-12 tấn/ngày...

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ngay từ đầu dịch, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, các bộ, ngành đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm tại các cơ sở y tế, tại cộng đồng, hộ gia đình, cũng như nêu rõ trách nhiệm của địa phương trong tổ chức thực hiện, bảo đảm an toàn dịch bệnh... Thời gian tới, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát, đánh giá lại các văn bản, hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm; tổ chức quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ này.

Hiện nay Nihophawa đang áp dụng công nghệ xử lý rác thải rắn  y tế bằng nồi hấp tiệt trùng kết hợp nghiền cắt giảm thể tích rác.

Để tránh phơi nhiễm mầm bệnh, lây lan ra ngoài cộng đồng các loại rác thải rắn y tế được tiệt trùng qua nồi hấp và đưa vào nghiền cắt để giảm thể tích dễ xử lý. Không nên đưa rác thải rắn vào nghiền cắt trước khi tiệt trùng. Điều này sẽ gây ra nguy cơ lây lan dịch bệnh từ những loại rác thải chứa mầm bệnh.

Nồi hấp y tế kết hợp máy nghiền cắt rác thải y tế

Nồi hấp tiệt trùng là một trong nhiều công nghệ được sử dụng rộng rãi tại bệnh viện, trung tâm y tế để tiệt trùng các dụng cụ y tế. Bản chất của nồi hấp là buồng kim loại có thể chịu được nhiệt độ và áp suất cao. Các dụng cụ y tế khi đưa vào trong nồi hấp đều chịu nhiệt độ 121oC trở lên kết hợp với áp suất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật có hại.

Công ty xử lý rác thải y tế hà nội

Thực trạng rác thải y tế tại Việt Nam ngày càng diễn biến theo hướng hết sức phức tạp. Theo các con số thống kê được, mỗi ngày có tới 120.000 m3 nước thải y tế,  350 – 400 tấn chất thải y tế (trong đó có khoảng 42 tấn chất thải y tế nguy hại) được thải ra ngoài môi trường.

Tuy nhiên, đứng trước thực trạng trên thì nhiều cơ sở y tế vẫn chưa quan tâm đến việc xử lý rác thải y tế. Hiện nay, mới chỉ có 53.4% trong số 1263 bệnh viện có công trình xử lý nước thải, 90% số bệnh viện đã thu gom hàng ngày, 67% cơ sở ý tế có lò đốt, 32.2 % xử lý rác thải y tế bằng lò thủ công hoặc công nghệ chôn lấp bệnh viện.

Với tình hình trên, nếu không có biện pháp xử lý thích đáng và kịp thời thì tình trạng rác thải y tế gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Hệ lụy của việc này là đe dọa sự sống của các loài sinh vật trong một môi trường ô nhiễm, gia tăng nguy cơ bệnh tật, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và cả đến tính mạng con người.

Phân loại rác thải y tế

Chất thải y tế là những chất thải ở dạng rắn, lỏng, và khí được thải ra ngoài trogn quá trình hoạt động của các cơ sở y tế. Nếu xét theo mức độ nguy hiểm thì chúng sẽ được chia làm 2 nhóm chính là chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại.

Chất thải y tế thông thường là những loại không chứa các yếu tố lây nhiễm, phóng xạ, dễ cháy – nổ, hay các thành phần hóa học nguy hiểm độc hại.

Chất thải y tế nguy hại là chất thải mà trong thành phần của nó có chứa các yếu tố gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường sống, dễ lây nhiễm, dễ cháy – nổ, gây ngộ độc, ăn mòn, phóng xạ hoặc có những đặc tính nguy hại nếu không được xử lý an toàn.

Mỗi loại rác thải được đựng trong vật chứa (túi, thùng…) có mãu màu kèm theo các biểu tượng chất thải y tế khác nhau như:

  • Vật chứa màu vàng chứa chất thải lây nhiễm có biểu tượng rác thải y tế nguy hiểm sinh học
  • Vật chứa màu đen đựng rác thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào và dòng chữ “Chất gây độc tế bào”
  • Vật chứa màu trắng đựng rác thải y tế có biểu tượng tái chế.

>>> Xem thêm: Các loại hóa chất phun khử trùng phòng chống covid 19

Các loại rác thải y tế phổ biến hiện nay

Công ty xử lý rác thải y tế hà nội

Rác thải y tế lâm sàng

– Nhóm A: Rác thải nhiễm khuẩn chứa mầm bệnh vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… bao gồm các vật liệu thấm máu, dịch, chất bài tiết của bệnh nhân như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu…

– Nhóm B: Là các vật sắc nhọn như kim tiêm, lưỡi dao, cán dao mổ, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật dụng có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng da.

