Chi phí nghiên cứu thị trường được hạch toán vào

Nghiên cứu và phát triển (R&D) là một hoạt động sống còn của bất kỳ công ty, hay tập đoàn lớn nào trên toàn thế giới. Ví dụ điển hình có thể kể đến các tập đoàn IT và điện thoại thông minh lớn như Facebook, Apple, Samsung. Các ứng dụng thú vị và tiện lợi trên facebook, hay các thế hệ smartphone ngày càng ưu việt hơn là kết quả của quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng của các nhà sáng chế. Thực tế là, R&D là một thế mạnh của công ty, vậy R&D có được tính là một tài sản vô hình của công ty không, giống như một bản quyền sáng chế?

Chi phí nghiên cứu thị trường được hạch toán vào

1. Chi phí nghiên cứu và phát triển? Chi phí nghiên cứu? Chi phí phát triển

Nhìn từ góc độ kế toán, một cách đơn giản và logic nhất, để có một sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ mất chi phí nghiên cứu sản phẩm đó, rồi từ kết quả nghiên cứu sẽ phát triển thành ứng dụng mới. Và sẽ mất thêm một khoản chi phí nữa để đưa được ứng dụng này đến với người dùng. Tuy nhiên, thực tế kế toán phức tạp hơn nhiều. Không chỉ một sản phẩm, mà hàng chục, hàng trăm sản phẩm sẽ được nghiên cứu cùng một lúc, có nghiên cứu thất bại, và cũng có nghiên cứu thành công. Đôi khi, nghiên cứu không thể phân ra lằn ranh với phát triển sản phẩm.

Để giải quyết vấn đề này, có một tiêu chuẩn kế toán quốc thường được các kế toán viên sử dụng, đó là IAS – International Accounting Standards, chuẩn mực kế toán quốc tế. Đây là tiêu chuẩn rất lâu đời, và hiện tại vẫn được nhiều nước áp dụng cho hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia. IAS bao gồm nhiều khoản mục để quy định và hướng dẫn cho một hệ thống kế toán minh bạch, rõ ràng. Và điều khoản quy định về mục Nghiên cứu và phát triển nằm trong điều khoản 38 của IAS.

Chi phí nghiên cứu thị trường được hạch toán vào

IAS 38.52 có đưa ra tiêu chí cơ bản để ghi nhận liệu có một tài sản vô hình được tạo ra từ hoạt động R&D không, qua viêc đáp ứng các tiêu chí để được công nhận, và phân biệt giữa giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn phát triển

Chi phí nghiên cứu thị trường được hạch toán vào

- Nếu hai giai đoạn này không thể phân biệt: Tất cả các chi phí này được ghi nhận là chi phí nghiên cứu => được ghi nhận vào bảng báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp như là chi phí nghiên cứu và phát triển - Nếu hai giai đoạn có thể phân biệt: Chi phí nghiên cứu được vẫn tính vào chi phí trong Bảng cáo cáo lợi nhuận khi phát sinh. Chi phí phát triển được ghi nhận thêm khi các tiêu chí nhận biết (recognition criteria) được vốn hóa => trở thành tài sản vô hình và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán.

2. Định nghĩa R&D và các quy trình ghi nhận chi phí R&D

Nghiên cứu là điều tra ban đầu và kế hoạch thực hiện với triển vọng đạt được kiến thức và sự hiểu biết về khoa học, kỹ thuật mới (IAS 38.8).

Ví dụ. các hoạt động nhằm thu thập kiến thức mới và việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho vật liệu mới hoặc được cải thiện, các thiết bị, sản phẩm, quy trình, hệ thống, dịch vụ (IAS 38.56)

Phát triển là việc áp dụng các kết quả nghiên cứu hoặc tri thức khác với một kế hoạch hoặc thiết kế để sản xuất vật liệu, thiết bị, sản phẩm, quy trình, hệ thống mới hoặc được cải thiện đáng kể hoặc dịch vụ trước khi bắt đầu sản xuất thương mại hoặc sử dụng (IAS 38.8).

Ví dụ như: thiết kế, xây dựng và thử nghiệm các nguyên mẫu tiền sản xuất hoặc tiền sử dụng và các mô hình và một thay thế được lựa chọn cho vật liệu mới hoặc được cải thiện, vv (IAS 38.59)

3. Tiêu chí nhận biết chi phí phát triển

Một chi phí phát triển được công nhận là một tài sản vô hình phát sinh nếu các tiêu chí sau đây được đáp ứng:

Chi phí nghiên cứu thị trường được hạch toán vào

Chi phí nghiên cứu thị trường được hạch toán vào

Sau khi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn trên, chi phí phát triển sẽ được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán như một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, không thể phân biệt được rõ ràng các khâu R và D của họ, vì vậy chi phí cho R&D thường được ghi nhận vào Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tham khảo từ: International Accounting Standard 38

Cảm ơn chị. Chị xem hộ bài viết này nhé:

CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ:

Chi phí tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh chi ngoài hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. Chi phí tiền lương, tiền công chi không có hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động trừ trường hợp cơ sở kinh doanh thuê lao động thời vụ hoặc vụ việc.

Chi phí của cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ, của người nông dân trực tiếp làm ra; mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; mua nông, lâm, thuỷ sản của người sản xuất, đánh bắt bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.

Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho nguời lao động đi công tác (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương; chi từ thiện trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục nêu tại điểm 2.8 phần này; chi phí mua thẻ hội viên sân golf, chi phí chơi golf.

...

CÁC KHOẢN CHI BỊ KHỐNG CHẾ KHÔNG ĐƯỢC VƯỢT QUÁ 10%.

Chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi tiếp tân, khánh tiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; Chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán (kể cả chi bằng tiền cho đại lý và người mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn); Chi báo biếu, báo tặng của các cơ quan báo chí và các loại chi phí khác

CÁC KHOẢN CHI KHÔNG BỊ KHỐNG CHẾ

Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu Click to expand...

Để đánh giá về tiềm năng của một thị trường, tình trạng của việc kinh doanh và nhu cầu đối với một sản phẩm nhất định là một định nghĩa chung về hoạt động nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên điều quan trọng nhà marketing phải rõ ràng các phương pháp được sử dụng và mục đích để thực hiện nghiên cứu thị trường.

1 / Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường là một nghiên cứu về các đặc điểm của một thị trường mà một công ty hy vọng sẽ thành lập được thị trường đó. Có thể nhìn nhận từ hai góc độ khác nhau:

  • Cung – bằng cách phân tích sự cạnh tranh (trực tiếp và gián tiếp) và các dịch vụ hiện có
  • Cầu – tìm cách hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và xác định quy mô của thị trường mục tiêu

Thuật ngữ này thường được sử dụng theo quan điểm B2C, từ quan điểm của một công ty muốn thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ mới với người tiêu dùng mục tiêu.

Nghiên cứu thị trường giúp cung cấp các thông tin cần thiết để các tổ chức, doanh nghiệp giải quyết những vấn đề marketing; thiết kế các phương pháp thu thập dữ liệu; quản lý và thực hiện quá trình thu thập dữ liệu; phân tích các kết quả và truyền thông về những kết quả cũng như sử dụng chúng.

Như vậy, nghiên cứu marketing hay nghiên cứu thị trường liên quan đến mọi hoạt động và các chức năng khác của marketing, từ khâu hoạch định kế hoạch marketing như phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu trên thị trường, các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến… cho đến quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing.

Chi phí nghiên cứu thị trường được hạch toán vào

2 / Mục tiêu của nghiên cứu thị trường

Nhiều công ty sử dụng nghiên cứu thị trường khi tung ra một sản phẩm mới hoặc phát triển một công nghệ mới. Nghiên cứu thị trường nhằm giúp họ hiểu rõ hơn:

  • Thị trường: quy mô, tổ chức, trưởng thành, xu hướng và phát triển, bối cảnh pháp lý và tài khóa, v.v.
  • Khách hàng tiềm năng: nhu cầu, hành vi, thói quen tiêu dùng, kỳ vọng, thị hiếu của họ. Nghiên cứu thị trường cho phép các công ty theo kịp các thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng
  • Đối thủ: Có bao nhiêu? Họ cung cấp những gì? Làm thế nào để họ hoạt động? Khu vực bắt khách hàng của họ là gì? Có đối thủ cạnh tranh gián tiếp nào không?
    Cùng với nhau, kiến thức này giúp hạn chế rủi ro thương mại và tài chính khi tung sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường.

Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể xác định rõ hơn phạm vi hoạt động của họ, danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ, chính sách giá của họ hoặc thay đổi đối với dịch vụ và chiến lược của họ.

Đây là cách giải thích thường được chấp nhận của nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận ra rằng nghiên cứu thị trường cũng có thể tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như:

  • Phân tích nhà cung cấp, quy định, nhận thức thương hiệu
  • Tiềm năng của một điểm bán hàng mới, điểm cải tiến, một tính năng mới, chứ không phải là một sản phẩm tiêu dùng mới
  • Các chuyên gia khảo sát và các nhà hoạch định để kiểm tra sự liên quan của một tính năng mới

3 /  Làm thế nào để nghiên cứu thị trường?

Để nghiên cứu thị trường, công ty cần có mục tiêu muốn đạt được thông qua việc nghiên cứu này. Tiếp đó tiến hành nghiên cứu với những hoạt động như thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, phân tích, đưa ra đề xuất cho doanh nghiệp.

Việc nghiên cứu thị trường thường được thực hiện bởi các công ty chuyên về dịch vụ nghiên cứu, tư vấn marketing.

Đối với việc thuê dịch vụ nghiên cứu thị trường, sau khi tổng kết và thu thập được kết quả được tổng hợp, phân tích dữ liệu và sau đó được giải thích. Doanh nghiên cứu thị trường sau đó đề xuất một báo cáo tóm tắt các số liệu và kết quả thu được cho công ty (thường là các đề xuất & dữ liệu theo nhu cầu & mong muốn của công ty) và các kết luận rút ra từ những dữ liệu này. Và các quyết định marketing sau đó cũng được đưa ra từ báo cáo này.

>>> Xem thêm: Thực hiện nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

4/ Đặc trưng chính của hoạt động nghiên cứu thị trường

Có thể thấy về bản chất, nghiên cứu marketing là một dạng nghiên cứu khoa học, và do vậy mang những đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học. Những đặc điểm chung của hoạt động nghiên cứu marketing được trình bày sau đây:

  • Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường, các nhà nghiên cứu thường tiến hành bằng phương pháp khoa học, dựa trên nền tảng cơ sở gốc chính là dữ liệu. (xem thêm: Marketing dựa trên dữ liệu)
  • Trong các dự án nghiên cứu thị trường cụ thể, các nhà nghiên cứu thường tìm kiếm những cách thức phối hợp chúng một cách linh hoạt, hoặc điều chỉnh chúng cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Mặt khác, những cách thức mới cũng thường được các nhà nghiên cứu đưa ra để giải quyết vấn đề.
  • Trong một cuộc nghiên cứu thị trường, thông thường người nghiên cứu sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Lý do là bởi vì thông tin trong một dự án nghiên cứu marketing thường được/cần được thu thập từ nhiều nguồn để đạt được sự phong phú và tin cậy cao hơn. Các nhà nghiên cứu ít khi chỉ dựa vào một phương pháp thu thập hoặc một nguồn thông tin duy nhất.
  • Trong nghiên cứu thị trường vấn đề đạo đức nghiên cứu được nhấn mạnh. Có thể thấy, các cuộc nghiên cứu marketing nhìn chung đều có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Qua hoạt động nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp sẽ hiểu nhiều hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Từ đó, họ có thể cải thiện khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ của mình. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng nghiên cứu marketing và gây khó chịu hoặc xâm phạm đời tư của khách hàng. Khách hàng có thể e ngại rằng các doanh nghiệp dùng các phương pháp nghiên cứu để thăm dò hành vi để thao túng việc mua sắm của họ… Chính vì vậy, tỉ lệ khách hàng đồng ý tham gia vào các cuộc nghiên cứu của các doanh nghiệp đang có xu hướng sụt giảm trong những năm gần đây.
  • Nghiên cứu thị trường trong các doanh nghiệp thường là các nghiên cứu được cá biệt hóa theo yêu cầu (làm theo yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp), thường nhằm vào các vấn đề như nghiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm mới, nghiên cứu hành vi, insight khách hàng, test sản phẩm,…  thường được các nhà quản trị marketing yêu cầu, đồng thời kết quả nghiên cứu thường được phục vụ cho doanh nghiệp ở quy mô bên ngoài bộ phận marketing. Cũng chính vì lý do này mà các doanh nghiệp (những nhà quản trị marketing) đặt hàng luôn cân nhắc kỳ giá trị và chi phí khi tiến hành nghiên cứu marketing. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về dự án nghiên cứu thị trường cá biệt theo yêu cầu.

Thực vậy, mục đích của hoạt động nghiên cứu thị trường là cung cấp những thông tin hữu ích phục vụ việc ra quyết định của những nhà quản trị marketing, bộ phận lãnh đạo, bộ phận phát triển sản phẩm,..  Để có được những thông tin này, các nhà nghiên cứu phải bỏ ra những chi phí nhất định.

Do đó, họ cần phải xác định giá trị của thông tin và so sánh nó với những chi phí phải bỏ ra để có được các thông tin đó. Những cuộc nghiên cứu có chi phí dự kiến cao hơn giá trị mà thông tin thu thập được mang lại cần được cân nhắc xem có nên tiến hành hay không?

Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), startups,.. không có quá nhiều ngân sách để tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường bài bản với các doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế, thêm vào đó đội ngũ nhân sự khó mà có đủ chuyên môn để tự triển khai thì việc lựa chọn các gói dịch vụ nghiên cứu thị trường theo nhu cầu hoặc giai đoạn là giải pháp tối ưu cả về chi phí lẫn nguồn lực.

Xem thông tin về dịch vụ nghiên cứu thị trường ít tốn kém cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

5 / Chi phí nghiên cứu thị trường là bao nhiêu?

Nghiên cứu thị trường nổi tiếng là tốn thời gian, cồng kềnh và đắt đỏ. Chi phí nghiên cứu thị trường tiêu chuẩn được ước tính trung bình trên thế giới tối thiểu khoảng 15.000 euro (400- 500 triệu).

Bằng cách tập trung vào nhu cầu & trường hợp thực tế của doanh nghiệp trong một thị trường và bằng cách tự động hóa các quy trình, tại DTM Consulting phí để triển khai từ nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu & báo cáo đề xuất về chiến lược (thương hiệu, sản phẩm, thị trường,…. đến cải tiến sản phẩm, kế hoạch hành động,…phụ thuộc vào nhu cầu của công ty) có thể cung cấp một nghiên cứu thị trường trong vòng chưa đầy 3 tuần với mức giá chỉ từ 20 triệu. Đây là những khoản tiết kiệm đáng kể về chi phí và thời gian cho các công ty hay thậm chí là cá nhân muốn xây dựng và phát triển doanh nghiệp

Chi phí nghiên cứu thị trường được hạch toán vào

Tại DTM chúng tôi đưa ra gói nghiên cứu thị trường này với mong muốn hỗ trợ, đồng hành các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thêm cơ hội để phát triển thị trường và khách hàng với ngân sách hạn chế.

DTM hỗ trợ thông qua việc tối ưu hóa chi phí nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng theo từng trường hợp cụ thể, bằng cách kết hợp dịch vụ được cung cấp bởi đội ngũ tư vấn chuyên môn (consultant) của DTM với nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp thay vì thuê ngoài hoàn toàn.

Tại DTM Consulting có 2 gói nghiên cứu thị trường chính:

  • Nghiên cứu thị trường, tìm hiêu khách hàng (theo yêu cầu) – dữ liệu nghiên cứu khai thác từ cơ sở dữ liệu (về từng ngành và thị trường) của riêng DTM Consulting. Đầu ra trả về doanh nghiệp sẽ là báo cáo đề xuất các phương án kế hoạch theo nhu cầu & mong muốn của doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng (gói tiêu chuẩn) – nghiên cứu được xây dựng dựa vào nhu cầu & mong muốn thực tế của doanh nghiệp, đầu ra trả về doanh nghiệp gồm báo cáo đề xuất các phương án, kế hoạch và dữ liệu thô, dữ liệu được phân tích,….

Ngoài ra, với các cá nhân chúng tôi có gói Nghiên cứu và sử dụng insight khách hàng cho marketer – Thiết kế và triển khai thu thập và nghiên cứu insights khách hàng, Nghiên cứu hành vi khách hàng/người dùng, xây dựng personas, hành trình khách hàng và báo cáo kết quả – đề xuất giải pháp marketing nhằm đáp ứng khách hàng mục tiêu, phát triển thương hiệu và thị trường)

Trong từng gói, doanh nghiệp có thể tùy chọn từng hoạt động dựa vào nhu cầu và nguồn lực của mình.

Đặc biệt, trong năm 2020, nhằm hỗ trợ các SMEs và Startups, DTM Consulting cung cấp dịch vụ tư vấn MIỄN PHÍ về chiến lược (chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, thương hiệu,…) và định hướng hoạt động, chiến thuật marketing của doanh nghiệp dựa trên các kết quả dữ liệu thu thập đươc  nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng các dữ liệu sau nghiên cứu một cách hiệu quả.

Đối với các doanh nghiệp có đủ nguồn lực để có thể thực hiện các khâu khảo sát, DTM Consulting sẵn sàng cung cấp dịch vụ bán phần như tư vấn thực hiện, thiết kế khảo sát, đào tạo nhân viên khảo sát, giám sát triển khai, phân tích dữ liệu….

Nếu bạn có nhu cầu hoặc có băn khoăn về hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, xin vui lòng nhận tư vấn và thông tin chi tiết TẠI ĐÂY để:

NHẬN ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH MIỄN PHÍ