Cách viết 1 đoạn văn nghị luận xã hội năm 2024

Thí sinh phải xác định đúng trọng tâm vấn đề, sử dụng thao tác lập luận phù hợp, dẫn chứng thuyết phục để đạt điểm cao trong câu nghị luận xã hội.

Show

Cô Hồ Ái Linh, giáo viên Văn trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP HCM lưu ý thí sinh cách xác định vấn đề, làm dàn ý và triển khai viết đoạn văn nghị luận xã hội trong đề thi tốt nghiệp THPT.

Câu 1 phần Làm văn (nghị luận xã hội) thường có kiến thức và phạm vi đề thi xoay quanh ba chủ đề: Nghị luận về các vấn đề thuộc về tư tưởng, đạo lý; nghị luận vấn đề thuộc hiện tượng đời sống và nghị luận vấn đề xã hội được đặt ra trong văn bản văn học (nghị luận tổng hợp).

Trong đó, dạng thứ ba thường được áp dụng theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia trước đây và nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Câu hỏi nghị luận xã hội sẽ có nội dung liên quan đến vấn đề từ phần ngữ liệu đọc hiểu (phần I). Với dạng này, học sinh cần nắm chắc vấn đề cốt lõi mà đề yêu cầu, các bước làm bài và triển khai luận điểm, luận cứ rõ ràng.

Cách viết 1 đoạn văn nghị luận xã hội năm 2024

Câu hỏi nghị luận xã hội (câu 1, phần II) trong đề tham khảo Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 1/4.

Sau khi xác định được vấn đề cốt lõi, thí sinh cần xác định dàn ý cho đoạn nghị luận xã hội dài 200 chữ. Mở đầu nên dùng một câu nêu nội dung khái quát và dẫn vào vấn đề, có thể dùng câu nguyên văn hoặc trích từ khóa. Tiếp đó là các bước phát triển đoạn văn.

Đoạn văn cần phát triển theo hướng: Giải thích vấn đề, từ khóa một cách ngắn gọn; phát hiện từ khóa, khía cạnh chính cần phân tích, từ đó tập trung thẳng vào vấn đề để lập luận; dẫn chứng ngắn gọn phù hợp (không lấy tác phẩm văn học).

Cuối cùng, thí sinh cần rút ra bài học nhận thức và hành động và kết đoạn bằng một câu khái quát lại vấn đề.

Ví dụ:

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của việc con người biết đối mặt và chinh phục nghịch cảnh.

Gợi ý làm bài như sau:

Dàn ý:

- Nêu được vấn đề chính: Giá trị của việc con người biết đối mặt và chinh phục nghịch cảnh.

- Giải thích: Nghịch cảnh là gì? (không bắt buộc phải có).

- Xác định từ khóa "giá trị" (những thứ đạt được) khi biết đối mặt và chinh phục nghịch cảnh. (Đoạn này cần tập trung nhất).

- Nêu dẫn chứng.

- Bác bỏ.

- Bài học rút ra từ bản thân.

Minh họa bằng một đoạn văn hoàn chỉnh:

"Nghịch cảnh", từ xưa đến nay vẫn luôn là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của một con người, vấn đề là mỗi người biết đối diện và chinh phục nó ra sao. Tất cả nghịch cảnh đều ẩn chứa một hạt mầm lợi ích tương đương. Có nghịch cảnh mới có tự cải thiện, mới có thành công.

Nhiều người bị sa ngã vào những cạm bẫy của nghịch cảnh, không đủ dũng cảm dám đối diện chúng. Nhưng đối với những người dám đối mặt với chúng, họ từng bước tìm ra được sức mạnh tinh thần và nuôi dưỡng nó, cuối cùng vượt qua nghịch cảnh. Những năng lực thực sự ấy, chỉ khi gặp phải nghịch cảnh mới tìm ra được.

Sau 1855 lần bị hơn 500 công ty điện ảnh từ chối, diễn viên nổi tiếng Hollywood Sylvester Stallone mới có thể thành danh. Sau gần 2000 thất bại, cũng như là 2000 lần dám đối diện với nghịch cảnh, ông mới có thể tìm ra được thành công thực sự. Những ví dụ này cho thấy điều quan trọng con người cần có là không được nghĩ đến hai từ "bỏ cuộc".

Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, ta chỉ có thể dùng sự nỗ lực của chính bản thân để tìm giải pháp thoát ra khỏi khó khăn. Trong quá trình ấy, ta học thêm được vô vàn bài học quý báu, nhưng quan trọng nhất là việc nhận ra chân lý: Chỉ chính bản thân ta mới có thể giúp được ta mà thôi. Chính lúc ta sẵn sàng đối diện với nghịch cảnh là lúc ta bước một bước gần hơn trên con đường trưởng thành, hoàn thiện bản thân và nhận được sự nể phục, tin yêu từ người khác.

(Theo Phan Cảnh Đăng Viên, học sinh trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM)

Cuối cùng, thí sinh cần ghi nhớ những nguyên tắc khi viết đoạn văn nghị luận xã hội: Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp); xác định đúng vấn đề cần nghị luận; sử dụng thao tác lập luận phù hợp (không nên sử dụng hết tất cả thao tác).

Khi triển khai vấn đề nghị luận cần thể hiện sự hiểu biết, trải nghiệm của bản thân về vấn đề; biết nhìn nhận cuộc sống qua nhiều góc độ, phương diện, từ đó đưa ra ý kiến, quan điểm, giải pháp của cá nhân.

Dung lượng cho một bài viết nghị luận xã hội 200 chữ khoảng hai phần ba trang giấy thi, thời gian làm bài chỉ nên 20-25 phút.

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ chi tiếtViết đoạn văn nghị luận xã hội

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ chi tiết

 I. Định nghĩa nghị luận xã hội

 II. Phân loại

 III. Các thao tác lập luận

 IV. Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội

 V. Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội

 VI. Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận 200 chữ

 VII. Lưu ý làm các dạng bài nghị luận

 VIII. Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

 IX. Một số đoạn văn nghị luận 200 chữ hay

Như các bạn đã biết từ năm 2017 Bộ GD&ĐT đã thay đổi cấu trúc và nội dung môn thi Ngữ

văn. Về mặt hình thức, không còn viết một bài văn hoàn chỉnh mà chỉ cần viết một đoạn văn

khoảng 200 chữ. Về mặt nội dung, cũng không còn trình bày suy nghĩ về một vấn đề độc lập

mà là một vấn đề có liên quan đến nội dung đoạn Đọc – hiểu.

I. Định nghĩa nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức

làm nội dung bàn bạc làm sáng tỏ cái đúng – sai, tốt xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra

một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào trong đời sống.

II. Phân loại

 Thông thường sẽ có hai loại chính:

 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

 Nghị luận về một hiện tượng xã hội.

 Ngoài ra còn có nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra trong tác phẩm văn học.

III. Các thao tác lập luận

Trong đoạn văn nghị luận 200 chữ thường sử dụng các thao tác lập luận sau:

 Thao tác lập luận giải thích.

 Thao tác lập luận phân tích.

 Thao tác lập luận chứng minh.

 Thao tác lập luận bình luận.

 Thao tác lập luận so sánh.

 Thao tác lập luận bác bỏ.

IV. Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội

*Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu luận điểm.

- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:

- Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể)

- Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề).

- Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết

quả của vấn đề)

- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc

phát huy mặt ưu điểm.

- Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm

của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.

3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề

*Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu luận điểm.

- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn

- Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.

- Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí

cần bàn luận:

+ Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.

+ Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.

+ Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.

- Bày tỏ quan điểm của người viết:

+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề.

+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập,

trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm...

+ Đề xuất phương châm đúng đắn...

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (...)

- Lời nhắn gửi đến mọi người (...)

V. Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội

Bước 1: Đọc kỹ đề bài

– Đưa ra dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

– Quan điểm của mình về vấn đề đó, đồng tình hay không đồng tình, phân tích theo quan điểm

đó.

– Rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Dung lượng từng phần( tham khảo)

 Giải thích 4 dòng

 Bàn luận 12 dòng

 Mở rộng vấn đề – 4 dòng

 Bài học – 5 dòng

Bước 4: Cách viết kết đoạn bài nghị luận 200 từ( 2-3 dòng)

 Liên hệ với bản thân.

 Liên hệ với những vấn đề tương tự. Hoặc mở rộng vấn đề, có thể kết lại bằng một danh

ngôn hay câu nói nổi tiếng.

