Chân trời góc bể là gì năm 2024

                                          
  • "Anh biết rõ em là hoa hồng có gai mà vẫn muốn đem đặt trong tim, dẫu có những lúc bị đâm đến rỉ máu, vẫn luyến tiếc không muốn buông ra."
                          
  • "Nếu hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, anh sẽ không bao giờ để em thấy chúng héo tàn."
  • "Tôi tuyệt đối không từ bỏ em. Dù em có chạy đến chân trời góc bể, tôi cũng sẽ theo đuổi em."
  • "Em nghe nói hai người yêu nhau chính là oan gia từ kiếp trước. Kiếp này vì báo thù mà dùng tình yêu tra tấn lẫn nhau"
  • "Nếu có thể cô sẽ chọn không nói gì cả, chỉ muốn ôm anh khóc thật lớn khóc ra hết tất cả những ấm ức trong lòng, cầu xin anh lại bố thí cho cô một chút yêu thương nữa, lại dịu dàng che chở cho cô thêm một lần nữa."
  • "Tại sao em chỉ nhớ tôi tổn thương em thế nào, sao em không nhớ tôi yêu em thế nào, em báo đáp tôi ra sao? Em có biết mỗi lần nhìn thấy em ngủ, trong lòng tôi buồn thế nào không? Tôi rất sợ đêm hôm sau, người nằm bên cạnh em không phải là tôi..."
  • "Không dễ dàng quên đi, cũng không thể nào tránh né. Trong tình yêu, người thủy chung chính là người bị tổn thương sâu sắc nhất."
  • "Có những thứ cho đến khi phút cuối cùng trước khi mất đi mới đẹp nhất, huy hoàng nhất. Đã bỏ lỡ ban mai, ngàn vạn lần đừng bỏ lỡ hoàng hôn."
  • "Có những thứ mất đi có thể lấy lại được. Có những thứ nếu bỏ lỡ sẽ không thể cứu vãn."
  • "Thế giới này thứ gì cũng có thể chia sẻ, duy chỉ có trái tim không thể chia đôi."
  • "Chuyện cũ như cơn gió, sau khi đi qua, ngoài làm rối tung tất cả, không để lại gì."

                      

Tình yêu, một từ đẹp như mơ, chủ đề vĩnh hằng bất biến.

                      
Là mơ ước trong lòng mỗi người.
                      
Những lời thề chân trời góc bể, những lời hẹn biển cạn đá mòn.
                      
Cặp tình nhân nào cũng từng thề hẹn, nhưng có mấy ai đi trọn con đường.
                      
Thật ra không phải yêu chưa tới, không phải tình chưa sâu, mà do họ chưa đủ vững lòng trước hiện thực nghiệt ngã!
                      
Khi phải lựa chon, họ lựa chọn từ bỏ ...
                      
Bốn năm trước, quá khứ hạnh phúc của Diêu Băng Vũ đã kết thúc vào năm cô hai mươi mốt tuổi, kết thúc vào ngày cô tự tay đẩy Trần Lăng – người con trai cô yêu thương nhất về bên người con gái khác. Là ngốc nghếch, hay dại dột? Cô không hối hận. Khi chứng kiến anh giãy giụa giữa tình yêu và tình thân mà gục ngã, cô đã lựa chọn buông tay.
                      
Bốn năm sau, bà mẹ đơn thân vì đứa con gái nhỏ mà nhẫn nhịn trong một công việc nhiều cám dỗ: nghề thư ký. Bốn năm đi làm mười sáu lần đổi việc, những tưởng công việc mới có thể cho cô sự bình yên, nhưng trái tim Diêu Băng Vũ lại nổi lên nhiều sóng gió bởi ông chủ mới Lâm Quân Dật thật giống với Trần Lăng.
                      
Cô không cách nào thôi tìm kiếm bóng hình củaTrần Lăng trên con người Lâm Quân Dật, dẫu tính cách anh ta luôn nằm ngoài tầm hiểu biết của cô, lúc lạnh lùng lúc dịu dàng, lúc tàn nhẫn lúc thương tiếc, và ánh mắt thâm sâu thỉnh thoảng vẫn nhìn cô mang nhiều ẩn ý.
                      
Có rất nhiều ngã rẽ trên một con đường, có rất nhiều lựa chọn trong cả cuộc đời, và đâu sẽ là con đường mà Diêu Băng Vũ lựa chọn?
                      
---> Nguồn: truyenfull.vn
                              
"Trong thời đại của sự xao lãng, không gì có thể làm cho chúng ta sung sướng cho bằng cảm giác hòa mình, bị tan biến trong khung cảnh xung quanh chúng ta," tiểu thuyết gia Pico Iver viết.

"Và trong thời đại phân mảnh, không gì khiến chúng ta cảm thấy giàu có hơn - được là chính mình nhiều hơn - hơn là nán lại một điểm nào đó."

Những suy ngẫm của Iver là lời tựa cho một cuốn sách mới, Tìm Chốn Nơi Xa Xôi, vốn khám phá một số nơi trú ẩn độc nhất vô nhị ở 'nơi tận cùng thế giới'.

Cuốn sách cổ súy quan niệm rằng sự xa xôi và đời sống ẩn dật là liệu pháp chữa trị, và ý tưởng rằng những thiết kế được làm cẩn thận sẽ làm tăng lên cảm giác tận hưởng những kiến trúc này.

Và những hình ảnh do David de Vleeschauwer chụp về những nơi nghỉ dưỡng và lánh đời tuyệt đẹp này chắc chắn mang đặc tính thiền định.

'Để sống chậm'

Vậy điều gì đã cuốn hút tác giả, Debbie Pappyn, về chủ đề này?

"Những nơi xa xôi thường có đem đến cảm giác mạnh mẽ về địa điểm; chúng buộc bạn một lần nữa phải sống chậm lại và biết trân trọng những điều nhỏ nhặt hoặc hiển nhiên trong cuộc sống," bà nói với BBC Designed.

"Sự tĩnh lặng, bầu trời tối, không gian, sự trống rỗng, cô độc. Sau 15 năm di chuyển không ngừng nghỉ đến những nơi xa xôi này của thế giới, chúng tôi [bà và nhiếp ảnh gia De Vleeschauwer] thường gặp những du khách khác xin chúng tôi lời khuyên về nơi kế tiếp để đi."

Chân trời góc bể là gì năm 2024

Nguồn hình ảnh, David de Vleeschauwer

Chụp lại hình ảnh, Những khung cửa sổ từ sàn lên tới trần nhà ở mỗi căn hộ mở ra không gian sa mạc đầy kịch tính

"Thật dễ dàng tổng hợp một danh sách các khách sạn cực kỳ xa xôi, nhưng danh sách của chúng tôi không chỉ là về khoảng cách xa xôi địa lý hay vật lý mà là về cảm giác, và cách mà địa điểm đó nhẹ nhàng mời gọi du khách ngắt kết nối với các thiết bị điện tử làm xao lãng và buông bỏ một cuộc sống vốn thường có nhịp điệu rất cao."

Cuốn sách giới thiệu các tòa nhà ở những nơi xa xôi vốn được thiết kế để đem đến cảm giác tĩnh lặng và yên bình - và tận dụng tối đa môi trường tuyệt vời xung quanh.

Chân trời góc bể là gì năm 2024

Nguồn hình ảnh, David de Vleeschauwer

Chụp lại hình ảnh, Bể bơi phản chiếu ánh hoàng hôn tại khách sạn Utah

Cách mà kiến trúc hòa quyện vào môi trường xa xôi, bất ngờ là một chủ đề mạnh mẽ xuyên suốt cuốn sách.

Khách sạn Amangiri, ở Page, Utah, nằm ở sa mạc Navajo, và được Studio 1-10 ở Arizona thiết kế, là một ví dụ điển hình.

"Các kiến trúc sư đã làm được điều tuyệt vời khi để cho toàn bộ khách sạn hòa lẫn hoàn toàn vào cảnh quan màu đỏ," Pappyn nói. "Do đó, nó không thu hút quá nhiều sự chú ý."

Nội thất của tòa nhà cũng hài hòa với khung cảnh, với tầm nhìn toàn cảnh từ mỗi phòng nhìn ra sa mạc và, vào ban đêm, là bầu trời đầy sao.

Nội thất của khách sạn Amangiri, Pappyn cho biết, "tất cả đều tập trung vào việc tìm đến và đi ra từ cảnh quan với các cửa sổ, góc tường hoặc lối đi đưa đá sa mạc vào trong, và cho phép tầm nhìn liên tục vào quang cảnh xung quanh."

Chân trời góc bể là gì năm 2024

Nguồn hình ảnh, David de Vleeschauwer

Chụp lại hình ảnh, Fogo Islands tại Newfoundland nằm ở nơi rất xa xôi, hẻo lánh

Kiến trúc và bối cảnh lại được tiếp cận theo một cách khác ở khách sạn Fogo Island Inn, tỉnh Newfoundland, Canada.

Tòa nhà góc cạnh, nổi bật của công ty kiến trúc Saunders tương phản với những ngôi nhà bằng gỗ truyền thống xung quanh của ngư dân.

"Nhưng nó có tác dụng bằng cách nào đó," Pappyn nói. "Nó không tạo ra xung đột." Và các cửa sổ lớn giúp 'đưa vào trong' biển Labrador ngút ngàn tuyệt đẹp gần đó.

"Đến đây ở là lúc nào cũng nhìn ra bên ngoài, và thiết kế và kiến trúc tạo điều kiện cho việc này. Nó hiện đại, trắng tươi mát nhưng vẫn đem đến cảm giác ấm cúng và thân mật. Chỗ ở này hoàn hảo vào ngày đông khi nhiệt độ ngoài trời xuống đến -25C."

Các điểm nhấn đầy màu sắc dùng trong đồ nội thất mềm mại bên trong căn nhà làm tăng thêm hiệu ứng ấm áp và chào đón.

Và gần đó là góc của các nghệ sĩ, do Shorefast Arts Foundation tạo nên - nơi ẩn dật kín đáo cho các nghệ sĩ và nhà văn.

Cân bằng với thiên nhiên

Chân trời góc bể là gì năm 2024

Nguồn hình ảnh, David de Vleeschauwer

Chụp lại hình ảnh, Khách sạn Fogo Islands

Trong môi trường còn chưa được khai phá ở Vịnh Coles, Tasmania, xây dựng một khách sạn sang trọng mà không xâm phạm quá nhiều vào tự nhiên hoang dã hẳn là một thách thức đáng kể.

Khách sạn Saffire Freycinet, do công ty Morris Nunn & Associates thiết kế, nhằm đạt 'sự cân bằng', Pappyn nói.

"Các kiến trúc sư đã sử dụng rất nhiều vật liệu tại chỗ và tự nhiên với nhiều gỗ và màu sắc ấm áp, vì vậy sự tương phản giữa việc ở trong khách sạn và đi ra ngoài thiên nhiên hoang dã của Tasmania là không quá lớn. Ngay cả ở những nơi xa xôi, tất cả chỉ là sự cân bằng, ngay cả giữa việc ở trong môi trường hoang dã vào ban ngày và ở trong môi trường rất thoải mái vào ban đêm."

Chân trời góc bể là gì năm 2024

Nguồn hình ảnh, David de Vleeschauwer

Chụp lại hình ảnh, Saffre Freycinet được thiết kế để mở rộng tối đa tầm nhìn hướng vào quang cảnh xung quanh tại Tasmania

Các nhà thiết kế làm nên các tòa nhà trên đảo tư nhân Ratua, ở Espiritu Santo, quần đảo Vanuatu, đều là thợ thủ công địa phương.

Ở đây, nhịp sống chậm trên đảo giữa Thái Bình Dương tạo ra tâm trạng.

Ở hòn đảo tất cả mọi việc đều là 'đừng có đụng đến' môi trường nhiệt đới hoang dã, theo Pappyn.

"Không có những ngôi nhà gỗ nghỉ mát trên mặt nước có phong cách và hiện đại. Ở đây bạn ở trong những căn nhà gỗ được xây dựng thủ công ẩn mình trong một khung cảnh nhiệt đới rậm rạp với tầm nhìn ra những đầm phá trong xanh và Thái Bình Dương."

"Chỗ này là dành cho du khách không muốn ở trong phòng kính có điều hòa nhưng muốn để kết nối với hòn đảo này, thiên nhiên, những con ngựa bán hoang dã rong ruổi khắp nơi, và người dân Vanuatu tốt bụng và thân thiện."

Chân trời góc bể là gì năm 2024

Nguồn hình ảnh, David de Vleeschauwer

Chụp lại hình ảnh, Phòng ngủ tại khách sạn Saffre Freycinet

Pappyn nói với BBC Designed rằng cuốn sách đó là một 'lựa chọn rất riêng' những nơi lưu trú đa dạng, từ những nhà trọ nhỏ trên các hòn đảo bí mật của Hy Lạp đến những nhà nghỉ xa xôi ở Alaska.

"Tất cả những nơi có đều có câu chuyện của riêng mình để kể và đều vô cùng độc đáo. Nó dành cho những du khách tìm kiếm những nơi nghỉ ít người biến đến, để họ có thể sống chậm lại, ngắt kết nối và một lần nữa tận hưởng những cái nhỏ trong cuộc sống."

Chân trời góc bể là gì năm 2024

Nguồn hình ảnh, David de Vleeschauwer

Chụp lại hình ảnh, Trên Đảo Ratua của Vanuatu, mọi căn nhà đều được tạo nên bởi các thợ thủ công địa phương

Và cảm giác yên bình và tĩnh lặng có được từ nơi xa xôi có lẽ là cần thiết hơn bao giờ hết trong thế giới quay cuồng của chúng ta.

Như nhà văn Pico Iver đã viết: "Bạn càng có nhiều không gian xung quanh chừng nào, bạn càng khám phá nhiều không gian bên trong bản thân chừng đó."

"Bạn càng có ít vật dụng trong phòng, bạn càng phải mang đến cho người khác nhiều chừng đó. Bạn càng ít lo lắng chừng nào, bạn sẽ cảm thấy giàu có hơn chừng đó, theo nghĩa sâu sắc nhất."

Nơi chân trời góc bể là gì?

Cụm từ (văn học) Mênh mông, trải dài khắp đại dương và đường chân trời.

Ý nghĩa của từ chân trời là gì?

Chân trời (hoặc đường chân trời) là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.. Khi đứng từ bờ và nhìn ra biển thì vùng biển gần đường chân trời được gọi là khơi.

Bên trời góc bể có nghĩa là gì?

Giải thích: + Bên trời góc bể: Chỉ sự long đong nay đây mai đó, khi bên trời, khi góc biển xa xôi, phiêu bạt.