Chính sách châu a - Thái Bình Dương của Mỹ

Tên luận án: Chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama [2009 – 2017] Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 9229011 Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đăng Khoa Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học KHXH&NV [Đại học Quốc gia TP. HCM] 1. Tóm tắt nội dung luận án Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu có liên quan của các học giả trong và ngoài nước cũng như nguồn tư liệu phong phú và tin cậy, đồng thời dựa trên những phương pháp liên cứu chuyên ngành sử học, quan hệ quốc tế và phương pháp liên ngành, luận án đã trình bày một cách khoa học, hệ thống và toàn diện về Chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama [2009 – 2017], cụ thể về mặt nội dung bao gồm: [1]    Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình hoạch định chính sách châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama; [2] Phân tích mục tiêu, nội dung cơ bản và thực tiễn triển khai chính sách trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh – quân sự và dân chủ - nhân quyền – các vấn đề toàn cầu và ngoại giao công chúng; và [3] Đánh giá kết quả của chính sách, tác động của chính sách đối với lợi ích quốc gia của Mỹ cũng như đối với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 2. Những kết quả của luận án [1] Trình bày đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình hoạch định chính sách châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Có hai nhân tố để định hình nên chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Obama: một là bối cảnh thế giới, tình hình khu vực trong thế kỷ XXI và hai là các yếu tố từ bên trong nước Mỹ. Bối cảnh thế giới có thể kể đến như: tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đến nước Mỹ, sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương trong thập niên đầu thế kỷ XXI và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bên cạnh đó, yếu tố của Đảng phái, tính cá nhân của Tổng thống Obama và các thành viên trong nội các [Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Cố vấn An ninh Quốc gia] cũng là cơ sở để chính quyền của Ông hoạch định nên chính sách của Mỹ ở khu vực. Nói rõ hơn, tác động của góc nhìn Chủ nghĩa Tự do của Đảng Dân chủ, Thuyết đa phương và Học thuyết Obama với hai thành tố là "Sức mạnh thông minh" và "Thế kỷ Thái Bình Dương" đã trở thành kim chỉ nam cho sự ra đời của Chính sách "Xoay trục" [Pivot Policy]. Dựa trên phương pháp lịch sử, NCS cũng đã khái quát được toàn bộ chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến trước nhiệm kỳ Obama nhằm bật lên tầm quan trọng của khu vực này đối với lợi ích chiến lược toàn cầu của Washington. [2] Phân tích mục tiêu, nội dung cơ bản và thực tiễn triển khai chính sách châu Á – Thái Bình Dương trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh – quân sự và dân chủ - nhân quyền – các vấn đề toàn cầu và ngoại giao công chúng. Dựa trên việc khảo cứu nguồn tài liệu gốc, NCS đã chỉ ra những mục tiêu và nội dung cụ thể mà chính quyền Tổng thống Obama đã đề ra, trong đó nhấn mạnh mục tiêu cao nhất là: duy trì vị thế lãnh đạo, ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền khu vực, đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực ngoại giao, thương mại, quân sự cũng như duy trì một trật tự khu vực theo đúng ý chí của Mỹ. Trên cơ sở đó, NCS đã trình bày một cách có hệ thống thực tiễn triển khai chính sách, trong đó nhấn mạnh vào tính "thông minh" của chính quyền Obama khi phối hợp nhuần nhuyễn giữa hợp tác và răn đe, trong đó yếu tố hợp tác đã được nhấn mạnh để phù hợp với góc nhìn của Chủ nghĩa Tự do trong quan hệ quốc tế. [3] Đánh giá kết quả của chính sách, tác động của chính sách đối với lợi ích quốc gia của Mỹ cũng như đối với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trên cơ sở của việc học tập và nghiên cứu, NCS đã đưa ra những đánh giá về chính sách của Tổng thống Obama trên hai khía cạnh là thành tựu và những điểm hạn chế. Ngoài ra, phản ứng của các nước trong khu vực [bao gồm cả Trung Quốc] và các tác động của chính sách đối với khu vực [tiêu cực lẫn tích cực] cũng được NCS khảo cứu thông qua các số liệu cụ thể. Sự thận trọng của Obama trong việc tiếp cận "trở lại" khu vực, đặc biệt thông con đường tăng cường sự hợp tác song phương và đa phương đã đem lại những tín hiểu tích cực từ phía các nước nhưng cũng tạo nên sự hoài nghi, chỉ trích từ một số cá nhân, tổ chức khi chính quyền Obama còn khá "mềm mỏng" trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Việc đề xướng và triển khai mạnh mẽ "Sáng kiến Vành đai – Con đường" [Belt – Road Initivative] nằm trong chính sách "Giấc mơ Trung Hoa" [Chinese Dream] của chính quyền Bắc Kinh được xem là sự thách thức cho chính sách của Tổng thống Obama vào những năm cuối nhiệm kỳ của ông. 3. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngõ cần tiếp tục nghiên cứu Luận án là một tiếp nối cho các đề tài nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ dựa trên cơ sở của các nguồn tư liệu gốc được công bố bởi chính phủ Mỹ, các số liệu từ các tổ chức quốc tế cũng như nguồn tư liệu thứ cấp từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tính đương đại của của luận án cũng góp phần vào việc nắm bắt, hệ thống hóa và nghiên cứu các vấn đề quan hệ quốc tế hiện nay, nhất là khi châu Á – Thái Bình Dương ngày càng có vai trò địa chính trị quan trọng trong mắt các cường quốc trên thế giới. Từ đó, luận án có thể đóng vai trò là nguồn tham khảo cho việc tham vấn chính sách đối ngoại của đất nước nhằm tối đa hóa lợi ích của dân tộc trong bối cảnh Việt Nam đang là nước nằm trong tác động của chính sách châu Á – Thái Bình Dương [hay rộng hơn là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương] của Mỹ.