– Nhóm C: Rác thải có nguy cơ lây nhiễm từ phòng xét nghiệm như găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu…

– Nhóm D: Rác thải dược phẩm như dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị bỏ, không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào.

– Nhóm E: Rác giải phẫu bệnh là mô, cơ quan nội tạng người bệnh, động vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai…

Rác thải gây độc tế bào

Vật liệu bị ô nhiễm như bơm tiêm, gạc, lọ thuốc… thuốc quá hạn, nước tiểu, phân.

Rác thải phóng xạ

– Rác thải có hoạt độ riêng như các chất phóng xạ, chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu. Rác thải phóng xạ gồm 3 thể rắn, lỏng, khí.

+ Rác thải phóng xạ rắn: vật liệu sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm…

+ Rác thải phóng xạ lỏng: dung dịch chứa nhân tố phóng xạ để điều trị, chất bài tiết.

+ Rác thải phóng xạ khí: khí dùng trong lâm sàng, khí từ kho chứa chất phóng xạ.

Rác thải hoá học

Rác thải từ nhiều nguồn, chủ yếu từ hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán bao gồm: formaldehyd, hoá chất cản quang, dung môi, etylen, hỗn hợp hoá chất…

Các loại bình chứa có áp suất

Bình chứa khí có áp suất như bình CO2, O2, Gas, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần… các bình này dễ gây cháy nổ, khi xử lý cần phân loại riêng.

Rác thải sinh hoạt

Không được xem là rác thải nguy hại, phát sinh từ bệnh viện, phòng làm việc như giấy báo, tài liệu đóng gói, thùng, túi nilon, thức ăn dư thừa…

Cách xử lý rác thải y tế an toàn, hiệu quả

Công ty xử lý rác thải y tế hà nội

A. Xử lý rác thải y tế thể rắn

Xử lý rác thải y tế bằng cách khử khuẩn với hóa chất

Quy trình xử lý rác thải y tế bằng việc ử dụng hóa chất để khử khuẩn đem lại hiệu quả vô cùng khả quan, áp dụng riêng cho nhóm chất thải bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm cao. Dựa trên đó, chất thải lây nhiễm sẽ được ngâm cùng các dung dịch Javen 1-2%, Cloramin 1-2 %, trong thời gian tối thiểu là 30 phút. Trong một số trường hợp, các cơ sở y tế có thể ngâm rác y tế lây nhiễm với các hóa chất khử khuẩn chuyên biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Xử lý rác thải y tế nguy hại bằng hơi nóng

Đối với rác thải y tế nguy hại với đặc tính lây nhiễm, có thể dùng hơi nóng để khử khuẩn. Rác thải y tế lây nhiễm sẽ được phân loại, rồi tiếp theo đưa vào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng để loại bỏ các yếu tố gây hại. Các cơ sở y tế cũng có thể đun sôi chất thải lây nhiễm liên tục với thời gian tối thiểu là 15 phút thì cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự so với việc dùng mấy khử khuẩn hơi nóng.

Sử dụng lò đốt rác y tế

– Sử dụng lò đốt rác y tế đang được xem là một trong những phương pháp xử lý chất thải y tế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, ap dụng cho tất cả các loại chất thải có khả năng bắt cháy. Để tránh ô nhiễm môi trường, rác thải của các bệnh viện nên tập trung đến đốt tại các công ty xử lý rác thải y tế.

– Ngay tại bệnh viện, rác đã được phân loại theo hạng mục và mức độ nguy hiểm, đựng trong bao bì có ký hiệu khác nhau. Công ty Môi trường đô thị sau khi thu gom về chỉ việc cho tất cả vào lò, đốt ở nhiệt độ 1050 độ C. Tất cả các chất thải đều ra tro, mầm bệnh vi sinh cũng bị tiêu diệt. Sử dụng lò đốt rác thải công nghệ có nhiều tính năng ưu việt để xử lý rác.

Nguyên lý hoạt động

– Lò gồm có hai buồng cháy không ngăn cách cùng các thiết bị điều khiển chế độ đốt làm cho quá trình đốt cháy hoàn toàn. Khói thải sau khi hình thành ở buồng đốt cấp 1 (khoảng 700 – 1.000 độ) tiếp tục được đốt cháy hoàn toàn ở buồng đốt cấp 2 với nhiệt độ 1.050 – 1.200 độ, đảm bảo tiêu huỷ mầm bệnh và phân huỷ hết dioxin. Lớp vỏ lò được làm mát bằng áo nước xung quanh tận dụng hâm nóng không khí trước khi vào buồng đốt, nâng cao hiệu suất đốt và tiết kiệm được nhiên liệu đốt, hơi nước sinh ra được sử dụng một phần trong việc xử lý bụi và khói.