VI. Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận 200 chữ

1. Phân loại dạng đề nghị luận : Có thể chia làm ba dạng

 Dạng 1: Nghị luận về một câu nói, ý kiến,tư tưởng trong phần ngữ liệu đọc hiểu → Đọc

hiểu tích hợp nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

 Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống được đề cập đến trong phần đọc hiểu →

Đọc hiểu tích hợp về một hiện tượng đời sống, xã hội.

 Dạng 3: Nghị luận về một thông điệp, ý nghĩa rút ra, gợi ra trong phần đọc hiểu → Đọc

hiểu tích hợp nghị luận về một thông điệp, ý nghĩa gợi ra từ phần đọc hiểu.

2. Cách nhận biết các dạng đề

Nhận biết các dạng, kiểu đề để từ đó biết cách triển khai vấn đề, lập dàn ý sao cho phù hợp.

 Dạng 1: Là một câu nói, y kiến, tư tưởng giống như một câu danh ngôn hoặc một câu nói,

ý kiến, tư tưởng có nội dung giống với nội dung trong ngữ liệu phần Đọc hiểu.

 Dạng 2: Thường đề phần nghị luận xã hội sẽ có các từ khóa như: hôm nay, hiện nay, ở

Việt Nam,...

 Dạng 3: Đề yêu cầu rút ra thông điệp, ý nghĩa trong ngữ liệu phần đọc hiểu (thường là

đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn trích, đoạn văn, bài văn).

3. Cách làm dạng đề cụ thể

a. Dạng 1: Đọc hiểu tích hợp nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

Các ý triển khai:

* Giải thích: Từ ngữ, ý kiến.

* Phân tích, chứng minh

 Tại sao ý lại như vậy?

 Dẫn chứng làm rõ.

* Bình luận

 Bàn luận mở rộng, lật ngược vấn đề nghị luận.

 Vấn đề đó đang diễn ra trong xã hội như thế nào?

* Bài học và liên hệ bản thân

 Từ đó, rút ra bài học cho bản thân và mọi người.

 Hành động thực tế.

 Kết thúc vấn đề bằng câu thơ, châm ngôn, khẩu hiệu, danh ngôn tạo ấn tượng.

Ví dụ:

Đề bài: Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu

trong phần đọc hiểu: “Cách tốt nhất thích ứng với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin

vào chính mình”.

Hướng dẫn viết:

1. Hình thức: Đúng yêu cầu của một đoạn văn. Đủ số từ quy định; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng

làm sáng tỏ cho chủ đề.

2. Nội dung: Làm sáng tỏ các nội dung sau:

* Giải thích:

 Thực tế là gì? Thực tế là trạng thái của những điều thực sự tồn tại hiện thực.

 “Chấp nhận thực tế”: là biết chấp nhận hiện thực, chấp nhận tình trạng hiện tại và sống

hòa hợp với nó; “tin vào chính mình” là tin tưởng khả năng, sự lựa chọn của bản thân.

* Phân tích, chứng minh

 Vì cuộc sống luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ không thể biết trước, không ngoại trừ

những điều không như mong muốn có thể xảy đến với chúng ta. Như khi không thể vượt

qua những khó khăn, nghịch cảnh, khả năng của bản thân có giới hạn, ... thì nên chấp

nhận hiện tại, sống hòa hợp với nó. Tại sao vậy? Vì khi ta chấp nhận hiện tại ta sẽ cảm

thấy dễ chịu, đầu óc cũng đủ tỉnh táo để tìm ra giải pháp tốt nhất.

 Và hãy “tin vào chính mình”, tin vào nghị lực, tài năng, lòng can đảm, sức mạnh và sự tự

tin đều tiềm ẩn bên trong con người và sẽ có đủ khả năng vượt qua những khó khăn ấy.

Đó là cách tốt nhất để vực lại chính mình.

* Bình luận

 Nếu không “chấp nhận hiện thực và tin vào chính mình” thì sau những vấp ngã, lỗi lầm ta

sẽ dễ trách móc bản thân, như “ giá như...”, “ nếu biết trước thì...”. Những việc làm ấy

không những vô nghĩa, mà ngược lại còn khiến cho ta dễ rơi vào tuyệt vọng, căng thẳng,

giày vò bản thân. Không chỉ vậy, không biết “ chấp nhận hiện thực” còn tạo nên lối sống

thiếu thực tế, tạo thói quen đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh, thiếu trách nhiệm với

hành động, lời nói của bản thân.

 Và cũng cần hiểu chấp nhận thực tế không phải là buông xuôi.