Chính sách "trở lại châu Á" [tên gọi khác của chính sách Xoay trục] là một quá trình được khởi xướng bởi Tổng thống Obama trong một bối cảnh mới với sự trỗi dậy của Trung Quốc và được kế thừa đến hiện nay. Do đó, các đánh giá cũng như dự đoán của tác giả chỉ dựa vào quan điểm cá nhân cũng như các nguồn tư liệu hiện có tại thời điểm hiện tại [2022]. Việc tiếp tục quan sát chính sách của Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ 2021 – 2024 và giai đoạn sau đó là cần thiết để có một cái nhìn tổng quan về sự vận động của chính sách khu vực của Mỹ trong thế kỷ XXI. NCS hy vọng kết quả của luận án sẽ làm nền tảng để các học giả tiếp tục tiếp nối nghiên cứu, làm hiện lên một cách đầy đủ và chân thực nhất chính sách đối ngoại Mỹ cũng như cục diện quan hệ quốc tế trong thế kỷ XXI. 

EU và các quốc gia thành viên từ lâu đã có mối quan hệ rộng khắp và toàn diện với các đối tác của mình ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một khu vực trải dài từ bờ biển phía đông của châu Phi đến các quốc đảo Thái Bình Dương. Ngày nay, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là tâm điểm chú ý của thế giới khi mà quá trình phục hồi kinh tế-xã hội hậu đại dịch COVID-19 đang diễn ra trong bối cảnh sự bất ổn địa chiến lược trong khu vực gia tăng.

Kết luận của Hội đồng về Chiến lược Hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được 27 Bộ trưởng Ngoại giao của các nước thành viên EU thông qua hôm nay thể hiện sự nhận thức của EU về tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực này và cam kết củng cố vai trò của mình trong hợp tác với các đối tác tại đây.

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đại diện cho một trung tâm kinh tế và chiến lược của thế giới. Đây là nơi sinh sống của 60% dân số thế giới, tạo ra 60% GDP toàn cầu, đóng góp cho 2/3 sự tăng trưởng toàn cầu hiện nay. Đến năm 2030, phần lớn [90%] trong tổng số 2,4 tỷ thành viên mới của tầng lớp trung lưu gia nhập nền kinh tế toàn cầu sẽ sống ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Sự hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vô cùng quan trọng trong việc thực hiện nghị trình toàn cầu của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Trong những năm qua, EU đã liên tục có những đóng góp đáng kể trong khu vực về hợp tác phát triển và hỗ trợ nhân đạo, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, tình trạng mất đa dạng sinh học và ô nhiễm, đồng thời góp phần duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm cả vấn đề quyền con người và tự do hàng hải.

Do vậy, EU có một lợi ích lớn tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và có mọi lợi ích trong việc duy trì một cấu trúc khu vực cởi mở và dựa trên luật lệ. Tuy nhiên, những biến động hiện tại ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã làm nảy sinh sự cạnh tranh địa chính trị gay gắt, làm gia tăng áp lực lên thương mại và các chuỗi cung ứng cũng như những căng thẳng trong các lĩnh vực công nghệ, chính trị và an ninh. Tính phổ quát của quyền con người cũng đang bị thách thức. 60% thương mại đường biển thế giới đi qua các đại dương của khu vực, trong đó một phần ba là đi qua Biển Đông. Các tuyến đường của khu vực này cần phải được duy trì sự tự do và cởi mở.

Đây là lý do vì sao các Bộ trưởng Ngoại giao EU đã quyết định củng cố trọng tâm chiến lược, sự hiện diện và các hành động của EU ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cách tiếp cận và sự can dự sẽ được thực hiện dựa trên một quan điểm dài hạn, với mục tiêu đóng góp vào sự ổn định, an ninh, thịnh vượng và phát triển bền vững của khu vực trên cơ sở thúc đẩy dân chủ, pháp quyền, nhân quyền và luật pháp quốc tế.

Cam kết mới đối với khu vực này bao trùm tất cả các đối tác có mong muốn hợp tác với EU. Chiến lược này mang tính thực tế, linh hoạt và đa diện một cách có chủ đích, cho phép EU thích ứng và xây dựng mối quan hệ hợp tác của mình theo các lĩnh vực chính sách cụ thể mà ở đó các đối tác có thể tìm thấy điểm đồng dựa trên các nguyên tắc, giá trị cùng chia sẻ hoặc lợi ích chung.

EU sẽ tăng cường sự can dự sâu hơn tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là với những đối tác đã công bố các cách tiếp cận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của riêng họ.

Việc thông qua Kết luận của Hội đồng cho phép EU tăng cường hợp tác hơn nữa trong nhiều lĩnh vực như quản trị đại dương, y tế, nghiên cứu và công nghệ, an ninh và quốc phòng, kết nối và củng cố hợp tác cùng nhau trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu.

EU mong muốn được hợp tác với mọi đối tác của mình trong tất cả các lĩnh vực này, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ chung trong giải quyết các tác động to lớn về kinh tế và con người của cuộc khủng hoảng COVID-19, đảm bảo một sự phục hồi kinh tế-xã hội xanh, bền vững và bao trùm đồng thời tạo ra các hệ thống y tế có sức chống chịu tốt hơn.

Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề