Tại sao uống thuốc lại đau dạ dày

Chi tiết Thường thức Được viết: 11 Tháng 10 2019 Lượt xem: 5248

Đau bụng dữ dội cả ngày không đỡ, người đàn ông 58 tuổi ở Hà Giang vào viện cấp cứu thì đã thủng dạ dày. Bệnh nhân có tiền sử đau khớp nên thường xuyên uống thuốc giảm đau, gần đây có hiện tượng sử dụng mất kiểm soát.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang cho biết bệnh nhân vào viện trong tình trạng hoa mắt, chóng mặt, nôn, sốt, đau dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng, co cứng thành bụng. Ông được chẩn đoán thủng tạng rỗng. Bác sĩ nghĩ nhiều do thủng dạ dày và chỉ định mổ cấp cứu.

Bệnh nhân bị thủng dạ dày được chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Theo bác sĩ, bệnh nhân bị thủng dạ dày song rất may đến viện sớm nên chưa nguy hiểm tới tính mạng. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân ổn định và được điều trị tại khoa Ngoại tiêu hóa tiết niệu.

Thời gian gần đây, Bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bị đau bụng, loét dạ dày, chảy máu dạ dày... do dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nhóm steroid và không steroid. Chỉ riêng khoa Ngoại tiêu hóa tiết niệu mỗi năm cũng tiếp nhận khoảng hơn 10 ca bị chảy máu dạ dày, thủng dạ dày – tá tràng... 

Đa phần bệnh nhân là người có tuổi, bị các bệnh đau đầu, đau lưng, đau khớp... tự ý dùng các thuốc giảm đau trong thời gian dài. Do các bệnh lý gây đau không được điều trị dứt điểm, bệnh nhân càng lạm dụng thuốc giảm đau gây những tác dụng phụ lên đường tiêu hoá. Ngoài ra,  cũng có nhưng có những trường hợp dùng lần đầu cũng có thể bị.

Bác sĩ cảnh báo, các thuốc giảm đau chống viêm có cả dạng tiêm và uống dễ mua trên thị trường. Nhiều người lạm dụng mà không lường trước hết được hậu quả khôn lường do thuốc giảm đau gây ra. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày với các biểu hiện nôn ra máu, đại tiện ra máu, đại tiện phân đen....

Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp sau khi dùng thuốc chỉ thấy bụng ậm ạch, khó tiêu... song khi nội soi đã thấy xung huyết, viêm loét cấp tính dạ dày – tá tràng [bệnh salami]. Đặc biệt, đã có trường hợp bệnh nhân tử vong do lạm dụng  các loại thuốc này.

Đa số các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày. Thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào, cho đến khi dạ dày bị thủng hoặc xuất huyết nặng mới được phát hiện. 

Vì thế, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ. Khi có bệnh cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn. Khi bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, người bệnh cần chú ý khai báo có cơ địa dị ứng, tình trạng đường ruột, dạ dày để bác sĩ lựa chọn thuốc phù hợp hoặc tư vấn thời điểm uống thuốc thích hợp.

Bên cạnh đó, một điểm lưu ý quan trọng là bệnh nhân tuyệt đối không được uống thuốc giảm đau khi đói vì có thể gây viêm, loét dạy dày, nặng hơn là xuất huyết, thủng đường tiêu hóa. Các loại thuốc giảm đau đều được khuyên dùng sau bữa ăn no. Bệnh nhân cũng không nên tuỳ tiện tăng liều thuốc giảm đau để phòng những biến chứng đáng tiếc.

Sau khi uống thuốc giảm đau, nếu thấy những triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở, lên cơn hen suyễn hoặc đau bụng dữ dội, đau không giảm, nôn ói… bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để cấp cứu. Những người có bệnh tim mạch, bệnh thận mạn, viêm gan, sau khi uống cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác khác lạ cũng cần đến viện.

Nguồn: //dantri.com.vn

Viêm loét dạ dày vẫn là một trong các bệnh có tỷ lệ gặp cao trong cộng đồng. Thế nhưng người bệnh lại thường chữa trị không đến nơi đến chốn để tiền mất mà bệnh vẫn còn, thậm chí dẫn tới những biến chứng nặng nề...

Dùng thuốc tùy tiện

Bệnh nhân Đỗ Thị Th [55 tuổi] bị bệnh viêm dạ dày cách đây 3 năm. Ban đầu, bà thấy đau bụng lâm râm vùng sát mũi ức. Khám ở bệnh viện được bác sĩ kê thuốc và hướng dẫn uống thuốc trong 7 ngày, rồi khám lại. Thế nhưng uống được 3 ngày, bà thấy hết đau và tự ý bỏ thuốc. Vài tháng sau, bệnh tái phát. Bà không đi khám nữa mà dùng theo đơn thuốc cũ. Và cũng như lần trước, uống thuốc thấy đỡ tưởng là bệnh đã khỏi nên lại dừng thuốc. Đến lần thứ ba, bệnh lại tái phát, bà lại mang đơn thuốc cũ ra dùng nhưng không ổn. Sau đó bà đi khám lại và đựợc bác sĩ kết luận bà bị ung thư dạ dày. Bác sĩ còn cho biết đây có thể là hệ lụy từ việc uống thuốc không đầy đủ. Việc không tuân thủ trong điều trị, hay dùng thuốc theo đơn cũ này cũng là tình trạng phổ biến ở những người bệnh dạ dày.

Đến hệ lụy

Đối với các loại vitamin, uống vài ba ngày rồi dừng có thể sẽ không gây ra những tác hại đáng kể nào,  nhưng với thuốc điều trị viêm loét dạ dày thì lại khác. Việc uống thuốc tùy tiện thực sự tai hại với khả năng điều trị khỏi của bệnh. Chúng tôi muốn đề cập tới ở đây 3 khía cạnh của việc uống thuốc tùy tiện, đó là tự uống thuốc, tự dừng thuốc và tự ý thay đổi thuốc. Những hành động không đúng này có thể đưa bạn vào ba tình huống nguy hiểm sau đây:

1. Biến dễ khỏi thành khó khỏi

Sự cố đầu tiên đó là biến bệnh của bạn từ một ca bệnh dễ điều trị thành một ca bệnh khó điều trị. Thường thì ban đầu chúng ta không bị loét dạ dày mà có thể sẽ bị viêm dạ dày trước. Cần phải hiểu rằng, viêm dạ dày không đồng nhất với loét dạ dày. Viêm dạ dày thì nhẹ hơn, điều trị đơn giản và nhanh trong khi đó loét dạ dày thì nặng hơn, điều trị phức tạp và lâu hơn. Khi bị viêm dạ dày nếu chịu khó dùng thuốc đúng theo bác sĩ chỉ định có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu không tuân thủ điều trị, uống thuốc nhát ngừng có thể tự chúng ta biến viêm thành loét dạ dày.

2. Tăng độ kháng thuốc

Nguyên nhân của viêm loét dạ dày là có nhiều. Tổ hợp các yếu tố được cho là có vai trò gây bệnh là rượu bia, thuốc lá, dùng thuốc nhiều tác dụng phụ, dạ dày tăng toan [tiết nhiều axit], nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, dạ dày giảm tiết nhày… Nhưng có một yếu tố cố định và gần như bao giờ cũng được nhắc tới là axit [đây cũng là một yếu tố đáng kể nhất gây ra chứng bệnh này]. Người ta vẫn hay nói vui với nhau rằng, không có axit thì không có loét. Việc không uống thuốc quy chuẩn sẽ gây ra tăng tiết axit. Đó là vì trong phác đồ điều trị bao giờ người ta cũng dùng một loại thuốc giảm tiết axit, được gọi tắt là thuốc giảm tiết như cimetidin, quamatel, omeprazol, lanzoprazol… Dùng đúng thì chúng ức chế tiết axit rất hiệu quả. Nhưng dùng nửa vời thì chúng lại gây ra một phản xạ ngược: tăng tiết axit. Nghĩa là nếu đang dùng theo đà khỏi bệnh mà đột ngột dừng lại thì đồng loạt các tế bào tiết axit sẽ tăng tiết chất này. Hậu quả là axit được tiết ra nhiều hơn. Bệnh đi vào con đường nặng hơn, khó đáp ứng với điều trị hơn. Bệnh có nguy cơ kháng thuốc đang sử dụng.

3. Ung thư dạ dày

Những hệ lụy trên cũng đủ để người bệnh phải đi tới đi lui tới bệnh viện và phòng khám. Chán ngán là thế nhưng xem ra nó vẫn còn may mắn vì họ vẫn còn cơ hội để sửa sai và tiếp tục sống. Còn với biến chứng thứ ba này thì thực sự không may mắn. Họ sẽ rơi vào cảnh khốn cùng của bệnh tật, đó là ung thư. Người bệnh không những không được điều trị khỏi mà còn bị kết thúc cuộc sống của mình sớm hơn so với tuổi “trời đã định”. Đây không phải là thông tin phóng đại cho việc dùng thuốc tùy tiện, song người ta thấy rằng có một tỷ lệ đáng kể số người bị biến chứng sang ung thư dạ dày từ loét, giới y học vẫn gọi đó là loét ung thư hóa. Người ta khảo cứu và thấy rằng, nếu một người bị loét dạ dày mà do nhiễm vi khuẩn HP thì họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn gấp từ 3-6 lần so với người khác. Và nếu như họ điều trị không đúng thì họ có thể bị nguy cơ ung thư cao từ 6-12 lần so với người điều trị khỏi.

Việc loét ung thư hóa là do loét dạ dày không được điều trị bài bản. Chúng cứ gần khỏi rồi lại tái phát. Lâu dần, chúng bị viêm mạn tính và trở thành những tế bào biến dị dạng ung thư. Điều này rất dễ xảy ra với người già, người loét tái phát, người điều trị muộn và người điều trị tự do. Bởi vậy, người bệnh cần uống đúng thuốc, uống đủ thuốc, tuân thủ liệu trình điều trị [đủ ngày] và có sự kiêng khem cẩn thận theo hướng dẫn của thầy thuốc.       

BS. YÊN LÂM PHÚC [Theo SK&ĐS]

Mặc dù rất công hiệu trong việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh thường không tốt cho hệ tiêu hóa. Đau dạ dày là tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh, vì thuốc kháng sinh có thể giết chết vi khuẩn tự nhiên trong dạ dày.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn May mắn là có một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để giảm rủi ro đau dạ dày khi uống thuốc.

  1. 1

    Tuân theo chính xác các hướng dẫn của bác sĩ. Khi kê toa thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ dẫn cụ thể cách uống thuốc. Việc tuân theo chính xác hướng dẫn có thể giúp bạn tránh nguy cơ đau dạ dày, vì bác sĩ thường cho bạn lời khuyên làm sao để tránh tác dụng phụ khó chịu này.

    • Trong các hướng dẫn của bác sĩ thường bao gồm thời điểm cụ thể nên uống thuốc kháng sinh nhằm giảm tối đa tác động của thuốc lên dạ dày.
    • Trừ khi trên nhãn thuốc có hướng dẫn khác, bạn nên bảo quản thuốc kháng sinh ở nơi tối và khô ráo.
    • Một số thuốc kháng sinh có thể cần được bảo quản trong tủ lạnh. Trong trường hợp này, bạn hãy cất thuốc ở ngăn mát của tủ lạnh. Không bao giờ nên đông lạnh thuốc kháng sinh.

  2. 2

    Xác định xem thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng có cần uống sau khi ăn không. Một số thuốc kháng sinh cần phải uống sau khi ăn. Lý do là vì thức ăn đóng vai trò như một chất trung hòa hoặc rào chắn thuốc kháng sinh, giúp tránh rối loạn dạ dày- ruột. Nếu trong hướng dẫn có ghi uống thuốc sau khi ăn, bạn cần thực hiện đúng mỗi lần uống thuốc; nếu không, có thể rốt cuộc bạn sẽ bị đau dạ dày.[2] X Nguồn tin đáng tin cậy US Food and Drug Administration Đi tới nguồn

    • Một số thuốc kháng sinh cần được uống khi đói, trong đó gồm có ampicillin và tetracycline. Bạn không nên uống các loại thuốc này khi no, vì thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tác dụng của thuốc đối với cơ thể.
    • Nếu cần phải uống thuốc kháng sinh khi đói bụng, tốt nhất là bạn nên uống trước khi ăn sáng. Bạn nên đặt chuông báo giờ nếu cần được nhắc nhở.
    • Một số loại thuốc kháng sinh sẽ gây đau dạ dày khi uống cùng với một số thức ăn nào đó. Ví dụ, thuốc tetracycline có thể gây đau dạ dày khi bạn uống cùng với các sản phẩm từ sữa. Để tránh đau dạ dày khi uống tetracycline [hoặc các loại thuốc tương tự như doxycycline và minocycline], bạn cần tránh các sản phẩm từ sữa trong thời gian uống thuốc.

  3. 3

    Đảm bảo uống đúng liều thuốc kháng sinh mỗi ngày. Bạn cần chính xác khi uống thuốc kháng sinh; đừng uống không đủ liều, quá liều hoặc uống gấp đôi liều. Việc dùng thuốc không đủ liều sẽ giảm hiệu quả chống nhiễm khuẩn mà cơ thể đang chống chọi. Ngược lại, việc dùng quá liều có thể tăng hoạt lực của thuốc, dẫn đến tăng nguy cơ đau dạ dày.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu thấy khó nhớ mình đã uống thuốc hay chưa, bạn hãy treo một tờ lịch tại nơi để thuốc. Mỗi khi uống hết một ngày thuốc, bạn có thể gạch chéo vào ngày đó trên lịch. Như vậy bạn sẽ tránh vô tình uống gấp đôi liều thuốc.
    • Trên toa thuốc của bạn cũng sẽ ghi số ngày uống thuốc kháng sinh để đẩy lùi tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu bạn không uống đủ liều chỉ định, có khả năng là vi khuẩn còn sót lại sẽ khiến tình trạng nhiễm khuẩn tái phát, hoặc thuốc kháng sinh đó sẽ mất hiệu quả nếu lần sau bạn cần sử dụng.

  4. 4

    Tăng lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Ngoài tác dụng chống lại các vi khuẩn gây hại, thuốc kháng sinh còn có thể tấn công cả các lợi khuẩn trong cơ thể. Khi các vi khuẩn có lợi bị tấn công, bạn có thể bị đau dạ dày. Hãy thử khôi phục lại số lượng lợi khuẩn ở mức thích hợp để xử lý tình trạng đau dạ dày.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sữa chua trắng không đường là một nguồn rất tốt cung cấp probiotics hoặc các vi khuẩn có lợi. Nếu bình thường chỉ ăn một khẩu phần sữa chua để tận dụng lợi ích của thực phẩm này, bạn hãy cân nhắc ăn 3-5 khẩu phần sữa chua mỗi ngày khi uống thuốc kháng sinh để bù lại lượng vi khuẩn có lợi. Tìm loại sữa chua có chứa men sống để có kết quả tốt nhất.
    • Tỏi là một nguồn giàu prebiotic. Prebiotic cung cấp chất dinh dưỡng cho các probiotic [có trong sữa chua hoặc dưa cải muối Đức chẳng hạn]. Một khẩu phần khoảng 3 nhánh tỏi to mỗi ngày có thể giúp bảo toàn mức lợi khuẩn thích hợp trong cơ thể [lưu ý rằng tỏi có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu].
    • Các nguồn cung cấp lợi khuẩn khác bao gồm tương miso, cải muối Đức, trà nấm thủy sâm và nấm sữa kefir.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Giảm ăn đường khi uống thuốc kháng sinh. Đường có thể khiến vi khuẩn sinh sôi.
    • Uống nước súp gà trong thời gian uống thuốc kháng sinh cũng là ý tốt.

  5. 5

    Kể với bác sĩ về tình trạng trước đây của bạn khi uống thuốc kháng sinh. Nếu có tiền sử đau dạ dày do uống thuốc kháng sinh, bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc khác cho bạn.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bác sĩ cũng có thể điều chỉnh liều lượng thuốc để giảm khả năng gây đau dạ dày hoặc kê toa thuốc chống nôn để giảm tình trạng rối loạn dạ dày như buồn nôn hoặc nôn.
    • Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây phản ứng dị ứng. Nếu bắt đầu thấy phát ban hoặc ngứa khi uống một loại thuốc kháng sinh mới, bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay.

  1. 1

    Uống một tách trà hoa cúc La Mã. Cúc La Mã là một liệu pháp thảo mộc có thể hoạt động như một chất kháng viêm. Trà cúc La Mã có thể giúp bạn xoa dịu dạ dày nếu niêm mạc dạ dày bị xáo trộn vì sự mất cân bằng vi khuẩn do tác động của thuốc.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đun sôi nước, sau đó rót nước sôi lên túi trà.
    • Đậy tách trà hoặc ấm trà và chờ trà ngấm khoảng 15-20 phút. Trà càng ngấm lâu thì càng đậm.
    • Thêm một thìa cà phê mật ong hoặc các chất ngọt khác nếu thích, nhưng bạn nên nhớ là bản thân trà cũng đã khá ngọt mà chưa cần thêm chất ngọt.

  2. 2

    Chườm "nóng" lên bụng. Một chai nước nóng hoặc đai quấn nóng chườm lên bụng có thể giúp dạ dày thư giãn và dễ chịu hơn. Nếu cơn đau là do tình trạng co thắt gây ra bởi thuốc kháng sinh, cảm giác ấm trên da có thể giúp bạn thả lỏng và đỡ đau.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu không có túi chườm nóng, bạn hãy thử đổ gạo hoặc đậu pinto khô vào một vật đựng bằng vải sạch [chiếc tất cũng thích hợp]. Đảm bảo vật đựng phải kín [bạn có thể buộc lại hoặc cài kim băng] và cho vào lò vi sóng làm nóng khoảng 30 giây [hoặc đến khi các nguyên liệu bên trong ấm lên].
    • Không để túi chườm quá nóng. Bạn cần phải có cảm giác ấm trên da.
    • Tìm một nơi dễ chịu để nằm sao cho có thể đặt túi chườm nóng vững vàng trên bụng. Chườm ít nhất 15 phút. Bạn có thể lặp lại bao nhiêu lần tùy ý.

  3. 3

    Uống nước cơm. Nước cơm là nước trong nồi khi nấu cơm. Nước cơm khi uống vào sẽ giúp làm dịu dạ dày bằng cách tráng một lớp lót trên niêm mạc dạ dày.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nấu nước cơm bằng cách nấu ½ cốc gạo [gạo trắng bình thường là được] với gấp đôi lượng nước cần thiết – trong trường hợp này, ½ cốc gạo sẽ nấu với 2 cốc nước. Đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa và đun liu riu thêm 20 phút hoặc cho đến khi gạo mềm.
    • Trút nước và cơm qua rổ, để dành cơm cho bữa ăn. Hứng nước cơm trong bát hoặc nồi.
    • Rót nước cơm vào cốc và uống khi còn ấm. Bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong nếu thích.

  4. 4

    Thưởng thức một tách trà gừng tươi còn nóng. Gừng giúp thư giãn các cơ ở đường ruột và là liệu pháp hiệu quả để chữa co thắt dạ dày. Gừng cũng rất hiệu quả trong việc giảm buồn nôn. Nhấp một ngụm trà gừng ấm là cách để giảm đau dạ dày do uống thuốc kháng sinh.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Rửa, gọt vỏ và băm nhỏ một nhánh gừng dài khoảng 2,5-5 cm. Đun sôi 1-2 cốc nước, sau đó cho gừng vào. Càng dùng nhiều nước thì trà càng loãng; nhưng nếu bạn ngâm gừng trong nước thì trà sẽ đậm đặc hơn.
    • Đun sôi trong khoảng 3-5 phút, sau đó ngâm thêm 3-5 phút nữa.
    • Nhấc trà gừng khỏi bếp, lọc xác gừng và rót trà gừng tươi vào cốc hoặc ấm trà.
    • Bạn có thể thêm vào trà gừng một thìa mật ong hoặc chất ngọt khác nếu thích. Một số người thích thêm một lát chanh vào trà gừng nóng, và điều này cũng có thể giúp giảm đau dạ dày.

  • Tránh dùng kháng sinh khi không thực sự cần thiết. Bạn chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn thực sự. Ngoài trường hợp này, thuốc kháng sinh sẽ chỉ tấn công lợi khuẩn và phát sinh các vấn đề khác. Hơn nữa, vi khuẩn có thể biến đổi và tăng sức đề kháng với các loại thuốc khác sinh, và đến lúc bạn thực sự cần uống thuốc kháng sinh thì bác sĩ có thể phải tăng liều lượng.
  • Nhớ rằng thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virus. Nếu bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh nhiễm virus khác, bạn đừng yêu cầu được uống kháng sinh.

  • Không bao giờ chia sẻ thuốc kháng sinh với người khác. Chỉ nên uống thuốc được bác sĩ kê toa cho bạn.
  • Nếu định uống một loại thuốc khác để làm dịu cơn đau dạ dày, bạn cần hỏi bác sĩ trước. Một số thuốc giảm đau có thể tương tác với thuốc kháng sinh và ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc.

  1. //everydayroots.com/stomach-ache-remedies

Video liên quan

Chủ Đề