Câu tục ngữ nói về vẻ đẹp của con người

Ca dao tục ngữ về nét đẹp văn hóa Việt Nam

Em hãy sưu tầm một số câu nói, câu thơ hoặc ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học và những nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Đây là nội dung thuộc sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 11. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp câu thơ, ca dao, tục ngữ về nét đẹp trong đời sống văn hóa người Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

  • Ca dao tục ngữ về tự lập, tự chủ 2022

Ca dao tục ngữ về văn hóa Việt Nam

Sống tết, chết giỗ.

Ông bà ta từ xưa đã có truyền thống thờ cũng tổ tiên, ông bà để thể hiện tình yêu thương ông bà, tưởng nhớ tổ tiên và nhớ về cội nguồn. Câu tục ngữ trên thể hiện tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Truyền thống yêu thương, nhớ ơn ông bà được thể hiện qua câu tục ngữ trên.

Cây có cội, nước có nguồn.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay là truyền thống thờ cúng và nhớ về công ơn ông bà ta. Câu tục ngữ đã thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp ấy và nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy đã được phát huy.

Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

Tình cảm yêu thương đối với ông bà cha mẹ, tình yêu thương ấy được ông bà ta dạy qua bao thế hệ. yêu thương ông bà cha mẹ để thể hiện lòng hiếu thảo, lòng yêu thương đối với ông bà. Chúng ta hãy tiếp thu và phát huy truyền thống này của dân tộc.

Giấy rách giữ lề.

Một trong những truyền thống tốt đẹp mà ông bà ta để lại là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung kiên, dũng cảm, cần cù, siêng năng,… Câu tục ngữ trên thể hiện truyền thống tốt đẹp của ông bà ta là phẩm chất lòng tự trong. Câu tục ngữ có ý nghĩa rằng dù cuộc sống có khó khăn gian khổ, thiếu thốn về vật chất thì con người không đánh mất lòng tự trọng hay danh dự của mình.

Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.

Truyền thống tốt đẹp của ông bà ta xưa để lại là nhớ ơn tổ tiên, yêu thương cha mẹ. truyền thống tốt đẹp này đã được chúng ta ngày nay kế thừa và phát huy một cách hiệu quả. Sự kế thừa và phát huy này thể hiện tinh thần nhớ ơn tổ tiên, yêu thương ông bà và cha mẹ.

Ca dao tục ngữ về nét đẹp văn hóa người Việt

  • Muốn sang thì bắc cầu Kiều
  • Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
  • Tôn sư trọng đạo
  • Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
  • Đi thưa, về gửi
  • Trên kính, dưới nhường
  • Tiên học lễ, hậu học văn
  • Công cha như núi Thái Sơn
  • Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
  • Một lòng thờ mẹ kính cha
  • Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

40 câu tục ngữ về con người và xã hội được dùng hằng ngày, bạn có hiểu hết nghĩa?

[VOH] - Tục ngữ về con người và xã hội là những câu nói được xây dựng, đúc kết trong một quá trình sinh sống lâu dài. Đó là những lời dạy quý báu về cách cư xử giữa con người với nhau trong xã hội.

Trong quá trình lao động sản xuất, từ thói quen sinh hoạt, lối cư xử giữa người với người mà có những nhận định được dần đúc kết thành những câu tục ngữ. Tục ngữ là những lời vàng, ý ngọc, là bài học hay về lối sống, cách nhìn người. Hôm nay, chúng ta cùng khám phá những câu tục ngữ về con người trong xã hội bạn nhé!

  1. Cái răng, cái tóc là gốc con người.
    Đây là một câu nói về vẻ đẹp. Ngày xưa đề cao việc chăm sóc răng và tóc.
  2. Ruột ngựa, phổi bò.
    Chỉ người bộc trực, thẳng thắn, không biết giấu diếm.
  3. Thương người như thể thương thân.
    Dạy ta sống ở đời phải đề cao lương thiện, biết giúp đỡ, yêu thương người khác như chính bản thân mình.
  4. Thấy người sang bắt quàng làm họ.
    Những kẻ sống không ngay thẳng, nịnh bợ. 
  5. Đói cho sạch, rách cho thơm.
    Sống ở đời phải liêm chính, minh bạch dù nghèo đói, rách nát cũng không được làm việc xấu.
 
  1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
    Nhắc nhở lòng biết ơn cần có ở mỗi con người.
  2. Ăn cháo đá bát.
    Chỉ người vong ơn, bội nghĩa.
  3. Người sống đống vàng.
    Đề cao giá trị con người, người còn sống thì còn kiếm được tiền vàng. 
  4. Người là vàng của là ngãi.
    Đây cũng là một câu tục ngữ đề cao giá trị con người, con người quý báu hơn tất cả.
  5. Trông mặt mà bắt hình dong.
    Chỉ nhìn bề ngoài mà đoán biết được tâm ý, suy nghĩ của người khác. Đây là một câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta sống ở đời đừng vội vàng phán xét người khác chỉ vì vẻ bề ngoài. 
 
  1. Con mắt là mặt đồng cân.
    Con mắt là quan trọng nhất trên khuôn mặt. Để nhìn nhận sự việc ta dùng mắt để quan sát. Và nhìn vào đôi mắt cũng dễ dàng nhận biết được đó là người khôn hay người dại. 
  2. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
    Ý nói con người ta ai cũng có tật đến chết đi vẫn khó sửa đổi.
  3. Miếng ăn là miếng nhục.
    Ý nói sự hy sinh phẩm giá con người để tồn tại, mưu sinh. 
  4. Lòng người như bể khôn dò.
    Người ta hay nói dò sông, dò biển dễ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người, câu tục ngữ này cũng có nghĩa đó.
  5. Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
    Lòng người khó đoán, gặp hoạn nạn mới biết bạn hay thù.
 
  1. Sáng tai họ, điếc tai cày.
    Chỉ những người làm biếng, khi bảo nghỉ ngơi thì sáng tai, khi bảo làm thì giả vờ câm điếc. 
  2.  Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
    Câu nói này cũng ám chỉ những kẻ lười biếng, mưu tính. Khi nghe ăn cổ thì nhanh chân đi, nhưng đến khi phải lội nước, đường đi có nhiều hố trũng, mô trơn ta không nhìn thấy được vì bị nước che khuất thì đợi người khác đi trước rồi mới đi sau. 
  3. Người giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn.
    Người càng giàu càng chăm chỉ làm việc, kẻ khó khăn thì lười biếng chỉ biết đợi ăn. 
  4. Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.
    Người có người tốt người xấu, của cũng vậy có của tốt, có của phi pháp, bất chính.
  5. Làm khi lành, để dành khi đau.
    Trong lúc khỏe mạnh hãy chăm chỉ lao động, tích góp để đến khi đau bệnh có cái mà dùng.
 
  1. Của người bồ tát, của mình lạt buộc.
    Của người ta thì tiêu xài hoang phí, đồ của mình thì giữ khư khư.
  2. Giàu điếc, sang đui.
    Câu này có thể hiểu rằng những người khi giàu sang thường giả đui, giả điếc trước người nghèo khó, người từng giúp đỡ mình. 
  3. Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm.
    Chỉ những thói quen xấu dễ ngấm vào máu.
  4. Ăn lấy đời, chơi lấy thời.
    Miếng ăn thì phải làm cả đời để sống, còn chơi bời thì chỉ nên lêu lỏng một thời thôi. 
  5. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
    Khó khăn, gian khổ mới biết được ai là người tài. 
 

Xem thêm: 90+ Câu ca dao, tục ngữ về gia đình giúp bạn nhận ra giá trị tình thân

  1. Đã nghèo còn mắc cái eo.
    Ý nói nghèo thường gặp xui xẻo.
  2. Sa cơ lỡ vận.
    Chỉ sự hết thời, sa sút cơ nghiệp. 
  3. Ăn thì hơn, hờn thì thiệt.
    Giận lẫy thiệt thân, mất phần mình.
  4. Ăn tấm trả giặt.
    Ý nói mượn ít nhưng trả thì phải trả nhiều. Khi ăn thì ăn hạt tấm nhưng khi trả thì phải trả hạt gạo [giặt].
  5. Cao cờ không bằng cao cổ.
    Dù người trong cuộc có tài giỏi thế nào thì người ngoài cuộc lúc nào cũng sáng suốt hơn người trong cuộc.
 
  1. Khôn nhà dại chợ.
    Ở nhà thì làm cha thiên hạ, ra đường thì làm tôi làm tớ cho người ta. 
  2. Nhập gia tùy tục.
    Đến đâu thì phải tuân thủ theo lối sống ở nơi đó.
  3. Mạt cưa mướp đắng.
    Chỉ người bịp bợm, buôn bán gian dối. Người bán cám trộn mạt cưa, người bán dưa tráo mướp đắng.
  4. Có tiền mua tiên cũng được.
    Có tiền có thể một tay che trời, đổi trắng thay đen.
  5. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
    Ở đời không ai nghèo hoài cũng chẳng ai giàu mãi, sẽ có lúc lên vôi, cũng có lúc xuống chó.
 
  1. Trời sinh voi sinh cỏ.
    Ý nói cha mẹ chỉ cần sinh con, chắc chắn sẽ có cách nuôi lớn. 
  2. Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o.
    Đi với người giàu chưa chắc gì đã thoải mái như đi với người nghèo.
  3. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
    Ở trên không có nề nếp thì ở dưới như con rắn không đầu. 
  4. Phép vua thua lệ làng.
    Lệ làng đã ăn trong máu, phép vua cũng chẳng ăn thua.
  5. Đất có lề, quê có thói.
    Mỗi địa phương đều có phong tục, tập quán riêng, chúng ta cần tôn trọng, tuân thủ.
 

Những dòng phân tích trên đây chỉ là một khía cạnh nhỏ về nghĩa của những câu tục ngữ về con người và xã hội để bạn tham khảo. Một câu tục ngữ có rất nhiều nghĩa sâu xa bên trong, nếu được phân tích tỉ mỉ, cặn kẽ sẽ dạy ta những bài học vô giá.

Những câu tục ngữ về con người xã hội thật sự là kho tàng quý báu, hãy đọc, ngẫm nghĩ và rút ra bài học cho bản thân về lối hành xử, quan sát, nhìn nhận sự việc, cũng như cách sống ở đời bạn nhé!

Nguồn ảnh: Internet

Video liên quan

Chủ Đề