Cấu trúc của 1 bài review năm 2024

Nếu bạn có thói quen ghi lại cảm nhận của mình sau khi đọc xong một cuốn sách tâm đắc nào đó, hãy cân nhắc trở thành người viết review sách, bởi rất nhiều người đã kiếm được tiền từ công việc này. Tuy nhiên, bài viết hôm nay sẽ không bàn về cách kiếm tiền, mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 5 nguyên tắc để viết được một bài review sách thật cuốn hút.

5+ Nguyên tắc viết review sách

Đối với công việc review sách, để thành công, các reviewer cần tuân thủ 5 nguyên tắc “bất thành văn” sau đây:

1. Review không phải quảng cáo

Bài review chỉ đơn thuần là đánh giá, cảm nhận mang tính chủ quan của reviewer về nội dung cuốn sách đang được đề cập tới. Reviewer không được viết bài với mục đích thương mại hóa.

Cấu trúc của 1 bài review năm 2024

Review không phải quảng cáo

Người đọc thời nay đủ thông minh để phát hiện ra đâu là nội dung review chân thực và đâu là nội dung quảng cáo.

2. Review phải đúng

“Đúng” ở đây ý nói reviewer phải đề cập chính xác nội dung chủ đạo của cuốn sách.

“Nội dung một đằng, review một nẻo” được xem là hành động không tôn trọng đối với những người làm công việc sáng tác. Với cương vị là tác giả, chắc chắn không một ai muốn đứa con tinh thần của mình bị người khác đem ra đánh giá nhưng nội dung lại bị xuyên tạc, khác xa với những gì họ muốn truyền tải trong cuốn sách.

3. Đừng để người đọc chìm trong biển chữ

Nào, chúng ta cùng làm thử một ví dụ nho nhỏ. Chúng tôi có hai đoạn văn cùng nói về tác hại của mỡ động vật, chúng chỉ khác nhau ở cách trình bày, liệu bạn muốn đọc đoạn nào hơn?

Đoạn 1:

Ăn mỡ động vật có thể gây ra tăng đột biến viêm sau khi hấp thụ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như các bệnh mãn tính khác. Một bữa ăn giàu chất béo từ động vật có thể ảnh hưởng xấu đến động mạch của chúng ta, trong khi một bữa ăn nhiều chất béo từ các nguồn thực vật thì không. Điều này có thể là do chất béo động vật tạo điều kiện cho việc hấp thụ nội độc tố của vi khuẩn có trong thức ăn động vật. Ăn chất béo động vật bão hòa cũng có thể khiến các mạch máu của chúng ta trở nên cứng và viêm trong vòng vài giờ. Giảm lượng chất béo động vật có thể giúp giảm cholesterol LDL và giảm huyết áp.

Đoạn 2:

Ăn mỡ động vật có thể gây ra tăng đột biến viêm sau khi hấp thụ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như các bệnh mãn tính khác.

Một bữa ăn giàu chất béo từ động vật có thể ảnh hưởng xấu đến động mạch của chúng ta, trong khi một bữa ăn nhiều chất béo từ các nguồn thực vật thì không. Điều này có thể là do chất béo động vật tạo điều kiện cho việc hấp thụ nội độc tố của vi khuẩn có trong thức ăn động vật.

Ăn chất béo động vật bão hòa cũng có thể khiến các mạch máu của chúng ta trở nên cứng và viêm trong vòng vài giờ. Giảm lượng chất béo động vật có thể giúp giảm cholesterol LDL và giảm huyết áp.

Để tôi đoán trước nhé, bạn sẽ chọn đọc đoạn văn thứ 2 phải không nào? Và đó cũng là tâm lý chung của tất cả độc giả, sẽ chẳng ai có đủ kiên nhẫn ngồi đọc hết một “bài sớ” dài hàng ngàn từ mà phải vừa đọc vừa tự sắp xếp ý chính lại với nhau.

Vì vậy, khi viết bài review sách nói riêng và những công việc liên quan tới viết lách nói chung, bạn đừng để độc giả của mình rơi vào mê cung toàn chữ là chữ như ví dụ trên nhé.

Để khắc phục điều này, bạn cần phân chia bố cục rõ ràng cho bài viết, và trong quá trình viết, cần thường xuyên ngắt dòng để người đọc có dễ dàng theo dõi hơn.

Chưa bàn tới nội dung, chỉ cần phần hình thức rõ ràng, mạch lạc thì người đọc sẽ có xu hướng đọc lâu hơn.

4. Review không phải spoil

Trên thực tế, vẫn còn khá nhiều người cho rằng review sách cũng tương tự như review đồ ăn hay review sản phẩm vật lý nào đó, nghĩa là cung cấp đầy đủ thông tin về đối tượng được review và đưa ra lời khuyên cho mọi người xem có nên ăn ở quán đó hay mua sản phẩm đó hay không.

Cấu trúc của 1 bài review năm 2024
Review không phải spoil

Tuy nhiên, review sách khác với review đồ ăn ở chỗ: Nếu reviewer tiết lộ toàn bộ nội dung đắt giá trong cuốn sách thì những người đang có ý định tìm đọc sẽ không còn hứng thú trải nghiệm sách nữa, bởi vì họ đã biết hết nội dung rồi còn đâu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của nhà xuất bản và của tác giả.

Người review sách có thể trích dẫn một vài dòng chữ ấn tượng nhưng tuyệt đối không được spoil. Đó là nguyên tắc tối thiểu mà reviewer nào cũng cần nắm rõ.

5. Luôn hướng tới người đọc

Mặc dù bài review sách là nơi bạn nêu cảm nhận cá nhân nhưng nó không nên chỉ dựa vào ý kiến ​​chủ quan của bạn. Bên cạnh việc trình bày cảm nhận của bạn với tác phẩm và nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào, bạn cũng nên cố gắng đánh giá một cách khách quan các yếu tố điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm, đồng thời cung cấp các trích dẫn hoặc ví dụ để củng cố quan điểm của bạn.

7+ bước viết bài review sách hiệu quả

Viết bài review sách không hề khó, nếu như bạn làm theo hướng dẫn 7 bước mà chúng tôi liệt kê sau đây:

Bước

1: Chọn sách để review

Bạn có thể chọn sách theo 2 tiêu chí sau:

  • Tiêu chí 1: Sách có nhiều người tìm đọc;
  • Tiêu chí 2: Sách mà bạn yêu thích.

Khi mới tập tành viết bài review sách, cuốn sách mà tôi chọn là cuốn sách mà tôi yêu thích nhất. Đến bây giờ, khi đã review qua hàng trăm cuốn sách khác nhau, tôi vẫn luôn cho rằng tất cả những bài review nói về cuốn sách mà mình thích thì lúc nào cũng sâu sắc hơn nhiều.

Cấu trúc của 1 bài review năm 2024

Chọn sách để review

Bởi vậy, lời khuyên chân thành mà tôi muốn gửi đến những bạn reviewer mới bắt đầu là: hãy chọn cuốn sách khiến bạn cảm thấy tâm đắc nhất. Đừng cố ép mình phải review một cuốn sách nào đó với cái mác “best seller” trong khi bạn chẳng có chút kiến thức nào về nó cả.

Tất nhiên là đến một lúc nào đó khi trình độ và kiến thức của bạn lên một tầm cao mới thì việc “lấn sân” sang review nhiều lĩnh vực khác nhau vẫn chưa phải là muộn đâu nhé!

Bước

2: Đọc sách & highlight nội dung

Đọc sách là không được vội vội vàng vàng, như thế bạn sẽ chẳng cảm nhận hết được những gì tác giả nói trong sách đâu. Vừa đọc vừa cảm nhận mới là cách đọc sách chính xác nhất.

Cấu trúc của 1 bài review năm 2024

Highlight nội dung trong sách

Trước khi bắt đầu đọc, hãy chuẩn bị sẵn một chiếc bút highlight để bạn có thể tô vào những câu hoặc những đoạn mà bạn thấy ấn tượng nhất. Nó có thể sẽ là dẫn chứng mà bạn đưa vào bài review của mình để tăng phần thu hút.

Bước

3: Lập dàn ý bài review

Bước này rất quan trọng đó nha các reviewer!

Trước tiên bạn cần gạch đầu dòng những ý chính để định hình xem mình sẽ viết những nội dung gì, sau đó mới triển khai các ý nhỏ hơn.

Bài review sách của tôi thường bao gồm 4 ý chính sau:

  • Thông tin giới thiệu, tóm tắt nội dung cuốn sách thật ngắn gọn;
  • Điểm nổi bật của cuốn sách;
  • Điểm hạn chế cần cải thiện;
  • Lời khuyên hoặc gợi ý dành cho độc giả.

Bước

4: Viết tiêu đề hấp dẫn

Tiêu đề là yếu tố đầu tiên khiến độc giả đưa ra quyết định xem có nên dành thời gian đọc bài review của bạn hay không. Mặc dù bạn đầu tư vào nội dung review hay đến mấy, cuốn hút đến mấy nhưng không đầu tư vào tiêu đề thì tổng thể bài viết cũng không ăn thua.

Vậy làm cách nào để có một tiêu đề thật hấp dẫn?

Có rất nhiều cách mà dân SEOer và reviewer thường sử dụng để làm tiêu đề của mình trở nên hấp dẫn, ví dụ như:

  • Title sử dụng con số;
  • Title sử dụng câu hỏi;
  • Title mang tính thách thức, hoài nghi: “Bí mật….”, “Sự thật….”, “Hãy…..”;
  • Title sử dụng cấu trúc so sánh.

Tuy nhiên, bạn cần tuyệt đối tránh tình trạng đặt tiêu đề “giật tít” trong khi nội dung thì rỗng tuếch!

Mục đích của reviewer là đem lại giá trị cho người đọc, chứ không phải câu view câu like. Do đó, hãy tuân thủ nguyên tắc nói thật làm thật, nội dung cũng phải tương xứng với độ hấp dẫn của tiêu đề bạn nhé!

Cấu trúc của 1 bài review năm 2024
Viết tiêu đề hấp dẫn

Bước

5: Triển khai nội dung chính

Reviewer khi mới tập tành viết bài review sách thường vấp phải một “tật xấu”, đó chính là tham viết dài, cộng thêm kỹ năng chọn và chỉnh sửa ảnh khá tệ.

Bạn thấy đấy, nếu một bài viết quá ngắn, chúng ta có thể “thêm mắm dặm muối” một cách dễ dàng để nó trở nên dài hơn. Nhưng nếu một bài viết quá dài mà cần rút ngắn đi thì quả là một nhiệm vụ khó nhằn. Bỏ đi đoạn nào cũng thấy không hợp lý vì sợ bài viết bị thiếu ý. Cho dù đã cố gắng hết sức, nhưng bài viết 5000 từ chỉ rút còn khoảng 4500 là căng. Và đặc biệt là những review có độ dài 4000 từ trở lên thường không được đánh giá cao.

Do đó, độ dài hợp lý nhất đối với một bài review dao động trong khoảng 1500-3000 từ. Độ dài như vậy là đủ dài để bài viết không bị sơ sài và đủ ngắn để người đọc dễ theo dõi.

Bước

6: Thêm hình ảnh cho bài review

Bài review hay đến mấy nhưng chỉ toàn chữ là chữ thì cũng không đủ sức hấp dẫn để níu kéo người đọc đọc đến dòng cuối cùng. Vì vậy, hãy chèn thêm một vài hình ảnh chất lượng cao và có liên quan đến nội dung sách để bài review của bạn trở nên sinh động hơn, người đọc cũng dễ dàng cảm nhận nội dung mà bạn muốn đem đến cho họ.

Cấu trúc của 1 bài review năm 2024
Thêm hình ảnh cho bài review

Bước

7: Đọc lại và chỉnh sửa

Một khi đã sai chính tả thì mọi lập luận của bạn đều trở nên vô nghĩa. Bài viết nào còn tồn tại lỗi chính tả chắc chắn sẽ không bao giờ được người đọc đánh giá cao. Nó không chỉ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của reviewer mà còn khiến người đọc bị “tụt mood” trong quá trình cảm nhận. Cho nên, đừng vội vàng xuất bản bài viết khi chưa đọc lại bài và soát lỗi thật kỹ bạn nhé!

Viết bài review sách sẽ là một kinh nghiệm bổ ích nếu như bạn có ý định làm những công việc liên quan đến viết lách, ví dụ như copywriter, blogger,...Vì vậy, hãy mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của bản thân về nội dung cuốn sách mà bạn yêu thích, nó sẽ giúp ích cho rất nhiều những người yêu sách khác nữa đấy. Chúc bạn thành công trên con đường trở thành reviewer chuyên nghiệp.

Xem thêm:

  • 5+ Sách dạy viết content hiệu quả bạn nên tìm đọc!
  • Review sách Để Quảng Cáo Không Phải Là Quảng Cáo
  • Review sách: Content chết - chỉ có 6s để quyết định sự sống sót

Blog Admarket - Ý tưởng, giải pháp về Quảng cáo, chiến lược marketing, digital marketing, truyền thông, thương hiệu, phát triển website,...Chuyên trang cập nhật thông tin liên tục, và đầy đủ nhất.