* Bài học và liên hệ bản thân

 Vì vậy, hãy biết “chấp nhận thực tế và tin vào chính mình” để mình luôn vui vẻ, hạnh

phúc và trưởng thành.

b. Dạng 2: Đọc hiểu nghị luận tích hợp về một hiện tượng xã hội.

Dạng đề về hiện tượng tiêu cực: Các ý triển khai:

* Giải thích (nếu có)

* Thực trạng: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào?

* Nguyên nhân do đâu và hậu quả để lại?

* Giải pháp thiết thực và bài học

* Liên hệ bản thân.

Dạng đề về hiện tượng tích cực: Các ý triển khai:

* Giải thích (nếu có)

nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông gió và bước qua phòng, nơi

cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn

con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng,

chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn

thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch

ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.

( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TPồ Chí Minh,2011,tr-43)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa

của câu chuyện được gợi ra trong phần đọc hiểu.

Trả lời

1. Hình thức: Đúng yêu cầu của một đoạn văn. Đủ số từ quy định; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng

làm sáng tỏ cho chủ đề.

2. Nội dung: Làm sáng tỏ các nội dung sau:

* Tóm tắt và nêu vấn đề

- Trong câu chuyện, vì người mẹ vội vã, thiếu toàn diện khi nhìn nhận một vấn đề mà dẫn đến

la mắng, trách nhầm con mình.

- Từ câu chuyện rút ra thông điệp ý nghĩa: Khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề nào đó cũng cần

cẩn thận, toàn diện và khách quan để không gây ra những hậu việc đáng tiếc

* Phân tích, chứng minh

- Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Cậu con út trong câu chuyện, đơn giản chỉ

muốn thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ, mong làm mẹ vui. Nhưng cậu còn quá nhỏ để

nhận thức được: Tình cảm chân thành cũng cẩn thể hiện đúng lúc, đúng chỗ.

- Về phần người mẹ, bà đã quá vội vàng kết luận khi chưa nhìn ra mọi mặt vấn đề đã giận dữ và

dạy cho con mình một bài học. Kết quả, khi vỡ lẽ, bà đã hối hận vì hành động của mình.

* Bình luận

- Dù cuộc sống vội vã, có quá nhiều thứ để lo toan nhưng cha mẹ nên chăng cũng cần dành

nhiều thời gian quan tâm và để hiểu hơn về con cái.

- Khi đánh giá, nhận xét một vấn đề nào đó cần cẩn thận tìm hiểu mọi mặt rồi đưa ra kết luận.

- Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Vậy nên, chúng ta cũng cần có cái nhìn

cảm thông thay vì vội vàng giận dữ, truy cứu đến cùng.

VII. Lưu ý làm các dạng bài nghị luận

 Đây là phần dễ kiếm điểm nhất trong cấu trúc đề thi. Với thiết kế đề thi như vậy, các em

sẽ rất dễ dàng triển khai vấn đề.

 Dung lượng yêu cầu khoảng 200 chữ, vì vậy cần viết ngắn gọn súc tích. Đi thẳng trực tiếp

vào vấn đề, chia luận điểm, luận cứ rõ ràng.

 Thời gian viết bài nghị luận dao động từ 20-25 phút. Tránh tập trung quá nhiều vào dạng

bài này mà mất thời gian câu sau.

 Lưu ý đối với cách trình bày: trình bày như 1 đoạn văn, không có ngắt xuống dòng. Tuy

vậy, vẫn đảm bảo đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Bài 200 chữ ứng với khoảng

20 dòng, 2/3 tờ giấy thi.

Tóm lại, nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc các vấn đề liên quan đến các

mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Đoạn nghị luận xã hội chú trọng việc bày tỏ

quan điểm cá nhân, nên chúng ta rất khuyến khích các em sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết,

bộc lộ cá tính. Nhưng cần nhớ sự sáng tạo, khác biệt vẫn phải dựa trên lí lẽ, căn cứ xác đáng

với một thái độ chân thành, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bởi lẽ mục đích cuối cùng của nó là

tạo ra những tác động tích cực đến con người và các mối quan hệ xã hội, giúp chúng ta ngày

càng trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế khi làm bài các em nên chú ý lan tỏa những thông điệp tích

cực, tốt đẹp.

VIII. Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

*Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về một vấn đề xã hội

Ví dụ: Viết đoạn văn về trải nghiệm đối với tuổi trẻ

A – Phần mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

B – Phần thân đoạn

– Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm.

– Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai đặc biệt quan trọng đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ,

vì:

+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp người trẻ mau chóng trưởng thành

về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp tuổi trẻ gắn bó và góp phần cống hiến

cho cuộc đời.

+ Trải nghiệm giúp tuổi trẻ khám phá phá chính mình để có lựa chọn đường đời đúng đắn.

+ Trải nghiệm giúp người trẻ dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở

ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của tuổi trẻ sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích...

+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh.

– Bàn mở rộng:

+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và

chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.

– Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là

những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kĩ

năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Cá biệt, có những bạn trẻ lại lao vào thử

nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn...

C – Phần kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động:

Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để

giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn. Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.

*Viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

A – Phần mở đoạn: Giới thiệu về câu ngạn ngữ trong đề bài

B – Phần thân đoạn:

1, Giải thích câu ngạn ngữ:

mẹ. Tình mãu tử trong xã hội được biểu hiện đa dạng với những hành động cụ thể khác nhau.

Chúng ta có thể bắt gặp những bà mẹ tảo tần, lặn lội sương gió, yêu thương, che chở và hy sinh

cả cuộc đời mình vì con cái; bắt gặp người con hiếu thảo, chăm sóc, bảo vệ mẹ già. Đó đều là

hành động minh chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp và đáng trân trọng. Tình mẫu tử

như một bài ru ngọt ngào, tiếp thêm động lực, sức mạnh cho cả mẹ và con trước bất kì khó

khăn, gian khổ nào của cuộc đời. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn không khỏi đau xót và phẫn uất

trước tình trạng tha hóa đạo đức khi mẹ ruột nhẫn tâm vứt bỏ con cái của mình, khi con cái

đánh đập, bất hiếu với cha mẹ già đã tảo tần hi sinh ngày nào. Thậm chí, có những bà mẹ,

những người con còn ra tay giết chết máu mủ ruột già của mình chỉ vì sự nóng giận, ích kỉ.

Những hành động đó đã và đang diễn ra một cách trần trụi và nhức nhối, bóp méo đi hai chữ

“mẫu tử” thiêng liêng, gây ảnh hưởng xấu đến văn minh xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần có

giải pháp kịp thời để ngăn chặn hành vi đi trái với đạo đức đó, cưu mang, cứu giúp kịp thời

những hoàn cảnh đáng thương của sự suy đồi về nhân cách của con người.

Đề 2: Đoạn văn nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống

Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ

chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái

tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ

những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được

nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc

chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung

quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp

được họ - dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất

nhiều. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình

đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh

thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé

biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất..., đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho

vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không

biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn

gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm,

sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước

khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp... Như vậy, chắc chắn cuộc

sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không

phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.

Đề 3: Đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người.

Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là

không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn

nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí,

chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn

hoạn nạn. Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn

Trỗi, La Văn Cầu... và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc

lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm

để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không

lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng

cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người

nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán

những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử

thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng

cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn

cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã

hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối

đó.

Đề 4: Đoạn văn nghị luận về sự thành công

Thành công vốn là thứ con người chúng ta ai rồi cũng sẽ đạt được tùy vào mức độ và sự cố

gắng của từng người. Vậy có khi nào bạn tự hỏi: Thế nào là thành công? Thành công là cảm

giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà

chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu. Xã hội luôn

phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm

muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội. Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới

có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên

con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã,

sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản

thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình. Có rất nhiều tấm gương về thành

công mà chúng ta cần học tập trong đó không thể không nhắc đến Bác Hồ, người đã vượt qua

nhiều khó khăn gian khổ để mang lại thành công to lớn là dành được độc lập cho nước nhà. Tuy

nhiên, tỏng cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu

vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc

khi vấp ngã thì nản chí, những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào

thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta cần có suy nghĩ và hành động đúng đắn

để cuộc sống của mình thêm tốt đẹp hơn và sớm đạt được thành công như chúng ta mong

muốn.

Đề 5: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của Ý Chí (Nghị lực)

Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy

nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu

nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt

qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như

vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy

đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận,

Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi

tiếng nhất... Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của

ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại,

dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt,

những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho

gia đình và xã hội. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện,

nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