Có gái có thể Thấy được chúng Chap 47

Hòa thượng Thích Trí Viên- Chủ tịch cộng đồng theo đạo Phật tại Hoa Kỳ là một trong những đại biểu Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại được mời về nước tham dự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX. Nhân dịp này, trả lời Báo Điện tử VOV, Hòa thượng Thích Trí Viên đã chia sẻ những cảm nhận của ông về sự phát triển của Phật giáo nước nhà cũng như chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo.

Có gái có thể Thấy được chúng Chap 47

Hòa thượng Thích Trí Viên- Chủ tịch cộng đồng theo đạo Phật tại Hoa Kỳ 

47 lần trở về Tổ quốc 

PV: Thưa Hòa thượng Thích Trí Viên, năm nay là năm thứ bao nhiêu ông sinh sống và hoạt động phật sự ở nước ngoài?

Hòa thượng Thích Trí Viên: Năm nay là năm thứ 42 tôi sinh sống và hoạt động phật sự ở Hoa Kỳ. Lần đầu tiên tôi trở về đất nước là năm 1996 và từ đó đến nay, tôi đã có 47 lần về thăm quê hương.

PV: Đây là lần thứ mấy ông được mời dự Đại hội Phật giáo Việt Nam?

Hòa thượng Thích Trí Viên: Đây là lần thứ 3 tôi được tham dự Đại hội Phật giáo Việt Nam. Lần thứ nhất tôi tham gia là Đại hội lần thứ VII vào năm 2012, cách đây tròn 10 năm. Ngoài tham dự Đại hội Phật giáo, tôi cũng được mời tham dự các ngày lễ lớn khác của Giáo hội như Đại lễ Phật đản Vesak.

PV: Hòa thượng có mối liên hệ với Phật giáo trong nước như thế nào và vì sao ông được mời tham dự các sự kiện lớn của Giáo hội?

Hòa thương Thích Trí Viên: Trước khi qua Mỹ vào năm 1980, tôi đã tu ở một ngôi chùa tại TP.HCM và có mối quen biết sẵn với các tăng ni ở đó. Sau này, khi tôi qua Mỹ, có vài lần bảo lãnh cho các chư tăng sang đó. Khi sang Mỹ, họ chứng kiến những buổi giảng pháp và hoạt động Phật sự của tôi ở đó, luôn luôn hướng về quê hương đất nước. Những chư tăng đó thuộc Thành hội Phật giáo TP.HCM. Họ có giới thiệu tôi với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và kể từ năm 2012, tôi thường xuyên được mời về nước tham dự các sự kiện lớn của Phật giáo. 

Có gái có thể Thấy được chúng Chap 47

Hòa thượng Thích Trí Viên tham dự Đại hội Phật giáo Việt Nam lần thứ IX (đứng thứ 5 từ trái qua)

PV: Mỗi lần về nước dự Đại hội Phật giáo, ông thường có suy nghĩ gì?

Hòa thượng Thích Trí Viên: Tôi là người con Phật. Dù hoạt động ở trong hay ngoài nước thì tôi cũng luôn quan tâm tới hoạt động của Phật giáo nước nhà. Mỗi dịp về dự Đại hội, tôi rất vui và vinh dự. Đây là dịp để tôi gặp gỡ rất nhiều vị chức sắc, tăng ni nhưng quan trọng hơn là tôi được nghe rất đầy đủ, cụ thể về hoạt động của Giáo hội trong nhiệm kỳ 5 năm qua.

PV: Trực tiếp tham dự Đại hội Phật giáo Việt Nam lần thứ IX, lắng nghe tổng kết về công tác phật sự, ông có những ấn tượng gì?

Hòa thượng Thích Trí Viên: Qua các báo cáo tổng kết và 3 ngày đại hội, tôi ấn tượng nhất là việc một số các chư tôn đức được khen thưởng vì thành tích hoạt động Phật sự và hoạt động xã hội. Họ không chỉ được Giáo hội khen thưởng mà còn được chính quyền công nhận. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Đại hội và trực tiếp trao những phần thưởng cao quý cho chư tôn đức. Đó là hành động rất đáng quý.

Có gái có thể Thấy được chúng Chap 47

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các ban, bộ, ngành trao Huân chương Lao động, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc và nhiều phần thưởng khác tặng các tập thể ban, viện Trung ương, Ban Trị sự và cá nhân tăng ni, cư sĩ Phật tử thành viên Giáo hội.

PV: Chủ đề của Đại hội lần này tiếp tục đề cao vấn đề kỷ cương của Giáo hội, giống như Đại hội nhiệm kỳ trước. Vì sao người con Phật cần phải nêu cao tính kỷ cương thưa Hòa thượng?

Hòa thượng Thích Trí Viên: Cũng giống như ngoài xã hội, chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đối với tôn giáo nào cũng vậy, phải hoạt động theo Giáo luật, nghĩa là phải có kỷ cương. Muốn tu tập tốt thì phải tôn trọng và hành động theo Giáo luật. Đối với Phật giáo, điều này rất quan trọng.

Thời gia qua, tôi cũng theo dõi hoạt động của Phật giáo trong nước, cũng có thấy chuyện nọ chuyện kia xảy ra có liên quan đến tăng ni, phật tử. Nhưng với những gì tôi thấy, tôi tiếp xúc thì chắc chắn đó chỉ là hiện tượng, không phải bản chất. Một vài hiện tượng trong Giáo hội chắc chắn cũng ảnh hưởng đến hình hảnh của Phật giáo như một vài vết đen trên tờ giấy trắng. Nhưng quy luật của cuộc sống là vậy, không có gì hoàn hảo, tuyệt đối. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có mặt tích cực và tiêu cực, giống như một cái cây, dù xanh thế nào cũng vẫn có vài chiếc lá úa.

Quan trọng là Giáo hội và chính quyền đã kết hợp để xử lý thế nào. Tôi thấy Giáo hội cũng chịu trách nhiệm về những gì chưa hay, chưa tốt đối với tăng ni, phật tử. Họ cũng xót xa lắm chứ.   

Có gái có thể Thấy được chúng Chap 47

Hòa thượng Thích Trí Viên hoạt động Phật sự tại Hoa Kỳ (áo đỏ). 

Ở Việt Nam, chính quyền tuyệt đối tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo

PV: Mỗi lần về thăm đất nước, ông cảm nhận thế nào về sự phát triển của Phật giáo nước nhà?

Hòa thượng Thích Trí Viên: 47 lần về nước, tôi có dịp đi khắp 3 miền, đặc biệt là ở quê tôi Bình Định. Tôi cảm nhận được sự phát triển rõ ràng của Phật giáo trong nước. Khắp nơi có chùa, từ thành thị đến thôn quê và việc đào tạo tăng tài cũng được quan tâm, có trường học cho Phật giáo từ sơ cấp, trung cấp cho đến đại học.

 

PV: Nếu nói về sự hưng thịnh của Phật giáo thì ông quan điểm chữ “hưng thịnh” đó như thế nào và sự hưng thịnh đó có nằm ở “chùa to, tượng lớn”?

Hòa thượng Thích Trí Viên: Trong lịch sử Phật giáo nước nhà, đã có những thời kỳ hưng thịnh nhưng đó là lịch sử, mình không thể kiểm chứng trên thực tế. Còn những gì tôi thấy, tôi biết thì tôi tin chắc rằng, sự phát triển của Phật giáo hiện nay không phải nằm ở “chùa to, phật lớn”. Đó chỉ là “cái vỏ”, quan trọng là cái lõi. Tôi cảm nhận được dòng chảy của đạo Phật vẫn âm thầm lan tỏa, mang đến những gí trị tốt đẹp cho cuộc sống trên đất nước Việt Nam.

Có gái có thể Thấy được chúng Chap 47

Nghi lễ trong phiên khai mạc Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX. Ảnh: Phatgiao.org.vn

PV: Thế còn chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng?

Hòa thượng Thích Trí Viên: Đối với chính quyền Việt Nam, họ tuyệt đối tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chứ. Chuyện đó rõ như ban ngày bởi lẽ, các chùa chiền, nhà thờ, thánh thất vẫn tiếp tục được mở đấy thôi, được sinh hoạt bình thường. Chuyện đó cả thế giới đều biết.

Nếu không có chính sách tạo điều kiện thì làm sao Phật giáo Việt Nam tổ chức những sự kiện tầm cỡ quốc tế như Đại lễ Vesak, tổ chức nhiều kỳ Đại hội từ khi thống nhất Phật giáo năm 1981 đến nay…Không phải chỉ Phật giáo, các tôn giáo khác tôi nghĩ cũng như vậy. Nhưng cái gì cũng có 2 chiều, Nhà nước tạo điều kiện như thế thì các tín đồ tôn giáo cũng phải thấy được trách nhiệm của mình. 

PV: Hơn 40 năm sinh sống trên đất Mỹ, ông có thể chia sẻ một vài điều về cách thức lập chùa và duy trì hoạt động Phật pháp ở đó?

Hòa thượng Thích Trí Viên: Ở Mỹ hiện có khoảng 400 ngôi chùa của người Việt. Mỗi ngôi chùa như vậy phải có đủ tư cách pháp nhân, pháp lý, phải được sự đồng ý của tiểu bang, liên bang, giống như Chính phủ Trung ương ở Việt Nam vậy. Khi xin phép thành lập chùa, chúng tôi phải nộp cho họ cả kinh kệ xem mình sinh hoạt tôn giáo như thế nào, giảng dạy những gì trong chùa. Đồng thời, người đứng ra lập chùa phải trả lời 25 câu hỏi.

Trong đó, có câu hỏi “Anh có cố gắng để thay đổi niềm tin của người khác hay không"? Tôi đã trả lời rằng: “Đạo phật giống như một bông hoa, đóng góp cho một vườn hoa thêm đẹp chứ không bao giờ có chuyện làm thay đổi niềm tin tôn giáo của ai đó. Nhưng nếu ai muốn học hỏi, chia sẻ thì chúng tôi sẵn sàng”.

Mỗi năm, họ cũng cử người đến kiểm tra xem mình sinh hoạt có đúng như đăng ký không. Thu chi của các chùa thế nào cũng phải báo cáo hàng năm. Nếu mình làm sai thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với pháp luật.

Có gái có thể Thấy được chúng Chap 47

Hòa thượng Thích Trí Viên và các phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ. 

Ở một đất nước tự do, tôn giáo giống như một cái “phanh”

PV: Đối với bà con người Việt ở hải ngoại thì ngôi chùa có ý nghĩa như thế nào và sinh hoạt của phật tử ở đó ra sao thưa Hòa thượng?

Hòa thượng Thích Trí Viên: Nói chung, trong 400 ngôi chùa Việt Nam trên đất Mỹ, họ đều hướng về quê hương đất nước, hướng về đạo pháp vì nước Việt Nam là cái gốc của họ. Phật giáo Việt Nam trong nước chính là cội nguồn của họ. Dù đi ra nước ngoài, chúng tôi vẫn sinh hoạt phật sự theo cách trong nước và hoàn toàn sử dụng tiếng Việt trong các ngôi chùa đó. Ngôi chùa chính là nơi gắn kết người Việt với người Việt, gắn kết họ với cội nguồn.

Người Việt đi chùa thường vào thứ bảy, chủ nhật. Những dịp mà chùa đông nhất trong năm là lễ Phật đản, vu lan và Tết âm lịch. Đặc biệt, đêm giao thừa, nhà chùa tổ chức cho Phật tử đón năm mới khi thời tiết ngoài trời âm độ, tuyết rơi dày đặc. Đây là điều rất đáng quý. Chúng tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc và ấm áp của bà con trong những dịp như vậy.

PV: Ở một đất nước đa chủng quốc và giàu có như vậy, vì sao đạo Phật vẫn có chỗ đứng và phát triển?

Hòa thượng Thích Trí Viên: Đạo Phật là con đường giác ngộ và giải thoát, giúp cho con người ta sống yên vui, hoan hỉ. Ở nước Mỹ, dù giàu có như vậy nhưng có phải tất cả đều sống bình yên, hạnh phúc đâu. Do đó, niềm tin của họ đối với tôn giáo rất cao, trong đó có Phật giáo. Đối với Hiến pháp Mỹ, ngay từ khi ra đời đã ghi rõ: Tuyệt đối tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nước Mỹ tự do như vậy nhưng tôn giáo giống như một cái “phanh” vậy đó.

Ngoài ra, đức Phật cũng là bậc triết học lớn trên thế giới cho nên những lời của đức Phật dạy, đường hướng của đức Phật rất có giá trị trong đời sống.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Hòa thượng