Cmc niêm yết trên sản chứng khoán năm nào năm 2024

Được hỗ trợ bởi nhiều câu chuyện tích cực, cổ phiếu nhóm ngành công nghệ đang hút dòng tiền mạnh mẽ trong thời gian gần đây, giúp đẩy giá cổ phiếu lên các mức đỉnh, mang lại niềm vui lớn cho các cổ đông.

Theo quan sát, thời gian gần đây, hàng loạt cổ phiếu công nghệ - viễn thông như CMG (CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC), FPT (CTCP FPT), FOX (CTCP Viễn thông FPT), VGI (Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel)… đều ghi nhận nhịp tăng tích cực và đang giao dịch ở vùng giá đỉnh lịch sử.

Đua nhau tăng giá

“Cỗ máy tăng trưởng” FPT của CTCP FPT đang gây chú ý khi không ngừng xô đổ các kỷ lục về giá. Thậm chí, bất chấp VN-Index biến động mạnh, cổ phiếu này vẫn băng băng thẳng tiến xác lập kỷ lục. Hiện, cổ phiếu này đang giao dịch quanh vùng giá 131.000 đồng/cp - mức cao kỷ lục kể từ khi niêm yết trên HoSE năm 2006.

Cmc niêm yết trên sản chứng khoán năm nào năm 2024

Hàng loạt cổ phiếu công nghệ - viễn thông ghi nhận nhịp tăng tích cực và đang giao dịch ở vùng giá đỉnh lịch sử.

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu FPT đã ghi nhận mức tăng 37%. Giá trị vốn hóa cũng theo đó lập kỷ lục gần 167.000 tỷ đồng (~7 tỷ USD), gấp đôi so với một năm trước, qua đó đưa FPT vào top 10 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thị trường.

Đáng chú ý, đây là mã cổ phiếu được các quỹ mở và quỹ đóng quy mô hàng đầu thị trường Việt Nam như IPA Asset Management (IPAAM), VEIL, VOF – VinaCapital hay DCVFM VNDiamond ETF đều nắm lượng lớn trong danh mục. Thậm chí, FPT còn là cổ phiếu hiếm hoi vẫn thường xuyên được khối ngoại săn đón trên kênh thoả thuận qua sàn bất chấp việc phải trả một khoản premium (chênh lệch) khoảng 7%, chẳng hạn như Quỹ ngoại Pyn Elite Fund.

Không kém cạnh, cổ phiếu CMG của Tập đoàn Công nghệ CMC cũng là “ngôi sao sáng”. Với 2 phiên tăng trần liên tiếp trong chuỗi tăng giá 6 phiên gần nhất, cổ phiếu này tiếp tục chinh phục mức đỉnh lịch sử mới là 58.900 đồng/cp (phiên 10/5). Thị giá theo đó tăng gần 30% chỉ sau 5 phiên giao dịch.

Vốn hóa thị trường của Công nghệ CMC cũng theo đó lập kỷ lục, đạt gần 10.530 tỷ đồng, tăng gần 71% so với thời điểm một năm trước và gấp gần 5 lần thời điểm mới lên sàn, mang lại niềm vui lớn cho cổ đông của CMC.

Bên cạnh cổ phiếu FPT và CMG, hàng loạt cổ phiếu công nghệ - viễn thông khác thuộc "họ FPT" và Viettel cũng "nổi sóng" và đang giao dịch ở vùng giá cao nhất từ trước đến nay.

Cụ thể, một cổ phiếu trong "họ FPT" là FOX đã tăng 40,2% sau nửa tháng, lên mức đỉnh lịch sử 78.500 đồng/cp.

Tương tự, một cổ phiếu "họ Viettel" là VGI cũng đang giao dịch tại vùng đỉnh lịch sử 69.600 đồng/cp. Thị giá VGI đã tăng gấp 2,4 lần sau hơn 2,5 tháng vừa qua.

Nhiều thông tin tích cực hỗ trợ

Có thể thấy, trước đây, bức tranh doanh nghiệp ngành công nghệ niêm yết không đồng nhất và chưa tạo được những điểm ấn tượng với các nhà đầu tư chứng khoán, dù đây là nhóm ngành được nhận định có nhiều tiềm năng.

Bên cạnh đó, có lẽ do ít gương mặt trên sàn và vốn hóa thấp nên nhóm cổ phiếu công nghệ khá ẩn mình. Ngay cả trong năm 2021, năm được cho là sóng nổi sóng ngay cả đối với các ngành vốn im lìm hàng chục năm như than, thủy điện... nhưng nhóm cổ phiếu này vẫn “dậm chân”.

Tuy nhiên, xu hướng thị trường dường như đang có sự thay đổi khi những "làn gió mới" đang thổi vào ngành công nghệ - viễn thông. Đến nay, ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những ngành kinh tế có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.

Nhìn rộng hơn, cổ phiếu công nghệ đang là tâm điểm đầu tư trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do đó, dù không có nhiều lựa chọn nhưng đa phần các cổ phiếu công nghệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều rất đáng chú ý.

Thực tế, bộ đôi cổ phiếu công nghệ FPT và CMG đang được hưởng lợi từ chủ đề "hot" trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt sau cái bắt tay với "gã khổng lồ" NVIDIA hay các mảng kinh doanh truyền thống như xuất khẩu phần mềm, chuyển đổi số... Trong khi FOX lại được hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ.

Giới phân tích đánh giá cổ phiếu ngành công nghệ đang được hỗ trợ bởi nhiều câu chuyện tích cực.

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện đang có 14 dự án FDI đầu tư trong các lĩnh vực như công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dự án hợp tác Mỹ - Hàn Quốc - Việt Nam về khai thác, chế biến đất hiếm đang được thương thảo, trong đó một số dự án được thực hiện trong năm 2024.

Chứng khoán KBSV dẫn dự báo của Gartner cho thấy, chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ thông tin trong năm 2024 trên thế giới sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 8%, đạt 5.100 tỷ USD nhờ kỳ vọng đầu tư vào Cloud, bảo mật thông tin, AI và tự động hoá. Lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin được cho là sẽ tăng trưởng lần lượt 13,8% và 10,4%.

Công ty chứng khoán này cũng cho rằng, tiềm năng tăng trưởng của Trung tâm dữ liệu và Cloud ở Việt Nam là lớn nhờ dư địa nhiều cho phát triển. Báo cáo của Savills Châu Á Thái Bình Dương cho thấy Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam có ít trung tâm dữ liệu hơn Hong Kong và Singapore, mặc dù có dân số gấp hơn 30 lần. Chính phủ cũng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành trung tâm kỹ thuật số quan trọng.

Về dài hạn, KBSV cho rằng chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ tiếp tục tăng trưởng do sự phát triển nhanh của công nghệ, đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức phải mạnh tay đầu tư để cạnh tranh, thích nghi với xu thế tất yếu; thói quen của người tiêu dùng dần thay đổi, phụ thuộc vào các sản phẩm công nghệ thông tin; Chính phủ các nước ưu tiên phát triển công nghệ để bắt kịp sự thay đổi của thế giới. Với triển vọng vững chắc về nhu cầu, nhóm phân tích của KBSV dự báo các công ty công nghệ vẫn sẽ duy trì được đà tăng trưởng kết quả kinh doanh hai chữ số.

“Cùng với ngân hàng và bán lẻ, ngành công nghệ sẽ là những nhóm ngành hưởng lợi từ nền tảng vĩ mô cải thiện, và triển vọng kinh doanh hấp dẫn”, ông Park Won Sang, Tổng giám đốc Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định.