Công nghệ kĩ thuật máy tính là gì

Việt nam đang có những bước đột phá lớn trong công nghệ thông tin, cùng với sự phát triển một cách nhanh đến chóng mặt. Công nghệ 4.0 có những tác động to lớn đến không chỉ kinh tế mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, xã hội của nước ta.

Hiện nay có nhiều ngành đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến công nghệ, máy tính để đáp ứng được xu thế phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp. Đặc biệt, không thể bỏ qua ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính [CNKTMT], đây là một trong những chuyên ngành đầy tiềm năng, được đào tạo bài bản kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn tốt.

CNKTMT là ngành học hot nhất hiện nay trong nhóm CNTT, nên được rất nhiều bậc phụ huynh, bạn trẻ quan tâm. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu Công nghệ kỹ thuật máy tính là gì?, sinh viên ra trưởng sẽ có những cơ hội việc làm như thế nào?

Ảnh minh họa – nguồn internet

Ngành công nghệ kỹ thuật máy tính là gì?

CNKTMT là ngành học kết hợp kiến thức chuyên môn của cả hai lĩnh vực điện tử – truyền thông và công nghệ thông tin. Ngành này liên quan đến lĩnh vực thiết kế mạch số, vi xử lý, lập trình điều khiển thiết bị, vì vậy tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực phần cứng và ngôn nhữ lập trình bậc thấp. Các kỹ sư theo học ngành này được đào tạo chuyên sâu về một trong hai lĩnh vực:

– Lập trình hệ thống nhúng – Embedded System: Hệ nhúng là một hệ thống được hình thành dựa trên các công nghệ của sự tối ưu các kỹ thuật và công nghệ thiết kế, chế tạo máy tính. Chuyên ngành lập trình hệ thống nhúng tập trung đào tạo các kỹ sư am hiểu về hệ nhúng, từ đó có thể xây dựng các hệ nhúng mới và làm chủ các công nghệ của các hệ nhúng đang thịnh hành trên thị trường hiện nay như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, robot,…

– Quản trị hệ thống máy tính – Maintaining Computer System: Chuyên ngành này tập trung đào tạo kỹ sư chuyên sâu về quản trị hệ thống máy tính: Bảo mật an toàn, an ninh dữ liệu cho máy tính nhằm chống lại sự xâm hại của virus và các hacker, thiết kế, cài đặt và vận hành máy tính và hệ thống mạng máy tính cũng như các dây chuyền sản xuất tự động dựa trên các công nghệ của máy tính.

Ảnh minh họa – nguồn internet

CNKTMT: Ngành học hot nhất hiện nay – sinh viên được đào tạo chuyên nghiệp

Kiến thức chuyên môn

Sinh viên được đào tạo các kiến thức chuyên môn như: Xử lý tín hiệu số, xử lý âm thanh, hình ảnh, tiếng nói… Biết ứng dụng kỹ thuật điện tử tương tự số, lập trình IC, lập trình các hệ thống dùng vi điều khiển, PLC, lập trình mạng, lập trình nhúng và ứng dụng trong giám sát điều khiển hệ thống điện tử bằng máy tính. Am hiểu cấu hình hoạt động của máy tính, mạng máy tính và áp dụng khắc phục các sự cố. Các bạn có khả năng phân tích nguyên lý vận hành của hệ thống điện tử có sự giám sát điều khiển của maý tính. Đồng thời, được tiếp cận và nắm bắt các CNKTMT mới trên nền tảng các hôn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường.

Kỹ năng làm việc

Sau 4 – 4,5 năm học tập chuyên ngành ở trường Đại học, bạn có thể tự tin giải đáp câu hỏi: ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính là gì?, Kỹ năng làm việc ra sao? Ở đây, bạn thành thạo với các công việc: Thiết kế và thi công mạch điện từ, mạch điện tử dùng vi xử lý hoặc vi điều khiển, thiết bị điều khiển điện tử dân dụng và công nghiệp. Lập trình các hệ thống dùng vi điều khiển, PLC, CPLD/FPGA, DSP, mạng máy tính, lập trình nhúng, cài đặt được các thuật toán xử lý trên nền tảng VXL, DSP,… Vận hành hệ thống, phân tích để nâng cấp, xử lý các tình huống cấp bách của hệ thống máy tính, mạng máy tính, hệ thống truyền số liệu. Xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án liên quan có hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành kỹ thuật máy tính như: Orcad, Protues,… các phần mềm lập trình, quản lý mạng.

Ngoài ra, sinh viên theo học ngành này cũng được đào tạo một số kỹ năng mềm: Có khả năng tổ chức nơi làm việc khoa học, an toàn lao động, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Đạt trình độ năng lực ngoại ngữ Tiếng Anh bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Đạt chuẩn đầu ra kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao xác định theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ảnh minh họa hệ thống nhúng – nguồn ảnh: internet

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh đào tạo ngành CNKTMT

Thời gian đào tạo 4 năm – cấp bằng: Kỹ sư CNKTMT. Chuyên ngành CNKTMT trực thuộc khoa Điện tử – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.

Vị trí và cơ hội việc làm kỹ sư ngành CNKTMT

Việt Nam đang trong thời kỳ số hóa, từ việc trao đổi thông tin, tính toán trong khoa học kỹ thuật cũng như kinh tế và quản lý xã hội, tất cả đều được xử lí trên nền hệ thống điện tử – máy tính, các vi mạch điện tử nhúng tích hợp thông minh, chúng ta đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong tất cả các ngành nghề. Vì vậy, Công nghệ kỹ thuật máy tính – ngành hot nhất hiện nay, sẽ là lĩnh vực đóng vai trò then chốt trong sự phát triển chung của khoa học công nghệ, kinh tế cũng như xã hội. Cho nên Việt Nam trong thời điểm này rất cần thiết đến nguồn nhân lực ngành CNKTMT chuyên môn cao. Các kỹ sư chuyên ngành CNKTMT có thể đảm nhận các công việc sau:

– Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới, viết chương trình nhúng lõi điều khiển trong các hệ nhúng như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, robot tự động…

– Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng: Lập trình với các hệ điều hành nhúng trên điện thoại như Android, Tizen, Linux, Windows Phone, RTOS,…

– Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính: Thiết kế, lắp đặt, vận hành máy tính và mạng máy tính, bảo mật an ninh dữ liệu, cứu hộ dữ liệu máy tính, sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và tối ưu hệ thống máy tính.

Các đơn vị kỹ sư CNKTMT có thể làm việc:

– Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng cho các tập đoàn viễn thông: Samsung, FPT, Nokia, Viettel, Mobile Phone, Vina Phone…

– Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính trong các đơn vị, hành chính sự nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Toshiba, Panasonic…

– Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ như Intel, Dolphin tại Việt Nam

– Kỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính, các hệ thống dùng vi điều khiển và PLC tại các nhà máy xí nghiệp có sử dụng các dây truyền tự động hóa, điều khiển tự động.

– Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật máy tính.

– Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật máy tính.

Nguồn: timviecit.net

Bạn quan tâm ngành học CÔNG NGHỆ MÁY TÍNH là gì? Sau này ra trường có cơ hội nghề nghiệp như thế nào và mức lương có cao không? Hãy cùng Tapchicongnghemaytinh.com tìm hiểu chi tiết hơn về ngành học này nhé!

CÔNG NGHỆ MÁY TÍNH LÀ GÌ?

Ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính [KTMT] là một ngành khá đặc biệt trong nhóm ngành Công nghệ thông tin, là ngành học kết hợp kiến thức cả hai lĩnh vực Điện tử và Công nghệ thông tin.

Ngành học Kỹ thuật máy tính đang được nhà nước ưu tiên phát triển đặc biệt cụ thể qua các chính sách, dự án nhà máy chế tạo chip đầu tiên của Việt Nam đang được triển khai rầm rộ. Theo những khảo sát gần đây thì ngành này đang là một trong những ngành thiếu nhân lực nhất và đặc biệt sẽ thiếu trong vòng 10 năm nữa do các công ty trong ngành này đang chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam và mục tiêu đưa ngành này thành một trong các ngành chủ lực của kinh tế Việt Nam.

Công nghệ máy tính là gì? – Ngành Kỹ thuật máy tính [Computer Engineering] nhằm nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính.

Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện-điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp. Có thể nói Kỹ thuật máy tính hiện nay có mặt khắp mọi nơi và Kỹ sư kỹ thuật máy tính được đào tạo các kiến thức liên quan đến kỹ thuật điện tử, thiết kế phần mềm, thiết kế phần cứng và tích hợp giữa phần cứng với phần mềm.

NGÀNH HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Để trả lời câu hỏi “Công nghệ máy tính là gì?”, bạn cần biết ngành này sẽ học những kiến thức nào. Khi học ngành công nghệ kỹ thuật máy tính, các bạn sẽ có kỹ năng phân tích – thiết kế – xây dựng hệ thống phần cứng lẫn phần mềm trong các lĩnh vực:

  • Công nghệ thiết kế chip
  • Công nghệ Robot
  • Hệ thống nhúng
  • Hệ thống điện – điện tử
  • Hệ thống điều khiển tự động

Công nghệ máy tính là gì? Kỹ thuật máy tính học những gì?

Cung cấp các kỹ năng lập trình trên máy tính, Smartphone, tablet, các hệ thống nhúng sử dụng các ngôn ngữ như: Assembly, C, C++, System C, Java, C#, Verilog/VHDL.

Trang bị cho sinh viên kinh nghiệm làm việc thực tế từ những khóa thực tập tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực máy tính, thiết kế vi mạch, hệ thống như: Intel, Renesas, Innova, eSilicon, Aricent, IBM, FPT, Viettel, Microsoft…

Học kỹ thuật máy tính ở trường nào tốt?

Nếu ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung, bạn có thể tìm hiểu học các trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học FPT, Đại học Công nghiệp, Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên …

Còn nếu ở miền Nam, hãy tham khảo các trường đào tạo đầu ngành về Kỹ thuật máy tính: Đại học Bách Khoa TP. HCM, Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học FPT, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM…

Học công nghệ kĩ thuật máy tính ra làm gì?

Có rất nhiều lựa chọn cho bạn sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ máy tính, bao gồm :

– Lập trình viên, đặc biệt là lập trình các phần mềm nhúng trên các thiết bị di động [Smartphone, Tablet, iphone, ipad,… ], các vi xử lý-vi điều khiển trong các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, ngôi nhà thông minh,…

– Kỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử, mạch điều khiển trong công nghiệp, vi mạch, chip,…

– Kỹ sư đảm nhiệm các công việc về công nghệ thông tin nói chung trong các cơ quan, doanh nghiệp chuyên và không chuyên về công nghệ thông tin

– Làm việc trong các trường đại học, viện nghiên cứu

– Học tiếp lên cao học, tiến sĩ các ngành nhóm Công nghệ thông tin

Những địa chỉ tuyển dụng sáng giá

  • Các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật máy tính
  • Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ như Intel, Dolphin tại Việt Nam
  • Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Toshiba, Panasonic…
  • Các đơn vị, hành chính sự nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • Các tập đoàn viễn thông: Samsung, FPT, Nokia, Viettel, Mobile Phone, Vina Phone…

Lương ngành kĩ thuật máy tính

  • Lương thấp nhất  : 5.000.000 VNĐ/tháng
  • Lương bậc thấp   : 5.500.000 VNĐ/tháng
  • Lương trung bình : 8.000.000 VNĐ/tháng
  • Lương bậc cao     : 12.000.000 VNĐ/tháng
  • Lương cao nhất   : 20.000.000 VNĐ/tháng

Qua bảng trên có thể thấy được, lương của ngành kĩ thuật máy tính cho người có kinh nghiệm làm việc >1 năm thường lên tới 9 – 20 triệu đồng/tháng.

Ta sẽ xem xét mức lương của ngành Công nghệ máy tính là gì này tuỳ theo kinh nghiệm làm việc nhiều hay ít, cụ thể: sinh viên mới tốt nghiệp, người có kinh nghiệm 1 – 4 năm, người có kinh nghiệm > 5 năm và cấp bậc quản lý.

 Sinh viên mới tốt nghiệp

 Các thực tập sinh hoặc sinh viên tốt nghiệp ra trường của ngành Kỹ thuật máy tính có thể ứng tuyển với mức lương khá thấp, chỉ trong khoảng 5 – 7 triệu VNĐ/tháng. Đây là thời gian mà các bạn trẻ cần nỗ lực trau dồi chuyên môn và kinh nghiệm, tích cực tham gia các dự án để nâng cao tay nghề về thu nhập.

 Người có kinh nghiệm 1 – 4 năm

 Sau khi đã có kinh nghiệm nhất định ở vị trí tương đương, người lao động thường đạt được mức lương trung bình hơn 12 triệu VNĐ/ tháng. Con số hấp dẫn này đứng ở vị trí thứ 7 trong Top 10 ngành có mức lương cao.

 Người có > 5 năm kinh nghiệm

 Nhân sự vượt quá 5 năm kinh nghiệm thường đạt mức lương trung bình 18,9 triệu VNĐ/tháng, đứng vị trí thứ 3 trong Top 10 ngành có lương cao. Với những kỹ năng tích lũy được, người lao động hoàn toàn có cơ hội nhận thêm nhiều cơ hội việc làm bên ngoài để làm thêm, nâng cao thu nhập thực tế của mình.

 Với vị trí quản lý

 Không chỉ yêu cầu trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm phong phú, người ngồi ở vị trí quản lý phải có các kỹ năng lãnh đạo nhất định. Họ phải chịu trách nhiệm cho năng suất và hiệu quả công việc của cả đội nhóm. Do đó, mức lương trung bình đạt con số khá cao, hơn 24,6 triệu đồng/ tháng.

LỜI KẾT

Như vậy, bài viết này đã trình bày những yếu tố liên quan đến Công nghệ máy tính là gì và ngành học này. Hy vọng chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức có ích trong việc chọn lựa ngành học tương lai. Hãy đón xem những tin tức công nghệ, đánh giá sản phẩm điện tử mới nhất của Tapchicongnghemaytinh.com nhé!

>> Máy tính để học công nghệ thông tin

Video liên quan

Chủ Đề