Chủ tịch Hội đồng Nhà nước là ai

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước

Theo kết luận của Bộ Chính trị, chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở có 3 nhóm.

1. Nhóm chức danh lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao

Đây là nhóm chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc.

Trong đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là 4 chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt.

Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc gồm: Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

2. Nhóm chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

**Chức danh, chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý chia thành 3 bậc.

Bậc 1 gồm: Ủy viên Trung ương chính thức [Ủy viên Trung ương dự khuyết đang đảm nhiệm vị trí công tác nào thì được xác định vị trí thứ bậc và hưởng các chế độ, chính sách theo chức vụ đang công tác]; Trưởng ban đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bậc 2 gồm: Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; Chủ tịch HĐND, UBND TP Hà Nội, TP.HCM; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Bậc 3 gồm: Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

**Các chức danh do Ban Bí thư quản lý cũng chia thành 3 bậc.

Bậc 1 gồm: Phó trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chánh án TAND Tối cao: Phó Viện trưởng VKSND Tối cao.

Bậc 2 gồm: Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn; Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Chủ tịch các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương;  Trợ lý các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; Trợ lý Thường trực Ban Bí thư.

Bậc 3 gồm: Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Thẩm phán TAND Tối cao, Kiểm sát viên VKSND Tối cao.

3. Nhóm chức danh thuộc diện cấp ủy quản lý

Sau cùng là nhóm chức danh, chức vụ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.

Nhóm này gồm có các cấp: Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng và tương đương; Phó Vụ trưởng và tương đương; Trưởng phòng và tương đương; Phó trưởng phòng và tương đương; cán bộ xã, phường, thị trấn.

Xem thêm tại Kết luận 35-KL/TW được ban hành ngày 05/5/2022.

>>> Xem thêm: Các chức danh trong bộ máy hành chính nhà nước được bầu và phê chuẩn ra sao? Việc từ chức của người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo quy trình như thế nào?

Cách thức thành lập tổ chức Đảng ở những nơi không phải là cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?

Chế độ làm việc và nguyên tắc làm việc của Chính phủ được quy định thế nào? Hình thức hoạt động của Chính phủ ra sao? Điều kiện tiến hành phiên họp của Chính phủ là gì?

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Hội đồng nhà nước được ra đời cùng với Hiến pháp năm 1980 với chức năng là cơ quan hoạt động cao nhất thường xuyên của Quốc hội, Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khái niệm hội đồng nhà nước được tồn tại hai khóa Quốc hội- đó là Quốc hội khóa VII [1981-1987] và Quốc hội khóa VIII [1987-1992] và các quy định về hội đồng nhà nước đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1980

Căn cứ pháp lý:

– Hiến pháp 1980

1. Hội đồng nhà nước là gì?

Căn cứ Điều 98 Hiến pháp 1980 có đưa ra khái niệm về hội đồng nhà nước như sau:

– Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hội đồng Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn được Hiếp pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội giao cho, quyết định những vấn đề quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giám sát việc thi hành Hiếp pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và của Hội đồng Nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước. Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

2. Hội đồng nhà nước tế tiếng Anh là gì?

Hội đồng nhà nước tên tiếng Anh là: “State Council“.

3. Quy định về hội đồng nhà nước theo Hiến pháp 1980

3.1. Thành viên trong hội đồng nhà nước

Hội đồng Nhà nước, được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, gồm có:

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,

Các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,

Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước,

Các ủy viên Hội đồng Nhà nước.

Số Phó Chủ tịch và ủy viên Hội đồng Nhà nước do Quốc hội định.

Thành viên của Hội đồng Nhà nước không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng.

Hội đồng Nhà nước gồm 1 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và các Ủy viên Hội đồng Nhà nước. Những vị trí này đều do Quốc hội Việt Nam bầu ra từ các đại biểu quốc hội.

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân toàn quốc và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.

Số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên Hội đồng do Quốc hội quyết định.

Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhà nước

Như vậy, Hội đồng Nhà nước vừa thực hiện chức năng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vừa thực hiện chức năng của Chủ tịch nước. Vì vậy, thẩm quyền của Hội đồng Nhà nước tương đương với thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thẩm quyền của Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1959. Hội đồng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn rất lớn, được quy định tại Điều 100 Hiến pháp năm 1980.