– Khí thải của lò được giảm nhiệt nhanh xuống còn dưới 250 độ trước khi thải ra môi trường bằng luồng khí do quạt gió cung cấp, ngăn ngừa khả năng tái tạo dioxin và furan. Trong lò có thiết kế hệ thống dẫn khí cung cấp đều khắp các vị trí, tránh tình trạng đốt om, hạn chế tro bay.

– Nhóm lò để nhiệt độ khoảng 700 độ rồi mới đưa rác thải vào, phân loại rác thải đóng túi, rác quá ẩm cần phối trộn với các rác khô và đốt từ từ thì sẽ không khói, không mùi.

– Các kim tiêm, bơm tiêm, thậm chí cả phế phẩm như nhau thai, các mô cũng có thể đốt an toàn mà không bị khói. Lò đốt này tiện dụng cho các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, nơi có diện tích rộng…

Xử lý rác thải y tế bằng cách chôn lấp hợp vệ sinh

Đối với rác thải y tế thông thường, chỉ cần phân loại vào chôn lấp tập trung theo quy định của địa phương. Đối với rác thải y tế nguy hại cần phải trơ hóa trước khi chôn lấp, để cố định các chất độc hại có trong chất thải rồi mới đem đi chôn lấp tại bãi chôn chất thải nguy hại.

Công ty xử lý rác thải y tế hà nội

B. Đối với nước thải y tế

Mối đe dọa

– Hiện nay hầu hết các bệnh viện mới chỉ đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn bằng hệ thống các lò đốt. Đốt với chất thải lỏng mới chỉ dừng lại ở công đoạn thu gom, trong khi đó nước thải bệnh viện lại có đến 20% chất thải nguy hại.

– Các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc sản phẩm chuyển hoá của chúng, nếu xả thải ra môi trường không qua xử lý, có khả năng gây quái thai, ung thư cho người tiếp xúc.

– Nước thải bệnh viện ô nhiễm nặng gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn, tổng số coliform trung bình là 2 x 107 MPN/100ml cao hơn 20.000 lần tiêu chuẩn thải. Lượng nước thải chưa được xử lý này thải trực tiếp ra ngoài môi trường, đây là tình trạng chung của các bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi cả nước. Theo báo cáo của Bộ Y Tế, hiện nay mới chỉ có khoảng 1/3 số bệnh viện tuyến huyện có hệ thống xử lý nước thải. Các bệnh viện có quy mô nhỏ nên hầu như không có đơn vị vận hành trạm xử lý nước thải. 

Giải pháp

– Nên xây dựng công trình xử lý nước thải y tế sử dụng công nghệ AAO, kết hợp nhiều quá trình xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh, đảm bảo xử lý nước thải với chi phí vận hành thấp và ổn định. Chi phí vận hành bao gồm điện năng, lương công nhân, sửa chữa bảo trì, và chi phí khác (như hút bùn, nước sạch). Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải này đang được áp dụng thử nghiệm tại nhiều bệnh viện lớn ở TP.HCM.

– Các trung tâm y tế có thể tham khảo và lựa chọn mô hình xử lý nước thải nào phù hợp với diện tích của mình. Mô hình mới sử dụng công nghệ giảm thiểu bùn dư: không cần bể lắng, không cần bể chứa bùn và không cần xử lý bùn, hoạt động với công suất 2m3/ngày.

Hiệu quả mang lại

– Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải này là chi phí vận hành thấp, có thể di dời khi cơ sở y tế chuyển địa điểm. Khi cơ sở y tế mở rộng quy mô, tăng giường bệnh, có thể nối lắp thêm các môđun hợp khối mà không cần phải dỡ bỏ để thay thế.

– Mô hình xử lý nước thải này cần có bộ phận tiền xử lý để tiêu diệt được các virus nguy hiểm như HIV, các chất phóng xạ trị ung thư. Đối với các bệnh viện ung bướu, bệnh viện điều trị các bệnh lây nhiễm cần phải lắp công nghệ tiền xử lý mới được đưa nước thải y tế vào xử lý với nước thải chung của bệnh viện. Đối với nhiều bệnh viện, nên lựa chọn hệ thống xử lý nước thải hợp lý và tiết kiệm mặt bằng, điện, nhân công vận hành.