Câu cầu khiến tiếng anh là gì

Việc nhờ vả, yêu cầu, mong nuốn ai làm việc gì đó cho mình là việc diễn ra rất phổ biến và gần như không thể nào thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đã quá quen thuộc với việc đưa ra những câu nhờ vả bằng Tiếng Việt rồi, vậy Tiếng Anh thì sao?. Bạn đã biết làm thế nào để nhờ vả, yêu cầu, đề nghị ai làm việc gì đó cho mình bằng tiếng Anh chưa? Hãy để VinaEnglish giúp bạn biết được câu trả lời đó bằng việc khám phá câu cầu khiến nhé!

1. Câu cầu khiến trong Tiếng Anh là gì?

Câu cầu khiến [hay còn gọi là câu mệnh lệnh], được sử dụng với mục đích đưa ra mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu, cho phép hoặc cấm đoán ai hoặc bất kì hình thức thuyết phục ai đó làm việc mà mình mong muốn, yêu cầu.

Câu cầu khiến được chia và tồn tại ở hai dạng chính:

  • Dạng chủ động [Active]
  • Dạng bị động [Passive]

2. Cách sử dụng câu cầu khiến

Có 6 cách sử dụng câu cầu khiến chủ yếu:

Cách 1: Dùng câu cầu khiến để đưa ra yêu cầu, chỉ thị trực tiếp

Ex:

  • Give me the Literature book. [Đưa cho tôi quyển sách văn]
  • Please give me more information. [Làm ơn cho tôi biết thêm thông tin]

Cách 2: Dùng câu cầu khiến để đưa ra hướng dẫn

Ex:

Open your book to page 424 Chapter 8. [Các bạn hãy mở sách đến trang 424 Chương  5]

Go straight and turn left on the green building. [Đi thẳng rồi rẽ trái ở tòa nhà màu xanh]

Cách 3: Dùng câu cầu khiến để đưa ra lời mời

Ex:

  • Come in, please! Make yourself at home. [Mời vào! Tự nhiên như ở nhà nhé]
  • Come and enjoy our wedding at 8 a.m tomorrow. [Hãy đến và chung vui với đám cưới chúng tôi vào lúc 8 giờ sáng ngày mai nhé]

Cách 4: Sử dụng câu cầu khiến trong bảng hiệu và thông báo

Ex:

  • No smoking here! [Vui lòng không hút thuốc ở đây!]
  • Stop! [Dừng lại]
  • Do not use this WC. [Không được sử dụng nhà vệ sinh này]

Cách 5: Sử dụng câu cầu khiến để đưa ra lời khuyên thân mật

Ex:

  • Keep dreaming! [Hãy cứ ước mơ đi!]
  • Believe in yourself. [Hãy tin vào chính mình]

Cách 6: Sử dụng câu cầu khiến với DO để tăng sự trang trọng hoặc nghiêm trọng hơn

Ex:

  • Do stand up. [Hãy đứng lên]
  • Do be quiet. [Hãy giữ yên lặng]

3. Cấu trúc câu cầu khiến

3.1 Dạng chủ động

Cấu trúc Have/Get: sai khiến, nhờ vả ai làm gì

HAVE + somebody + DO + something

GET + somebody + TO DO + something

Ex:

Cara has her husband do the housework. [Cara bắt chồng của cô ấy làm việc nhà]

Her mother got her to go home before 10 p.m. [Mẹ của cô ấy bắt cô ấy về nhà trước 10 giờ]

Cấu trúc MAKE/FORCE: bắt buộc ai đó phải làm gì

MAKE + somebody + DO + something

FORCE + somebody + TO DO + something

Ex:

The robbers made the bank manager give them all the money. [Những tên trộm bắt người quản lí ngân hàng giao hết tiền cho chúng]

Our teacher forces us to do many difficult exercises. [Cô giáo của chúng tôi bắt chúng tôi phải làm nhiều bài tập khó]

Cấu trúc LET/ ALLOW/ PERMIT: Để, cho phép ai đó làm gì

LET + somebody + DO + something

ALLOW/ PERMIT + somebody + TO DO + something

Ex:

Her father lets her take part in those competition. [Bố của của cô ấy để cô ấy tham gia những cuộc thi đó]

Taylor allowed Tim to come home late at the weekend. [Taylor đã cho phép Tim về nhà muộn vào cuối tuần]

Note:

LET có thể dùng với giới từ IN và OUT:

Ex:

  • Let him in! He goes with me. [Để anh ấy vào! Anh ấy đi với tôi]
  • My boss will not let anyone out before we finish the final report. [Giám đốc của tôi sẽ không để bất kỳ ai ra về trước khi chúng tôi hoàn thành xong bản báo cáo cuối cùng]

LET còn có thể dùng với giới từ OFF và ON, nhưng thường chỉ để nói về vận chuyển.

Ex: Please let me off at the next building. [Để tôi xuống ở tòa nhà tiếp theo]

Cấu trúc HELP: Giúp ai làm gì

HELP + somebody + DO/TO DO + something

Ex:

  • Mark helped me close the door. [Mark đã giúp tôi đóng cửa]
  • These wonderful tablets will help you to recover more quickly. [Những viên thuốc tuyệt vời này sẽ giúp bạn phục hổi nhanh chóng]

Note: Nếu tân ngữ theo sau “help” là các đại từ bất định, ta có thể lược bỏ tân ngữ đó và “to”

3.2 Dạng bị động

Cấu trúc bị động của HAVE: HAVE + something + V-ed/ V3

Ex:

  • I have my car washed every week. [Tôi rửa xe của tôi mỗi tuần]
  • She will have her homework done before weekend. [Cô ấy sẽ hoàn thành bài tập của mình trước cuối tuần]

Note: Bất cứ khi nào bạn trả tiền cho ai đó làm điều gì đó nghĩa là bạn đang sai khiến hoặc nhờ vả họ nhưng mất thêm phí.

HAVE + IN/AT/ON + địa điểm: Ta sử dụng cấu trúc này khi muốn nói với người khác rằng chúng ta sẽ giúp họ thoát khỏi khó khăn mà họ đang mắc phải.

Ex:

  • Don’t worry, I will have your letter in Ho Chi Minh city by the end of this month. [Đừng lo lắng, tớ sẽ đem thư của cậu đến thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng này]
  • If you disparage her cake, she will have you in the kitchen now!! [Nếu bạn chê bánh của cô ấy, cô ấy sẽ cho bạn vào bếp làm ngay lập tức!!]

HAVE + somebody + V-ing: dùng để diễn tả một lời đe dọa

Ex:

If you are not careful, he will have you washing dishes from now on. [Nếu bạn không cẩn thận, anh ta sẽ cho bạn rửa bát từ bây giờ]

Cấu trúc bị động của GET: GET + something + V-ed/ V3

Ex:

  • Laura is getting her hair cut. [Laura đang cắt tóc]
  • We are getting our homework done before tomorrow. [Chúng tôi đang cố làm xong bài tập trước ngày mai]

Note:

Cấu trúc GET IT DONE là câu mệnh lệnh thật sự, nó thể hiện sự quyết liệt với yêu cầu của chúng ta. Khi dùng câu này ta không cần quan tâm đến quá trình  mà chỉ cần kết quả.

Ex:

  • Linda does not care how they take care of it, just get it done. [Linda không quan tâm họ làm thế nào, chỉ cần hoàn thành nó]
  • Just get it done, do not explain anymore. [Chỉ cần hoàn thành nó, đừng giải thích gì nhiều]

Cấu trúc GET + V- ing: dùng để diễn tả một sự bực dọc.

Ex: He gets me running from place to place. [Anh ta bắt tôi chạy từ nơi này đến nơi khác]

Cấu trúc bị động của MAKE: MAKE + somebody + V-ed/ V3 [ làm cho ai bị gì ]

Ex: Working all day maked me exhausted. [Làm việc cả ngày làm cho tôi kiệt sức]

Cấu trúc bị động của CAUSE: CAUSE + something + V-ed/ V3 [ làm cho cái gì bị làm sao ]

Ex:

The heavy rain caused the flight delayed. [Cơn mưa to đã làm cho chuyến bay bị hoãn]

3.3 Một số cấu trúc câu cầu khiến khác

Cấu trúc Would like/ Prefer: Muốn ai đó làm gì cho mình [câu mệnh lệnh lịch sự]

Would like/ Prefer + something + [to be] + V-ed/V3

Ex:

  • I would like the TV turned off. [Tôi muốn Ti Vi tắt]
  • I would prefer the message to be sent. [Tôi muốn tin nhắn được gửi đi]

Cấu trúc Need/ Want: Muốn ai đó làm gì cho mình [mang ý nghĩa ra lệnh]

S + need/ want + something + [be] + V-ed/ V3

Ex:

  • I want my dog washed before I come back. [Tôi muốn con chó của mình được tắm rửa sạch sẽ trước khi tôi quay lại]
  • I need flowers to be watered immediately. [Tôi cần tưới hoa ngay lập tức]

Note: Các cấu trúc này thường ít được sử dụng và chúng mang tính trang trọng nhiều hơn.

**LỜI KẾT: Vậy là VinaEnglish đã cùng các bạn khám phá, tìm hiểu và liệt kê đầy đủ những cấu trúc quan trọng và cần thiết của câu cầu khiến rồi đó. Hãy luyện tập và thực hành chủ đề ngữ pháp này để thực sự nắm vững kiến thức nha. Chúc các bạn độc giả của VinanEnglish học tập thật tốt!!!

Video liên quan

Chủ Đề