Tại sao nói mâu thuẫn đó tiềm ẩn khả năng dẫn đến khủng hoảng thừa

Sản xuất hàng hóa là những điều kiện tiền đề cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển. Hiểu được quy luật và bản chất của sản xuất hàng hóa chính là một trong những yếu tố cốt lõi giúp nước ta có thể phát triển kinh tế trong thời điểm hiện nay. Một trong những yếu tố nổi bật của sản xuất hàng hóa chính là những mâu thuẫn nội tại trong nó. Những mâu thuẫn đó là gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa là gì?.

Để hiểu được khái niệm “sản xuất hàng hóa” là gì thì phải hiểu được “hàng hóa” là gì? Theo đó, hàng hóa là sản phẩm của lao động cụ thể, và sản phẩm đó có thể thỏa mãn được một nhu cầu nhất định nào đó của con người. Việc sản xuất sản phẩm là để đáp ứng việc trao đổi, mua bán trên thị trường chứ không phải là để tự tiêu dùng. Như vậy, có thể thấy rằng, không phải bất kỳ nền sản xuất nào cũng là sản xuất hàng hóa. Nó chỉ là sản xuất hàng hóa khi nó sản xuất ra để bán trên thị trường mà thôi.

Sản xuất hàng hóa là một trong các kiểu cơ bản của tổ chức kinh tế – xã hội. Trong đó, sản phẩm đều sẽ do những người sản xuất cá thể và người sản xuất riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một sản phẩm nhất định, thành thử muốn thỏa mãn các nhu cầu của xã hội thì cần có mua bán sản phẩm [vì vậy, sản phẩm trở thành hàng hóa] trên thị trường.

Như vậy, Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa chính là sự mâu thuẫn nội tại bên trong quá trình để sản xuất ra một hàng hóa bán ra thị trường.

Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Tính hai mặt của sản sản xuất hàng hóa là do tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa quyết định. Theo lao động sản xuất hàng hóa sẽ có hai mặt chính:

– Lao động cụ thể: Đây là lao động có ích, được thể hiện dưới hình thức là các nghề nghiệp chuyên môn cụ thể và nhất định. Thông qua lao động cụ thể có thể thấy được sự khác nhau cơ bản giữa những người lao động sản xuất hàng hóa với nhau. Đồng thời, mỗi lao động cụ thể cũng sẽ tạo ra một giá trị sử dụng nhất định, nó được tồn tại vĩnh viễn cùng với sản xuất và tái sản xuất xã hội, mặt khác, nó cũng sẽ không phụ thuộc vào bất cứ hình thái kinh tế – xã hội nào.

– Lao động trừu tượng: Được tính là sự hao phí thần kinh, sức bắt thịt của người sả xuất ra hàng hóa. Thông qua lao động trừu tượng để nhận thấy được sự giống nhau giữa những người lao động sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng chính là giá trị của hàng hóa, đồng thời nó là một phạm trù lịch sử gắn với sản xuất hàng hóa.

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa vừa là lao động cụ thể, vừa là là lao động trừu tượng. Và chúng có quan hệ với nhau thông qua tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa.

Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, con người sản xuất ra cái gì và sản xuất ra bao nhiêu là quyền của mỗi con người và không một ai có quyền can thiệp được. Như vậy, họ là một người sản xuất độc lập. Do vậy, mặt lao động cụ thể và tính chất tư nhân của họ là một trong những biểu hiện của lao động tư nhân. Tuy nhiên, lao động trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa lại là lao động xã hội, là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong sự phân công của lao động xã hội. Chính sự phân công này đã tạo ra mối liên hệ gắn bó những người sản xuất hàng hóa với nhau. Người này sản xuất ra hàng hóa dịch vụ để trao đổi cho người khác dùng, và ngược lại, thông qua việc trao đổi hàng hóa, họ nhận lại được sản phẩm của người khác tạo ra để đáp ứng được chính nhu cầu cho bản thân mình.

Chính việc trao đổi hàng hóa cho nhau để đáp ứng nhu cầu cá nhân này, nên họ cần phải quy lại các lao động cụ thể [lao động có nghề nghiệp chuyên môn nhất định] lại thành một lao động trừu tượng [sự hao phí thần kinh, sức lực của người lao động]. Do đó, lao động trừu tượng là một biểu hiện của lao động xã hội.

Trong nền sản xuất hàng hóa diễn ra hai mâu thuẫn cơ bản như sau:

– Sản xuất của người sản xuất hàng hóa và nhu cầu của xã hội không đồng nhất với nhau. Có nghĩa là sản xuất hàng hóa không cung cấp đủ nhu cầu của xã hội hay nói cách khác là cầu vượt quá cung điều đo gây ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa trên thị trường khiến giá cản hàng hóa tăng vọt; hoặc sản xuất hàng hóa vượt quá nhu cầu tiêu thụ của xã hội hay nói cách khác là cung vượt cầu, khiến hàng hóa không bán được, tức là không thực hiện được giá trị của nó. Sở dĩ có tình hình này là do sản xuất chế độ tư hữu làm cho người sản xuất không thể biết được xã hội cần những gì và cần bao nhiêu.

– Mâu thuẫn giữa mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa với mức tiêu hao lao động xã hội. Nếu mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa không phù hợp với múc tiê hao lao động mà xã hội có thể chấp nhận được, có nghĩa là việc tiêu hao lao động cá biệt quá lớn, làm cho giá cả của sản phẩm được tao ra tăng vọt, và xã hội không có khả năng thanh toán, điều này làm cho hàng hóa không thể bán được.

Như vậy, mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng sản xuất “thừa” và là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền kinh tế hàng hóa của tiến trình phát triển lịch sử.

Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến câu nghi vấn Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa là gì?. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, thông qua hoạt động trao đổi, mua bán. Vậy hàng hóa có những thuộc tính nào?

Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ nội dung này thông qua bài viết Hai thuộc tính của hàng hóa liên hệ với hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam.

Hai thuộc tính của hàng hóa

Theo kinh tế chính trị Mác -Lênin, khái niệm hàng hóa được hiểu là sản phẩm của lao động, thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa được phân thành hai loại:

+ Hàng hóa hữu hình: lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất…

+ Hàng hóa vô hình [hàng hóa dịch vụ]: dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh…

Hàng hóa có hai thuộc tính, cụ thể như sau:

– Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người như nhu cầu tiêu dùng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

+ Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

+ Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào. Các Mác chỉ rõ: Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.

– Giá trị trao đổi của hàng hoá:

Giá trị trao đổi: Là một quan hệ về số lượng, thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa này với hàng hóa khác

Ví dụ: 2 m vải = 10 kg thóc

Hai hàng hóa so sánh được với nhau thì bản thân 2 hàng hóa phải có một cái chung giống nhau. Nếu ta gạt bỏ GTSD của hàng hóa đi, mọi hàng hóa đều là SP của LĐ. Chính lao động là cơ sở của trao đổi và tạo thành giá trị hàng hóa.

Vậy thực chất của trao đổi sản phẩm là trao đổi lao động.

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Hai thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ với nhau vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau:

– Thống nhất: đã là hàng hóa phải có hai thuộc tính, nếu thiếu một trong hai thuộc tính không phải là hàng hóa.

– Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính thể hiện:

+ Với tư cách là GTSD các hàng hóa không đồng nhất về chất.

Với tư cách là GT các hàng hóa đồng nhất về chất đều là lao động đã được vật hóa.

+ Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian, do đó nếu giá trị hàng hóa không được thực hiện sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.

Vậy trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải trả giá trị của nó.Nếu không thực hiện được giá trị sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.

– Về giá trị sử dụng

Đối với nền kinh tế nước ta, sản xuất phải chú trọng đến chất lượng của hàng hóa, mang lại giá trị sử dụng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng hàng hóa. Giá trị sử dụng phải làm cho hàng hóa tốt, bền, đẹp, có nhiều công dụng, tính năng. Hiện nay, việc sản xuất hàng hóa ở Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn chưa đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy, để sản xuất hàng hóa ngày càng nâng cao giá trị sử dụng thì chúng ta cần chú trọng đến những vấn đề sau:

+ Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Tìm hiểu về những xu thế sản xuất hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Tiếp tục nâng cao tay nghề, chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc quản lý, đào tạo nguồn nhân lực cho người lao động.

+ Đổi mới trao đổi công nghệ, sử dụng những công nghệ tiên tiến để tăng năng suất sản xuất và đem đến những hàng hóa có giá trị sử dụng cao, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.

– Về giá trị trao đổi của hàng hóa

Để thực hiện được giá trị trao đổi của hàng hóa hay nói cách khác là muốn bán được hàng hóa sản xuất ra thì cần phải làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội mới có lãi. Do đó để làm được đều này cần thực hiện những biện pháp như sau:

+ Tiến hành đổi mới kỹ thuật công nghệ, sử dụng những công nghệ tiến tiến vào quá trình sản xuất làm tăng năng suất sản xuất và đem đến những chất lượng hàng hóa cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tối đa hóa chi phí sản xuất làm tăng giá trị trao đổi hàng hóa.

+ Hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh.

+ Tăng năng suất lao động

Tóm lại, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của người tiêu dùng, thì việc sản xuất hàng hóa cần phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hóa để không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã, nâng cao giá trị sử dụng và đem đến cho khách hàng giá cả sản phẩm phải chăng, hợp lý thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa trên thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay, kinh tế hàng hóa không thể thiếu được vì nó góp phần thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm và sự phân công lao động trong xã hội.

Trên đây là nội dung bài viết về Hai thuộc tính của hàng hóa liên hệ với hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam.Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề