Tại sao ngày nay vấn đề quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm mạnh mẽ

02[51]/2009

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội - nguyên tắc cơ bản của hệ thống SHTT
  • 2.Sự thể hiện của nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội
  • 3.Những thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội
  • 4.Tài liệu tham khảo

Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội

LÊ THỊ NAM GIANG

02[51]/2009 - 2009, Trang 26-33

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

LÊ THỊ NAM GIANG, Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 02[51]/2009, Trang 26-33

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=20cc1793-f0e8-435e-9236-7fcdc8b20f52

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể hiện xuyên suốt toàn bộ quá trình bảo hộ sở hữu trítuệ [SHTT] từ xác lập quyền, duy trì quyền cho đếnbảo vệ quyền SHTT là nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội. Việc hiểuvà thực hiện đúng nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình bảo hộ và khai thác quyền SHTT. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào phân tích tầm quan trọng, các nội dung cơ bản của nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội và những thách thức đối với hệ thống SHTT của Việt Nam trong việc thực hiện nguyên tắc.

1. Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội - nguyên tắc cơ bản của hệ thốngSHTT

Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội có một lịch sử phát triển lâu dài. Tại hầuhếtcác quốc gia, nguyên tắc này được ghi nhận cùng với sự ra đời của các quy định về bảo hộ quyền SHTT. Trong đạo luật đầu tiên trên thếgiới về quyền tác giả - Đạo luật Anne năm 1710, bên cạnh quy định độc quyền của tác giả trên tác phẩm của mình cũng đã khẳngđịnh các độc quyền của tác giả chỉ được bảo hộ trong một thời gian nhất định. Các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng chỉ được bảo hộ trong một thời gian nhất định. Như vậy, trong thời gian đầu khi mới hình thành, nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích xã hội được thể hiện chủ yếu ở việc quy định thời hạn bảo hộ các đối tượng SHTT.

Khi những quy định về bảo hộ quyền SHTT đã trở nên phổ biến và tác động trực tiếp đếnquyền lợi của đông đảo công chúng thì các quốc gia càng nỗ lực trong việc tìm kiếm những giải pháp nhằm hài hòalợi ích giữa các chủ thể có liên quan như lợi ích giữa tác giả và chủ sở hữu trí tuệ, giữa các chủ thể này với quốc gia, với công chúng, trong đó quan trọng nhất là sự cân bằng lợi ích giữa chủ SHTT và lợi ích của xã hội. Các quốc gia đưa ra giải pháp cho vấn đề này thông qua việc quy định rõ ràng hơn, mở rộng hơn các giới hạn của chủ SHTT, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tác giả - điển hình là việc áp dụng học thuyết “sử dụng hợp lý” [Fair Use Doctrine] trong pháp luật quyền tác giả tại Hoa Kỳ.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, các tài sản SHTT ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tếvà trong đời sống xã hội. Điều này đòihỏicác nước một mặt phải xây dựng và hoàn thiện các quy chế pháp lý nhằm bảo vệ và thực thi có hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ SHTT; mặt khác cũng phải quy định và tìm các giải pháp nhằm đảm bảo cho công chúng tiếp cận và khai thác các đối tượng SHTT, đặc biệt ở các quốc gia kém hoặc đang phát triển, tránh sự lạm dụng quyền của các chủ SHTT.

Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ SHTT và lợi ích xã hội là sự dung hòaquyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triểncho chính các bên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật. Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung, hướng tới xây dựng một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng.

NếuNhà nước không có một cơ chếbảo hộ thích hợp quyền của chủ SHTT thì không thể khuyến khích sự sáng tạo. Việc sở hữu tài sản vô hình là đối tượng SHTT lại có những điểm khác biệt so với việc sở hữu tài sản hữu hình. Việc định đoạt tài sản vô hình được thực hiện thông qua sự cho phép hay cấm bất kỳ chủ thể nào khai thác các đối tượng SHTT. Chính vì đặc điểm này mà quyền SHTT, đặc biệt là quyền tác giả rất dễ bị xâm phạm. Tuy nhiên, nếu chỉ hướng tới bảo vệ tác giả, có thể dẫn đếnsự lạm dụng độc quyền của chủ SHTT, ảnh hưởng đếnviệc tiếp cận tri thức, tiếp cận thành quả khoa học kỹ thuật của đông đảo công chúng và nếu bảo hộ quá lâu, quá rộng sẽ dẫn đếnsự cản trở giao lưu văn hóa, khoa học giữa các quốc gia.

Nếutác giả, chủ sở hữu các đối tượng SHTT chỉ quan tâm đếnviệc thiết lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu tuyệt đối của mình đối với đối tượng SHTT mà không nghĩ tới lợi ích của công chúng thì điều này sẽ ngăn cản sự khai thác các đối tượng này và tạo nên sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu, ảnh hưởng đếnsự phát triểnkinh tế- văn hóa của xã hội. Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến nhu cầu thưởng thức tác phẩm văn học hay khai thác các lợi ích kinh tếtừ các đối tượng SHTT mà không bù đắp chi phí một cách thỏa đáng cho tác giả, các chủ SHTT sẽ không khuyến khích được sự sáng tạo và không thúc đẩyđược sự phát triểncủa xã hội. Điều cản trở không ít cá nhân đếnvới tri thức ở đây chính là rào cản kinh tế, điều kiện của mỗi quốc gia. Nhà nước với tư cách là một bên trong “khếước xã hội” có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để công dân của mình được tiếp cận tri thức ở mức sâu rộng nhất với chi phí hợp lý nhất. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chiến lược, chính sách, pháp luật về SHTT đáp ứng đồng thời hai yêu cầu: thứ nhất, đảm bảo một cơ chếbảo hộ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với các sản phẩmtrí tuệ; thứ hai. đảm bảo cho công chúng được tiếp cận tri thức rộng rãi.

Với mục đích tạo cơ hội để đông đảo công chúng được nắm giữ nguồn tri thức từ sự sáng tạo của tác giả cũng như khuyến khích phát huy sự sáng tạo của mỗi cá nhân, nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ SHTT và công chúng mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là với các nước đang phát triển - trong đó có Việt Nam. Thực hiện tốt nguyên tắc này trên thực tếsẽ không chỉ góp phần thúc đẩysự sáng tạo mà còn hạn chế tình trạng vi phạm quyền SHTT.

Với ý nghĩa như một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống SHTT, nguyên tắc cân bằng lợi ích được quy định tại Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 [Luật SHTT]: “Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp phápcủa tổchức, cá nhân khácvà không được viphạm cácquy định kháccủa pháp luật có liên quan ”, “Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và cáclợi ích khác củaNhà nước, xã hội quyđịnh tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổchức, cá nhân khác sửdụng một hoặc một sốquyền của mình với những điều kiện phù hợp Nguyên tắc này được xác lập dựa trên nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 10 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005: “Việc xáclập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích củaNhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. ”

2. Sự thể hiện của nguyên tắccân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội

Theo chúng tôi, nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội được thể hiện chủ yếu với các nội dung sau:

2.1 Quy định giới hạn của chủ sở hữu quyền SHTT về thời hạn bảo hộ

Thời hạn bảo hộ các đối tượng SHTT là khoảng thời gian mà Nhà nước [bằng quy định của pháp luật và đảm bảo bằng một hệ thống thực thi quyền] cho phép các tác giả, các chủ SHTT được hưởng các độc quyền đối với các đối tượng SHTT của mình. Trong suốt thời hạn bảo hộ, bất cứ chủ thể nào không phải là chủ SHTT nếu thực hiện các hành vi khai thác, sử dụng các quyền này mà không được sự cho phép của chủ SHTT [trừ các trường hợp hạn chế quyền mà chúng tôi sẽ phân tích trong các phần tiếp theo] sẽ bị coi là thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT. Tùy vào tính chất, mức độ và ở mức độ nhất định phụ thuộc cả vào ý chí của chủ SHTT mà hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể bị xử lý bằng các biện pháp dân sự, hành chính hay hình sự[1]. Nhưng khi các đối tượng SHTT đã hết thời hạn bảo hộ thì các quyền tài sản của chủ SHTT sẽ không còn, chỉ còn tồn tại quyền nhân thân của tác giả [ngoại trừ một số quyền nhân thân bị giới hạn bởi thời hạn bảo hộ như quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm]. Trong trường hợp này công chúng sẽ được tự do khai thác, sử dụng các đối tượng SHTT. Do đó, về bản chất việc quy định họp lý thôi hạn bảo hộ các đối tượng SHTT chính là cách thức hữu hiệu nhằm thực hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu SHTT và lợi ích của xã hội. Bởi lẽ, nếu pháp luật quy định thời hạn bảo hộ quá dài có nghĩa là pháp luật đã nghiêng về bảo vệ hơn quyền của chủ SHTT. Nhưng nếu pháp luật quy định thời hạn bảo hộ quá ngắn, có nghĩa là nghiêng về bảo vệ quyền lợi của công chúng vì thời hạn để công chúng tự do tiếp cận với các đối tượng SHTT đã được rút ngắn. Thời hạn bảo hộ cần phải đủ để các tác giả, chủ sở hữu trí tuệ khai thác các đối tượng SHTT không chỉ bù đắp các chi phí đểtạo ra chúng mà còn đảm bảo cho họ khả năng thu lợi nhuận từ các đối tượng này. Nhưng thời gian này cũng không được quá dài làm ảnh hưởng đến sự tự do khai thác của công chúng đối với các đối tượng SHTT. Tuy nhiên, việc xác định một khoảng thời gian bảo hộ như thế nào là hợp lý là vấn đề hết sức phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bản chất của từng loại đối tượng SHTT, ví dụ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học có thời hạn bảo hộ dài hơn rất nhiều so với sáng chế hay kiêu dáng công nghiệp. Điều này còn phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước, xu thế chung của thế giới... có thể thấy được vấn đề này qua thực tiễn bảo hộ SHTT tại các nước. Xu hướng của các nước phát triểnvà đồng thời là các nước thu lợi rất cao từ các đối tượng SHTT là ngày càng kéo dài hơn thời gian bảo hộ các đối tượng SHTT. Tại Hoa Kỳ và các nước trong Liên minh Châu Âu, thời hạn bảo hộ quyền tác giả hiện nay là cuộc đời tác giả và 70 năm. Trong khi đó, các nước đang và kém phát triển có xu hướng quy định thời hạn bảo hộ ngắn hơn. Trước năm 1995 ở Việt Nam, thời hạn bảo hộ quyền tác giả chỉ là suốt cuộc đời tác giả và 30 năm sau khi tác giả chết, thời hạn bảo hộ sáng chế là 15 năm. Tuy nhiên, dưới sức ép của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] với Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT [TRIPS][2], các nước đang và kém phát triển phải quy định thời hạn bảo hộ các đối tượng SHTT dài hơn. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩmvăn học - nghệ thuật - khoa học tại các nước thành viên TRIPS là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm[3], đối với tác phẩm không tính thời hạn bảo hộ trên cơ sở đời người thì thời hạn này là 50 năm[4]... Điều đáng lưu ý là thời hạn bảo hộ đối với phần mềm máy tính [PMMT] được tính như thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm văn học. Bằng quy định này pháp luật đã nghiêng về bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu PMMT vì với tốc độ phát triển khoa học công nghệ thông tin như hiện nay thì tuổi thọ của một PMMT thường ngắn, phí bản quyền cho các PMMT thường cao trong khi đó PMMT được bảo hộ với thời gian là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm là khoảng thời gian rất dài. Điều đó có nghĩa là khi công chúng được tự do khai thác PMMT thì phần lớn PMMT đó đã quá lạc hậu đê khai thác. Theo quy định của TRIPS đối với sáng chế, thời hạn bảo hộ là 20 năm tính từ ngày nộp đơn[5].

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về SHTT của Việt Nam chịu sự tác động rất lớn của Hiệp định TRIPS trong quá trình đàm phán gia nhập WTO[6]. Do đó thời hạn bảo hộ các đối tượng SHTT được quy định trên cơ sở đáp ứng các quy định của WTO có tính tới thực tiễn Việt Nam. Theo đó, thời hạn bảo hộ đối với tác phẩmđược tính trên cơ sở đời người đối với quyền nhân thân [trừ quyền công bố hay cho người khác công bố tác phẩm] là vô thời hạn, đối với quyền tài sản và quyền công bố hay cho người khác công bố tác phẩm là cuộc đời tác giả và 50 năm, đối với tác phẩm không tính trên cơ sở đòi người tác giả là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên[7]. Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi Luật SHTT, thời hạn bảo hộ đối với các tácphẩmnghệ nhìndự tính được nâng lên 75 năm. Quy định này được đưa ra nhằm đáp ứng thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm nghệnhìn theo Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ [BTA], trong đó quy định thời hạnnày là 75 năm. Tuy nhiên, theo chúng tôi, trong thờiđiểmhiện nay, xuất phát từ điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ mục đích của hệ thống SHTT, từ việc đảm bảo cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội, chúng ta không nên quy định thời hạn bảo hộ quá dài như vậy. vì thứ nhất, đây chỉ là Hiệp định thương mại song phương. Thứ hai, Hiệp định TRIPS của WTO cũng chỉ yêu cầu các nước thành viên WTO quy định thời hạn này tối thiểu là 50 năm do đó quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đã đáp ứng đượcyêu cầu này. Đểthực hiện yêu cầu của BTA chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc đượcquy định trong Điều 5 Luật SHTT năm 2005 chứ không nhất thiết phải kéo dài thời hạn bảo hộ. Thời hạn bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam là 20 năm tính từ ngày nộp đơn, kiểudáng công nghiệp là 5 năm tính từ ngày nộp đơn, đượcgia hạn hai lần liên tiếp mỗi lần 5 năm[8]. Như vậy, so sánh với pháp luật một số nước như Hoa Kỳ, các nước trong Liên minh châu Âu[EU] thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam hiện tại có ngắn hơn nhữngđiều này là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đa số các nước đang phát triển, đồng thời cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn của TRIPS.

2.2 Quy định cáctrường hợp sửdụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, trả thù lao

Một trong những nội dung thể hiện rất rõ nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợiích của xã hội là quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩmkhông phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, trả thù lao. Công ước Berne - điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về quyền tác giả có quy định rằng trong những trường hợp nhất định quốc gia thành viên có quyền quy định việc sao chép[9], trích dẫn[10], in lại, phát sóng lại[11].... Với mức độ phù hợp với thông lệ, không nhằm mục đích kinh doanh và không xâm hại tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt hại bất hợp lý cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền. Tổchức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong những trường hợp này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm được sử dụng. Tuy nhiên, Công ước Berne chỉ quy định nguyên tắc chung về các trường hợp sử dụng tác phẩm mà không cần xin phép, không cần trả tiền còn các quốc gia thành viên được quyền quy định cụ thể vấn đề này trong pháp luật quốc gia.

Tại Việt Nam, các trường hợp sử dụng tác phẩm không cần xin phép, không cần trả tiền được liệt kê tại Điều 25 Luật SHTT năm 2005. Các trường hợp đó gồm:

- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả đểbình luận hoặc minh họatrong tác phẩm của mình;

- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểudiễn nghệ thuật khác trong các buổisinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổđộng không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn đê đưa tin thời sự hoặc đê giảng dạy;

- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuậtứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩmđó;

- Chuyển tác phẩm sang chữ nôi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác đê sử dụng riêng.

Tuy nhiên, việc sử dụng trong các trường hợp trên không được áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính. Việc sử dụng cũng phải đáp ứng điều kiện là không làm ảnh hưởng đếnviệc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm.

2.3 Trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Các trường hợp sử dụng tác phẩmkhông phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền được quy định trong các điều ước quốc tế. Ví dụ, Điều 1 Ibis Công ước Berne cho phép pháp luật quốc gia thành viên có quyền quy định việc sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng thì không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền. Tùyđiều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi nước mà quốc gia thành viên có quy định khác nhau về vấn đề này. Tổchức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong trường hợp này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm, đảm bảo sự toàn vẹn của tác phẩm.

Trên nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế, Điều 26 Luật SHTT Việt Nam năm 2005 quy định “tổchức phátsóng sứ dụng tác phẩm đã công bốđểthực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quăng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phảixin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút. thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả [12].

Tuy nhiên việc sử dụng đóphải đáp ứng các điều kiện là không làm ảnh hưởng đếnviệc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm. Việc sử dụng này cũng không được áp dụng với tác phẩm điện ảnh.

2.4 Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sángchế

Sáng chế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển công nghệ của mỗi quốc gia. Và có lẽ không có đối tượng nào của quyền SHTT mà điều kiện bảo hộ lại khắt khe và độc quyền của chủ sở hữu được bảo hộ ở mức độ cao như sáng chế. Tuy nhiên, trong thời gian sáng chế được bảo hộ, trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà nước có quyền buộc chủ sở hữu sáng chế phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp. Như vậy, bắt buộc chuyểngiao quyền sử dụng sáng chế là sự thể hiện một cách cụ thể và rõ nét nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa không chỉ chủ sở hữu sáng chế và xã hội mà còn cả lợi ích của Nhà nước. Tại Việt Nam vấn đề bắt buộc chuyểngiao quyền sử dụng sáng chế được quy định tại các điều 145, 146, 147 Luật SHTT năm 2005 và Điều 24,25 Nghị định 103/CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp. Theo Điều 145 Luật SHTT năm 2005, quyền sử dụng sáng chế sẽ bắt buộc bị chuyên giao trong các trường hợp sau:

1. Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;

2. Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kểtừ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;

3. Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏathuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợplý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏađáng;

4. Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

[1] Điều 199 Luật SHTT năm 2005

[2] Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT [TRIPS] được ký kết ngày 15/4/1994 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. Tất cả các nước thành viên WTO đều phải tuân thủ các quy định của TRIPS.

[3] Điều 9 TRIPS quy định các quốc gia thành viên WTO phải tuân thủ các quy định của Công ước Berne về tác phâm văn học, nghệ thuật.

[4] Điều 12 Hiệp định TRIPS

[5] Điều 33 Hiệp định TRIPS

[6] Xem thêm: Lê Thị Nam Giang, Tác động của việc gia nhập WTO đến pháp luật SHTT Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2008, tr. 48

[7] Điều 27 Luật SHTT năm 2005

[8] Điều 93 Luật SHTT năm 2005

[9] Điều 9 Công uớc Berne

[10] Điều 10 Công uớc Berne

[11] Điều tobis Công uớc Berne

[12] Khoản 1, Điều 26, Luật SHTT Việt Nam năm 2005q


3. Những thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội

Trên đây là những nội dung cơ bản của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ SHTT và lợi ích của xã hội cũng như những thách thức đối với Việt Nam khi thực hiện nguyên tắc này. Trong các bài viết sau chúng tôi sẽ phân tích nội dung của nguyên tắc này và thách thức đối với hệ thống SHTT Việt Nam trong các lĩnh vực cụ thể như sao chép, trích dẫn tác phẩmvà bắt buộc chuyểngiao quyền sử dụng sáng chế, những vấn đề hiện nay đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của xã hội.

Khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đưa ra bốn cam kết chính về sở hữu trí tuệ:

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết nhằm tuân thủ đầy đủ tất cả các quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ từ ngày gia nhập WTO mà không viện dẫn đến bất kỳ thời hạn chuyểntiếp nào[13].

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam cam kết ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp yêu cầu các cơ quan của Chính phủ chỉ sử dụng các phần mềm máy tính hợppháp và không vi phạm quyền tác giả của những phần mềm này, quy định việc mua và quản lý tất cả các phần mềm do các cơ quan Chính phủ sử dụng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc các nhà cung cấp truyền hình cáp chỉ được cung cấp các chương trình đã có phép tới khách hàng của họ[14].

Thứ ba, ban hành văn bản pháp luật quy định tất cả các hành vi giả mạo nhãn hiệu và sao chép lậu với quy mô thương mại đều có thể bị truy tố hình sự và các cơ quan có thẩm quyền có thể tịch thu và tiêu hủy trong các vụ án hình sự[15].

Thứ tư,tổchức phát sóng sử dụng tác phẩm phát sóng, bản ghi âm, ghi hình đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan[16].

Có thể nói đó là cam kết rất cao so với điều kiện thực tế của Việt Nam, đòi hỏi sự nỗ lực thực hiện không chỉ của Chính phủ mà của toàn xã hội trong việc bảo hộ quyền SHTT. Tuy nhiên, thực hiện những cam kết đó đã đặt ra rất nhiều thách thức cho bản thân hệ thống SHTT của Việt Nam và cho xã hội Việt Nam. Chỉ riêng trong việc đảm bảo sự cân bằng về lợi ích giữa chủ SHTT và lợi ích của xã hội có thể thấy được các thách thức sau:

Thứ nhất, Việt Nam là một nước đang phát triển, trình độ khoa học, kỹ thuật còn nhiều hạn chế, mức sống của đa số người dân còn thấp nhưng nhu cầu tiếp cận và khai thác và ứng dụng các kiến thức văn học, khoa học, kỹ thuật là rất cao. Hơn nữa, thực tế hiện nay cho thấy, tại các nước phát triển, do có điều kiện về tài chính, khoa học nên có cơ hội đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, triển khai với chi phí rất lớn. vì vậy, phần lớn các sáng chế có giá trị lớn hiện nay thuộc về các chủ SHTT ở các nước phát triển. Cơ chếbảo hộ SHTT tại các nước này thường rất cao nhằm không chỉ khuyến khích sự sáng tạo mà còn đảm bảo khai thác tối đa giá trị thương mại của quyền SHTT, một phần không nhỏ lợi nhuận sau đó được quay về đầu tư cho hoạt động nghiên cứu triển khai. Trong khi đó tại các nước đang phát triển, nền kinh tế luôn được kỳ vọng phát triển một cách nhanh nhất với sự đột phá về công nghệ và nâng cao mức sống cho nhân dân nhưng do sự hạn hẹp về nguồn vốn, trình độ kỹ thuật, các doanh nghiệp thường ít quan tâm hoặc không có điều kiện quan tâm đến vấn đề SHTT mà chi phí cho việc có được quyền sử dụng hay sở hữu các đối tượng SHTT, đặc biệt các đối tượng SHTT của các nước phát triển, thường rất cao. Điều này phần nào đã trở thành rào cản công chúng trong việc khai thác các đối tượng SHTT đểphát triểnkinh tế và nhằm phục vụ mục đích văn hóa, giáo dục. Bài toán đặt ra là phải có những giải pháp hợp lý để một mặt thực hiện đúng và đủ các cam kết quốc tế về SHTT, mặt khác đảm bảo cho công chúng sử dụng, khai thác các đối tượng SHTT với điều kiện và chi phí hợp lý nhất.

Thứ hai, SHTT dường như vẫn là lĩnh vực mới đối với Việt Nam. Sự hiểubiết về SHTT trong đại đa số công chúng vẫn còn rất khiêm tốn do đó ý thức của người dân về việc tuân thủ pháp luật SHTT còn chưa cao. Và ngay cả các chủ SHTT là công dân, pháp nhân Việt Nam cũng chưa thực sự am hiểu về lĩnh vực này. Điều này một mặt làm cho tình trạng xâm phạm quyền SHTT dù vô ý hay cố ý đều ở mức độ cao, ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ SHTT. Mặt khác, người dân chưa nhận thức được để tận dụng một cách tối đa việc khai thác các đối tượng SHTT trong các trường hợp không phải xin phép, không phải trả tiền và các đối tượng SHTT chưa được bảo hộ tại Việt Nam. Người dân cũng chưa biết bảo vệ mình trong những trường hợp chủ SHTT lạm dụng độc quyền của mình tăng quá cao giá sản phẩm hay chi phí sử dụng các đối tượng SHTT. Đơn cử như vấn đề thu phí bản quyền đối với việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc không phải xin phép nhưng phải trả thù lao. Hiện nay, các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả tự quyết định mức thu này mà không có sự kiểmsoát chặt chẽ từ phía Nhà nước về vấn đề này. Điều này dẫn đến mức thu được các tổ chức này đưa là khác nhau và khá cao so với thu nhập tại Việt Nam và quan trọng là mức thu này không được xây dựng một cách khoa học nếu không muốn nói là khá tùy tiện. Điều này đã gây phản ứng không tốt từ phía những người sử dụng tác phẩm. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước một mặt phải có các giải pháp đê hạn chế sự lạm dụng độc quyền của chủ SHTT, mặt khác đảm bảo cho các chủ thể này thực thi quyền của mình trên thực tế.

[13] Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO Đoạn 403.

[14] Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO Đoạn 465.

[15] Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO Đoạn 471.

[16] Phụ lục: Nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam kèm theo Nghị quyết số 71/2006/ QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thu gia nhập Hiệp định thành lập tô chúc thương mại thế giới của nước CHXHCN Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề