Chỉ số bilirubin tp là gì

  • Xét nghiệm suy giáp bẩm sinh [CH] là xét nghiệm giúp phát hiện bệnh suy giáp bẩm sinh. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị sớm để đạt hiệu quả chữa bệnh cao.

    Tìm Hiểu Thêm

  • Xét nghiệm sởi là cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sởi từ sớm, giúp kịp thời kiểm soát tốt bệnh, tránh những hậu quả nghiêm trọng nhất là ở trẻ nhỏ.

    Tìm Hiểu Thêm

  • Xét nghiệm RSV đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh về đường hô hấp. Từ đó giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

    Tìm Hiểu Thêm

  • Bilirubin là sắc tố mật chính hình thành từ sự thoái giáng của heme trong tế bào hồng cầu. Xét nghiệm Bilirubin trong máu là xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người, giúp chẩn đoán, tìm nguyên nhân và điều trị bệnh hiệu quả.

    Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu [Complete blood count] hay xét nghiệm tế bào máu ngoại vi là một xét nghiệm thường quy, được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và phát hiện các rối loạn như nhiễm trùng, thiếu máu hay các bệnh về máu.  

    1. Xét nghiệm Bilirubin là gì?

    Định lượng bilirubin là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý liên quan đến gan, mật. Kết quả xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để theo dõi tiến triển của một số bệnh, hỗ trợ trong quá trình điều trị.

    Trong huyết tương bình thường, khoảng > 80% bilirubin liên hợp. Tỷ lệ này có thể thay đổi trong tình trạng bệnh:

    • Các rối loạn di truyền liên hợp, tỷ lệ của bilirubin liên hợp bị giảm.
    • Hội chứng Rotor [khiếm khuyết trong việc tái hấp thu bilirubin liên hợp và không liên hợp] và hội chứng Dubin-Johnson [khiếm khuyết trong bài tiết bilirubin ở ống tủy]:  bilirubin liên hợp và không liên hợp đều tích lũy trong huyết tương.
    • Tắc nghẽn đường mật hoặc các bệnh lý về gan: cả hai loại bilirubin liên hợp và không liên hợp đều tích lũy trong huyết tương.
    • Bệnh vàng da tán huyết: tổng lượng bilirubin trong huyết tương tăng, nhưng tỷ lệ của các bilirubin không liên hợp và liên hợp vẫn không thay đổi.

    Một số xét nghiệm máu có thể phản ánh tình trạng của gan. Các xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng bao gồm aminotransferase, bilirubin, phosphatase kiềm, albumin huyết thanh và thời gian prothrombin. Thường được gọi là “xét nghiệm chức năng gan”, mặc dù thuật ngữ này có phần sai lệch. Vì thực tế hầu hết xét nghiệm không phản ánh chính xác gan hoạt động như thế nào. Các giá trị bất thường có thể được gây ra bởi các bệnh không liên quan đến gan. Ngoài ra, các xét nghiệm này có thể là bình thường ở những bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển.

    2. Nồng độ Bilirubin bình thường

    Chỉ số Bilirubin toàn phần

    • Trẻ sơ sinh có chỉ số bilirubin: < 10 mg/dl hay < 171μmol/L.
    • Trên 1 tháng tuổi có chỉ số bilirubin: 0.3 – 1.2 mg/dl hay 5.1 – 20.5 μmol/L.
    • Người lớn có chỉ số bilirubin: 0.2 – 1.0 mg/dL hay 3.4 – 17.1 μmol/L.

    Bilirubin trực tiếp

    • Bình thường: 0 – 0.4 mg/dl hay 0 – 7 μmol/L

    Bilirubin gián tiếp 

    • Bình thường: 0.1 -1.0 mg/dL hay 1 – 17 μmol/L

    Tỷ lệ Bilirubin trực tiếp/ Bilirubin toàn phần

    3. Mục đích xét nghiệm bilirubin

    • Đây là một phương pháp không xâm lấn để sàng lọc bệnh lý về gan. Ví dụ, xét nghiệm alanine aminotransferase huyết thanh sử dụng để sàng lọc về sự hiện diện của virus.
    • Đo lường hiệu quả các phương pháp điều trị bệnh [thuốc ức chế miễn dịch với viêm gan tự miễn].
    • Chẩn đoán và theo dõi những bệnh lý liên quan đến gan mật [như xơ gan, viêm gan, sỏi mật]. Theo dõi sự tiến triển của bệnh như viêm gan do virus hoặc do rượu.
    • Kết quả xét nghiệm có thể phản ánh mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là xơ gan. Ví dụ, điểm số Child-Turcotte-Pugh, kết hợp thời gian prothrombin và nồng độ bilirubin và albumin huyết thanh, có thể dự đoán tỷ lệ sống còn của bệnh nhân.
    • Sàng lọc các bệnh lý về máu, hồng cầu dễ vỡ như thiếu máu tán huyết, hồng cầu hình liềm.
    • Can thiệp kịp thời trước khi bilirubin không liên hợp dư thừa gây tổn thương tế bào não ở trẻ sơ sinh.

    Nồng độ aminotransferase huyết thanh cao cho thấy tình trạng tổn thương tế bào gan. Trong khi nồng độ của phosphatase kiềm cao cho thấy khả năng ứ mật.

    Nồng độ bilirubin trong huyết thanh cao tương quan với nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Ngược lại giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh động mạch ngoại biên và tử vong. Có lẽ là do đặc tính chống oxy hóa của bilirubin.

    4. Các xét nghiệm sinh hóa và chức năng gan được sử dụng phổ biến

    • Các xét nghiệm phát hiện mức độ tổn thương tế bào gan. Hầu hết các xét nghiệm này đo hoạt động của các enzyme gan, chẳng hạn như aminotransferase.
    • Xét nghiệm về khả năng vận chuyển các anion hữu cơ và chuyển hóa thuốc của gan. Những xét nghiệm này đo lường khả năng của gan đào thải độc tố.
    • Một số xét nghiệm đánh giá được khả năng sinh tổng hợp của gan. Các xét nghiệm phổ biến nhất là albumin huyết thanh và thời gian prothrombin [phải có sự hiện diện của các yếu tố đông máu]. Một số xét nghiệm khác là nồng độ trong huyết thanh của lipoprotein, ceruloplasmin, ferritin và alpha 1-antitrypsin.
    • Các xét nghiệm phát hiện viêm mạn tính ở gan, thay đổi miễn dịch hoặc viêm gan virus. Những xét nghiệm này bao gồm globulin miễn dịch, AST, ALT, …
    • Đối với trẻ sơ sinh, việc xác định nhanh chóng nồng độ bilirubin trong máu khá là quan trọng. Xét nghiệm kịp thời trước khi bilirubin gián tiếp bị dư thừa gây tổn thương tế bào não của trẻ. Hậu quả của tổn thương sẽ làm trẻ chậm phát triển trí tuệ, suy giảm khả năng học tập và phát triển. Ngoài ra trẻ có thể bị mất thính lực, rối loạn vận động mắt hoặc nặng hơn là tử vong.

    Tuy nhiên, một số thuốc có thể làm tăng nồng độ bilirubin như: diazepam [Valium], kháng sinh, flurazepam, indomethacin, và phenytoin, adrenalin, allopurinol, thuốc điều trị sốt rét, vitamin C, azathioprine, chlorpropamide, thuốc cường cholin [cholinergic], codein, dextran, lợi tiểu, levodopa, thuốc ức chế MAO, methyldopa, methotrexate, morphin, thuốc ngừa thai uống, phenazopyridine, phenothiazin, quinidine, rifampin, streptomycin, theophylline, tyrosine, …

    5. Dấu hiệu lâm sàng thay đổi nồng độ bilirubin huyết thanh

    Nồng độ Bilirubin bình thường trong huyết thanh phản ánh sự cân bằng giữa sản xuất và thanh thải.

    Do đó, nồng độ bilirubin trong huyết thanh tăng cao có thể do:

    • Sản xuất quá mức của bilirubin.
    • Hấp thu, liên hợp hoặc bài tiết bilirubin kém.
    • Rò rỉ từ tế bào gan bị tổn thương hoặc ống mật bị tắc.

    6. Ý nghĩa lâm sàng của bilirubin huyết thanh

    Có thể liên quan đến mức độ nghiêm trọng rối loạn chức năng gan.

    Tổng lượng bilirubin trong huyết thanh không phải là một chỉ số nhạy cảm đối với rối loạn chức năng gan.

    Nồng độ của bilirubin huyết thanh có thể bình thường mặc dù tổn thương nhu mô gan từ trung bình đến nặng hay ống mật bị tắc nghẽn một phần hoặc thoáng qua.

    Sự thiếu nhạy cảm này có thể được giải thích một phần bởi khả năng dự trữ của gan có thể loại bỏ bilirubin. Gan bình thường có thể loại bỏ gấp 2 lần bilirubin bình thường hàng ngày mà không tăng bilirubin máu. Khả năng dự trữ có thể còn cao hơn dựa trên tốc độ bài tiết tối đa của bilirubin trong mật. Lượng bài tiết tối đa hàng ngày của bilirubin là khoảng 55,2 mg / kg, lớn hơn gấp 10 lần so với sản xuất trung bình hàng ngày.

    7. Mối tương quan giữa nồng độ bilirubin với vàng da

    Ở trạng thái ổn định, nồng độ bilirubin trong huyết thanh phản ánh mức độ vàng da và lượng sắc tố bilirubin trong cơ thể.

    Tuy nhiên, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ giữa bilirubin huyết thanh và tổng lượng bilirubin.

    Nồng độ bilirubin trong huyết thanh có thể hạ thấp thoáng qua bởi salicylat, sulfonamid hoặc axit béo tự do. Nguyên nhân do thay thế các bilirubin gắn vào albumin huyết tương, tăng cường chuyển sắc tố vào mô.

    Ngược lại, nồng độ albumin huyết thanh tăng có thể gây ra sự dịch chuyển tạm thời bilirubin từ các mô vào tuần hoàn.

    8. Tầm quan trọng của nồng độ bilirubin trong huyết thanh

    Tổng lượng bilirubin huyết thanh hiếm khi có giá trị trong chỉ định nguyên nhân vàng da ở từng bệnh nhân vì các giá trị thay đổi khác nhau:

    • Hiếm khi tan máu không biến chứng gây ra giá trị bilirubin huyết thanh vượt quá 5 mg/dL [85,5 micromol/L].
    • Bệnh nhu mô gan và tắc nghẽn đường mật ngoài gan không hoàn toàn có nồng độ bilirubin huyết thanh thấp hơn so với tắc nghẽn ác tính của ống mật.
    • Nồng độ bilirubin huyết thanh trong viêm gan virus càng cao, tổn thương tế bào gan càng lớn và quá trình điều trị bệnh càng lâu. Tương tự, nồng độ bilirubin trong huyết thanh > 5 mg/ dL [85,5 micromol/L] có liên quan đến tiên lượng xấu trong viêm gan do rượu. Nồng độ bilirubin tăng cho thấy tiên lượng xấu ở bệnh nhân viêm đường mật tiên phát.

    Tuy nhiên, mối tương quan giữa nồng độ bilirubin trong huyết thanh với kết quả bệnh không phải lúc nào cũng đúng.

    Một ví dụ, bệnh nhân có thể chết vì viêm gan tối cấp chỉ với mức độ bilirubin huyết thanh thấp. Hơn nữa, các điều kiện liên quan đến sản xuất bilirubin dư thừa [như tan máu] hoặc giảm độ thanh thải [như suy thận] có thể dẫn đến tăng bilirubin máu so với mức độ rối loạn chức năng gan.

    9. Giá trị của việc phân chia bilirubin

    Bilirubin không liên hợp tăng thường là do sản xuất quá mức, suy giảm hấp thu hoặc liên hợp bilirubin.

    Ngược lại, tăng bilirubin liên hợp thường gặp hơn do giảm thải trừ hoặc rò rỉ ngược [như từ hệ thống đường mật bị tắc nghẽn] và thường là  do rối loạn chức năng gan.

    Sự phân tách nồng độ bilirubin trong huyết thanh ở bệnh nhân vàng da không cho phép phân biệt chính xác giữa nhu mô [tế bào gan] và vàng da ứ mật [tắc nghẽn].

    Bilirubin trong nước tiểu

    Sự hiện diện của bilirubin trong nước tiểu phản ánh tình trạng tăng bilirubin trực tiếp và tiềm ẩn bệnh lý gan mật.

    Bilirubin niệu có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh gan, trong khi sự thanh thải của bilirubin từ nước tiểu có thể là một dấu hiệu phục hồi sớm.

    10. Khi nào nên xét nghiệm Bilirubin?

    Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm bilirubin khi:

    • Người bệnh có triệu chứng vàng da.
    • Có tiền sử uống nhiều chất có cồn [rượu]
    • Nghi ngờ ngộ độc thuốc cấp tính
    • Nhiễm virus viêm gan
    • Nước tiểu màu đậm hổ phách
    • Buồn nôn, nôn mửa;
    • Ngứa đau ở phía bên phải ổ bụng
    • Mệt mỏi, uể oải đi kèm với bệnh gan mãn tính.

    11. Bilirubin giúp chẩn đoán phân biệt vàng da

    Đối với vàng da do tắc mật

    • Chỉ số Bilirubin trực tiếp tăng rất cao trong máu, bilirubin toàn phần cũng tăng, có bilirubin niệu.
    • Alkaline phosphatase huyết tương là tiêu chuẩn tốt nhất để đánh giá tắc mật. Nếu tăng hơn 5 lần so với bình thường thì hướng tới tắc nghẽn đường mật.
    • Vàng da do tắc mật thường gặp trong tắc đường dẫn mật do sỏi, u đầu tụy, do giun chui ống mật.

    Vàng da do tan máu

    • Trong tan máu, bilirubin toàn phần huyết tương hiếm khi tăng hơn 5 lần so với bình thường, trừ khi có kết hợp với các bệnh lý của gan.
    • Khi có bệnh lý gan, bilirubin gián tiếp tăng rất cao, bilirubin toàn phần tăng có khi tới 30 – 40 lần, thậm chí có thể đến 80 lần so với bình thường.
    • Bilirubin niệu âm tính [có urobilinogen niệu].

    Có thể sử dụng tỷ lệ bilirubin trực tiếp/bilirubin toàn phần để chẩn đoán phân biệt

    • < 20%: tình trạng huyết tán.
    • 20 – 40%: cho thấy bệnh bên trong tế bào gan cao hơn là bệnh tắc nghẽn đường mật ngoài gan.
    • 40 – 60%: bệnh xảy ra ở cả trong và ngoài tế bào gan.
    • > 50%: tắc nghẽn ở bên ngoài gan nhiều hơn là bệnh ở trong tế bào gan.

    Vàng da do tan máu thường gặp trong vàng da hủy huyết ở trẻ sơ sinh [vàng da sinh lý], sốt rét ác tính, rắn độc cắn [hổ mang] …

    Vàng da do tổn thương gan

    • Bệnh viêm gan virus cấp tính [viêm gan truyền nhiễm], chỉ số bilirubin tăng sớm và xuất hiện trong nước tiểu trước khi có triệu chứng vàng da, có urobilinogen niệu.
    • Khi gan bị tổn thương sẽ làm giảm chuyển hóa bilirubin toàn phần thành bilirubin trực tiếp nên bilirubin toàn phần tăng cao trong máu nhưng bilirubin trực tiếp giảm.
    • Trong suy gan, xơ gan nặng, bilirubin trực tiếp giảm do chức năng gan giảm, làm giảm quá trình liên hợp với acid glucuronic.
    • Trong ung thư gan, bilirubin toàn phần huyết thanh tăng rất cao, có thể tăng từ 10 – 20 lần so với bình thường [171- 342 mol/l].

    CA 15-3 là một trong các chất chỉ điểm khối u. Nó có thể tăng lên khi bệnh lý ung thư tiến triển và giảm khi khối u đáp ứng với liệu pháp điều trị. Xem thêm tại đây nhé: Xét nghiệm định lượng CA 15- 3 và những điều cần biết

    Bác sĩ Đoàn Thị Hoài Trang

    Video liên quan

    Chủ Đề