” Điều 100

Hội đồng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1- Tuyên bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội.

2- Triệu tập các kỳ họp của Quốc hội.

3- Công bố luật.

4- Ra Pháp lệnh.

5- Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh.

6- Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân.

7- Giám sát công tác của Hội đồng bộ trưởng, của Tòa án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

8- Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những Nghị quyết, Nghị định, Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng trái với Hiến pháp, Luật và Pháp lệnh.

9- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, nhằm phát huy chức năng cơ quan đại biểu nhân dân của Hội đồng nhân dân.

10- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương; giải tán các Hội đồng nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.

11- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các ủy ban Nhà nước.

12- Trong thời gian Quốc hội không họp, cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng, các Chủ nhiệm ủy ban Nhà nước.

13- Cử và bãi miễn các Phó Chánh án, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao; cử và bãi miễn các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

14- Bổ nhiệm, bãi miễn và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế.

15- Tiếp nhận các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài.

16- Phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định.

17- Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác.

18- Quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước.

19- Quyết định đặc xá.

20- Trong thời gian Quốc hội không họp, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược.

21- Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.

Những quyết định của Hội đồng Nhà nước nói ở các điểm 11, 12 và 20 phải trình Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội.

Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Nhà nước những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết”

Như vậy, Hội đồng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: tuyên bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội; triệu tập các kỳ họp của Quốc hội; công bố luật; ra Pháp lệnh; giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh; quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân; giám sát công tác của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những Nghị quyết, Nghị định.

Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng trái với Hiến pháp, Luật và Pháp lệnh; giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, nhằm phát huy chức năng cơ quan đại biểu nhân dân của Hội đồng nhân dân; sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương; giải tán các Hội đồng nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân; trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các ủy ban Nhà nước; trong thời gian Quốc hội không họp, cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng, các Chủ nhiệm ủy ban Nhà nước; cử và bãi miễn các Phó Chánh án, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tối cao; cử và bãi miễn các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm, bãi miễn và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế; tiếp nhận các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài; phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định.

Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác; quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước; quyết định đặc xá; trong thời gian Quốc hội không họp, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược; quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.

Những quyết định của Hội đồng Nhà nước như: trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các ủy ban Nhà nước; trong thời gian Quốc hội không họp, cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng, các Chủ nhiệm ủy ban Nhà nước; trong thời gian Quốc hội không họp, tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược;  phải trình Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội.

Tại khoản 21 Điều 100 Hiến pháp năm 1980 còn ghi nhận: “… Quốc hội cỏ thể giao cho Hội đồng Nhà nước những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khỉ xét thấy cần thiết”. Thể chế Chủ tịch nước tập thể trong thực tiễn đã thể hiện những ưu điểm và nhược điểm của nó. Ưu điểm của thể chế này là các vấn đề quan trọng của đất nước đều được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, như vậy thường vững vàng hơn so với một người quyết định. Nhược điểm của nó là do mọi vấn đề phải bàn bạc tập thể nên công việc đôi khi chậm chạp, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước chưa thật rõ ràng. Giữa hai kì họp của Quốc hội thì quyền hạn của Hội đồng Nhà nước rất lớn nhưng trong kì họp Quốc hội thì thẩm quyền của Hội đồng Nhà nước lại hầu như không được thể hiện.

Mặt khác, việc Hội đồng Nhà nước được quyền quyết định một số quyền hạn thuộc thẩm quyền Quốc hội đã làm nảy sinh vấn đề liên quan đến yêu cầu tập trung quyền lực, nhất là quyền lập pháp vào Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp thì chức năng, nhiệm vụ giao cho Hội đồng Nhà nước rất lớn nhung cơ cấu của thành viên Hội đồng Nhà nước hầu hết gồm những người kiêm nhiệm.

Quốc hội có thể giao cho Hội đồng Nhà nước những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.

Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Hội đồng Nhà nước mới.

Video liên quan

Chủ Đề