Cây si và cây sanh khác nhau thế nào

Gồm có Sanh , Si , Đa , Đề là những cây đa niên , bộ rễ mạnh đẹp , thân sù sì, cành lá sum sê, cây dễ chăm sóc.

CÂY SANH

Cây xanh tên khoa học là Ficus benjamina L , họ Moraceae , lá nhỏ nhọn và xoăn như bánh tráng nướng , lá nhỏ hơn lá cây si . Vì là loại cây lá nhỏ dễ tạo hình bonsai hơn nên thường được các nghệ nhân ưa trồng hơn si . Sanh cũng có 3 loài chính : lá to , lá trung và lá nhỏ ,thường màu xanh , có loài lá có loang đốm trắng hay xanh ngọc …..

.jpg)

CÂY SI

Cây đa niên nhỡ cùng giống ficus và họ moraceae với cây đa , lá nhỏ hơn đa , mặt lá láng không xoăn như lá cây sanh , cũng có nhiều cành và rễ phụ như cây đa . Cây si thường có rễ phát triển rất mạnh thường trồi lên mặt đất , dễ tạo thế cỗ thụ khi trồng vào chậu . Cây si đuợc dùng nhiều trong cây đại cảnh và nghệ thuật bonsai.

Cây si và cây sanh khác nhau thế nào

CÂY ĐA

Cây đa tên khoa học là Ficus bengalensis là một loại cây thuộc họ Dâu tầm Moraceae thường phát triển thành cây khổng lồ thân to mấy chục người ôm , tán che phủ vài ngàn mét vuông , ở Việt Nam thường trồng ở cổng làng , đình chùa ...Giống Ficus có nhiều loài ( species ) khác nhau cũng được gọi là cây đa như : Ficus religiosa là cây bồ đề , Ficus elastica là cây đa cao su Ấn Độ , Ficus benjamina là cây sanh …

Đa là loại cây lớn thân rễ, phát triển nhanh, cành lá um tùm trong vườn cảnh nên trồng mặt sau nhà để tạo thế Huyền vũ được bảo vệ , không nên trồng phía trước cản sinh khí vào nhà . Vì cây dễ sống dễ uốn tỉa nên thường được sử dụng trồng trong chậu tạo thế .

Trong nhóm Ficus này còn có các cây Gừa ( Ficus microcarpa , Ficus callosa L . ) , cây Sộp ( Ficus Pisocarpa ) , cây Lâm vồ ( Ficus rumphii ) ... cũng thường được sử dụng làm cây đại cảnh và Bonsai tại các tỉnh phía Nam .

Cây si và cây sanh khác nhau thế nào

CÂY BỒ ĐỀ

Cây Đề tức là cây Bồ đề là một cây thuộc giống Đa - Ficus. Tên khoa học là Ficus religiosa , có nguồn gốc ở Ấn Độ , Tây Nam Trung Quốc , các nước Đông Dương Việt , Lào , Kampuchia .

Cây Bồ Đề Trong Tín Ngưỡng: Cây này được các tôn giáo như Ấn Độ giáo , Kị - Na giáo và Phật giáo cho là thiêng liêng .

Tương truyền Thái tử Tất Đạt Ta Cồ Đàm( sa. siddhărtha gautama , pi. siddahattha gotama ) , ngồi thiền định 49 ngày dưới gốc cây này và đạt được giác ngộ trở thành Đức Phật , do vậy cây này có tên là Bồ Đề , Bồ đề ( sa. , pi . bodhi ) dịch âm từ tiếng Phạn có nghĩa Tỉnh thức tức là giác ngộ .

Cây Bồ Đề già nhất thế giới hiện nay ở Tích Lan ( Sri lanka ) là cây lấy từ nhánh cây gốc nơi Đức Phật Thích Ca thiền định do vua A-Dục tặng vu Tích Lan vào khoảng năm 288 trước Tây lịch .

Cây Bồ Đề là loại đại mộc cao đến 30 m đường kính thân có thể trên 3m , lá hình quả tim chóp kéo dài chóp nhọn thuôn đều khá đẹp . Cây này rất dễ trồng , hệ thống rễ phát triển mạnh , dễ uốn tỉa thành các cây thế và bonsai.

Các loài cây nhóm Tứ Linh thường phát triển rất nhanh , rễ nhiều xâm lấn các cây khác , lá sum suê tạo quang cảnh " âm u " ( người xưa thường nói : thần cây đa , ma cây gạo , nói lên cảnh vật đó ) nên thường trồng ở các đỉnh chùa , nhà ở nên trồng chúng dạng bonsai , trồng làm đại cảnh phía trước cản trở sinh khí luân chuyển không tốt .

Các nghệ nhân thường tạo dáng uốn tỉa cây cảnh , cây bonsai theo tiêu chuẩn cơ bản là : Nhất hình Hình - Nhị Thế - Tam Chi - Tứ Diệp nhằm có được dáng cây hài hoà tươi đẹp vừa mang ý nghĩa thẩm mỹ thưởng ngoạn vừa giáo dục về luân thường đạo lý xưa như : Tam Cương Ngũ Thường , Tam Tòng Tứ Đức , Nhị Thập Tứ Hiếu ... Trong đó các phần ngọn - rễ - thân tương ứng với 3 ngôi : Thiên - Địa - Nhân luôn được chăm sóc hài hoà , không xem nhẹ phần nào.

là một trong những cây cảnh đẹp được nhiều cá nhân và cơ quan, doanh nghiệp đang dùng để trang trí cảnh quan. Hiện nay, loại cây này thường được trồng dưới dạng bonsai hoặc để cho cây cao lớn tự nhiên và kết hợp trồng tại các hòn non bộ.

Cần tìm hiểu về cây sanh là cây gì hãy dành thời gian để đọc nội dung bên dưới nhé!

Cây si và cây sanh khác nhau thế nào
Thông tin chi tiết về cây sanh kiểng

Cây Sanh là cây gì?

Cây Sanh được gọi theo tên khoa học bằng tiếng Anh là Ficus benjamina L. Tại Việt Nam, loại cây này còn biết đến với nhiều tên gọi khác là Xanh, cây Gừa hoặc là si. Loại cây này được liệt vào họ hàng của cây dâu tằm và được tính là dạng cây trồng bonsai.

Cây Đa, cây Si, cây Sung và cây Xanh được liệt vào hàng cây tứ linh của Việt Nam.

Đặc điểm cây sanh

  • Cây xanh cảnh thuộc thân gỗ, được nuôi trồng và tạo dáng theo hình thức bonsai. Nếu để cây mọc tự nhiên thì có thể đạt đến chiều cao từ 15m đến 20m.
  • Rễ của cây xanh ngoài nằm dưới đất còn sinh trưởng và phát triển từ các cành lớn và thân. Đây chính là đặc điểm đặc trưng tạo nên sự thu hút của cây sanh. Vào mùa mưa ẩm rễ của chúng sẽ sinh trường tốt hơn.
  • Thân và cành của cây xanh cảnh rất dễ uốn và có thể tạo được nhiều thế khó.
  • Lá xanh dày, màu xanh đậm. Lá thường được phân bố trên cành với mật độ cao và nhiều lá. Đặc điểm này tạo nên những tán lá rậm rạp trên mặt tầng cao tạo nên vẻ đẹp cho cây xanh cảnh.
  • Quả của cây sanh có màu xanh, khi chín sẽ tạo thành màu vàng và đỏ dần khi chín tới. Quả cây xanh có thể dùng để ươm cây. Hoặc người trồng cũng có thể dùng phương pháp ươm cành để tạo nên cây mới.
  • Những vùng nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều là môi trường sinh trưởng của chúng. Chúng cũng có khả năng chịu ngập úng cao nên có thể trồng ở nhiều không gian khác nhau. Sanh có thể sống được trên cả đất lẫn đá. Rễ của sanh sẽ bám chắc vào đá và chỉ cần nước để sinh trưởng.

Cây si và cây sanh khác nhau thế nào

Đặc điểm để nhận diện cây xanh cảnh

Có mấy loại sanh cảnh? Cách nhận biết cây sanh và cây si?

Hiện nay, cây sanh được biết đến với các loại nổi tiếng như:

  • Sanh Hải Hậu thường có sanh màu trắng, lá dạng hơi xoăn và to, thân cảnh dẻo dễ uốn và có hệ rễ mọc nhanh, nhiều.
  • Sanh Quê sẽ có thân màu trắng như đổ vôi khi cây lớn tuổi. Sanh Quê có loại lá xoăn và loại lá bóng. Rễ của Sanh Quê mọc nhiều và trên thân sẽ có nhiều u biến hơn các giống sanh khác.
  • Sanh Miền Nam hay còn được biết đến với tên gọi khác là sanh lá mỏng. Loại sanh này phần thân khi về già thường có đốm chấm khá đẹp.
  • Sanh Nam Điền thường có màu lá và thân biến đổi theo tuổi tác. Giống Sanh này có rễ phát triển chậm nhưng một khi cây đã phát triển và tạo dáng đẹp thì có tính ổn định rất cao.
  • Sanh lá móng thường có phần u biến ở thân với nhiều hình thù gồ ghề, méo mó, kì dị. Lá non sẽ có màu trắng ngà, lá nhỏ và đều tăm tắp.

Cách nhận biết cây sanh và cây si:

  • Lá và tán của cây si sẽ có kích thước to và rậm rạp hơn lá cây xanh. Lá Si to nên thường được dùng để tạo dáng Cây Bonsai cỡ trung hoặc cỡ đại. Nếu muốn làm cây bonsai để bàn thì chọn Cây Sanh.
  • Trái cây si khi chín sẽ có màu vàng sọc đỏ. Lá cây sanh sẽ có màu vàng và bên trong có hạt.
  • Rễ cây si bám vào đá tốt hơn nên được dùng để trồng ở bể cá, hòn non bộ nhiều hơn.

Cây si và cây sanh khác nhau thế nào

Các loại cây xanh cảnh, nhận diện cây sanh và cây si

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây sanh đẹp đúng cách

Cây sanh cảnh dễ chăm sóc hơn nhiều giống cây cảnh khác. Khi chăm sóc cây xanh cảnh bạn chỉ cần để ý đến một số vấn đề như sau:

  • Muốn có tạo hình đẹp thì nên thường xuyên quan sát cây và tỉa đi những phần lá bị hư hỏng, cành thừa.
  • Tiến hành tạo rễ cho cây bằng việc cắt những vết nhỏ vào phần thân cây mà bạn muốn tạo rễ. Sau đó tiến hành xịt thuốc kích thích để rễ được mọc ra từ vị trí đã cắt. Phủ một lớp lưới mỏng để tạo ẩm. Chỉ sau 1 đến 2 tuần rễ cây sẽ mọc đều đẹp. Hoặc có thể ghép rễ vào cây bằng việc tách một mảng rễ từ các vị trí khác của cây.
  • Cứ 6 tháng/lần nên cung cấp thêm dinh dưỡng để cây có nguồn dưỡng chất tốt nhất.

Phương pháp trồng xanh cảnh

  • Cây xanh cảnh có thể trồng theo phương thức hữu tính bằng ươm mầm từ hạt.
  • Phương pháp giâm cành, chiết cành theo phương thức vô tính cũng khá dễ dàng.

Tuy nhiên, nhân giống bằng hạt thì cây sanh sẽ phát triển chậm hơn và dễ chết. Hình thức chiết cành, giâm cành sẽ mang đến hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

Cây si và cây sanh khác nhau thế nào

Kỹ thuật trồng xanh cảnh

Chọn đất trồng

Cây xanh kiểng thích hợp với các loại đất mùn. Trên các loại đất sét, gan gà thì cây vẫn sống được nhưng sinh trưởng chậm và cho lá, rễ không đẹp. Nếu đất quá xấu nên cải tạo đất, thêm phân chuồng để làm tăng chất lượng đất trước khi trồng.

Điều kiện ánh sáng và nước tưới

  • Loại cây này thường được trồng dưới bóng râm sẽ phát triển tốt hơn.
  • Tưới nước cho sanh chỉ cần thực hiện khoảng 2 tuần/lần. Ngoài ra, nên theo dõi đất và nước để tránh cây bị khô.

Phòng sâu bệnh

Các bệnh thường gặp ở cây xanh cảnh là: sâu cuốn lá, bọ trĩ hoặc bệnh đốm đen và sâu đục thân,… Có thể dùng nước ép tỏi để phun lên cây hoặc các hỗn hợp lưu huỳnh – vôi để phun lên cây.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về Cây sanh là cây gì? Đặc điểm nhận biết và cách trồng cây sanh. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn và giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc loại cây này ngay tại nhà.

Nếu bạn cần được sự tư vấn hay muốn muốn các loại cây cảnh quan, cây công trình thì hãy liên hệ ngay Cây Xanh Miền Trung nhé.

XEM THÊM

  • Cây Xanh Miền Trung – Chuyên chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh công trình
  • Một số loại cây nội thất tại Cây Xanh Miền Trung

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0981.465.610 | 0917 924 000 để được chuyên viên tư vấn chi tiết về cây dự án, chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.

CÔNG TY TNHH MTV CÂY XANH MIỀN TRUNG QNG

Văn phòng: 11-12 Lý Thường Kiệt ( Quốc Lộ 1A), P. Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi

Vườn ươm 1: Thôn Điền An, Xã Nghĩa Điền, Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi

Vườn ươm 2: Tổ 16, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi

Hotline: 0981.465.610 | 0917 924 000

Website: cayxanhmientrung.com

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0981.465.610 | 0917 924 000 để được chuyên viên tư vấn chi tiết về cây dự án, chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.