Cách trị hăm vùng kín cho bé gái

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng thường mắc phải tình trạng hăm, đặc biệt là hăm vùng kín – hăm vùng bộ phận sinh dục. Bé sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu, đau rát và quấy khóc nhiều khi vùng kín bị hăm. Vậy mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị hăm vùng kín? Hãy cùng DKSG tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng trị để giúp bé yêu nhanh hồi phục và dễ chịu hơn nhé!

Lý do trẻ bị đỏ hăm vùng kín

Vùng kín – bộ phận sinh dục, là bộ phận có làn da nhạy cảm nhất của cơ thể. Bởi lẽ, vùng kín tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu và phân, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Không những thế, trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên càng có khả năng dẫn đến tình trạng hăm đỏ vùng kín.

Cách trị hăm vùng kín cho bé gái
Cách trị hăm vùng kín cho bé gái
Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu nên rất dễ bị hăm ở vùng kín

Thông thường, nguyên nhân trẻ bị hăm vùng kín rất có thể do ba mẹ mặc đồ quá bó sát cho bé, chất liệu vải không thoáng khí gây bí da.

Ngoài ra việc đóng bỉm, tả thường xuyên cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Làm cho vùng kín cũng như khu vực mặc tã bao gồm như bị hăm hậu môn, mông, bẹn, đùi…khiến cho trẻ bị hăm tã hoặc vùng kín.

Những dấu hiệu căn bản, mẹ có thể dễ dàng nhận biết khi bé bị đỏ hăm vùng kín:

  • Khi bé gái bị hăm vùng kín thường sẽ ửng đỏ hai bên âm hộ và ở bé trai cũng bị đỏ tương tự.
  • Vùng kín ngứa rát, nổi mụn nhỏ li ti căng bóng hoặc ban đỏ rộng.
  • Bé khó chịu, quấy khóc khi đi tiểu hoặc thay quần áo. Với bé lớn hơn, sẽ kêu đau rát và thường lấy tay gãi vào khu vực vùng kín.

Nhìn chung, những dấu hiệu hăm vùng kín chỉ cần mẹ bỉm quan sát một xíu khi tắm rửa, thay đồ, thay tã cho bé là có thể dễ dàng nhận biết được. 

Cách phòng trị hăm vùng kín cho trẻ an toàn

Cách trị hăm vùng kín cho bé gái
Cách trị hăm vùng kín cho bé gái
Cách trị hăm vùng kín ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hăm vùng kín hoàn toàn không gây nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản hay sự phát triển của trẻ, nếu như được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm vùng kín kéo dài trong một thời gian sẽ khiến cho bé yêu cảm thấy khó chịu vì ngứa ngáy, đau rát, từ đó trẻ sẽ quấy khóc thường hơn, bỏ bú, không ngủ được và ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Dưới đây là một số cách phòng trị giúp bé đẩy lùi nỗi đau hăm vùng kín.

Thoi dầu dừa cho trẻ bị hăm hậu môn, vùng kín

Dầu dừa có tính kháng khuẩn và kháng nấm, nên đây được xem là “thần dược” giúp trị hăm vùng kín ở trẻ. Ngoài ra, dầu dừa còn có chứa Vitamin E giúp tăng cường sự đàn hồi và tính mềm mại trên da bé.

Khi trẻ bị hăm ở hậu môn –  vùng kín, mẹ chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da ửng đỏ của bé. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sạch sẽ cho bé, mẹ nên nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thoa cho bé.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, khi trị hăm vùng kín, mẹ nên sử dụng dầu dừa nguyên chất và có xuất xứ rõ ràng.

Lô hội (Nha đam) trị hăm vùng kín

Lô hội hay còn gọi là nha đam rất quen thuộc với mỗi người và dễ dàng tìm kiếm, chúng có tính mát, giúp kháng viêm hiệu quả và chứa nhiều vitamin E. Do đó, lô hội được xem là vị thuốc tuyệt vời trong việc điều trị hăm vùng kín cho trẻ.

Khi trị hăm vùng kín bằng lô hội, mẹ chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội thoa lên vùng da bị hăm, sau đó để khô tự nhiên rồi mới mặc tã. Để cho da không bị kích ứng mẹ nên lựa chọn mua lô hội có uy tín và không thuốc trừ sâu có hại.

Sử dụng tinh dầu tràm

Trẻ bị hăm có thể trị khỏi bằng tinh chất dầu tràm. Sở dĩ, trong dầu tràm có tính khử trùng và kháng khuẩn cao nên rất thích hợp giúp trẻ đẩy nhanh quá trình hồi phục ở những nơi bị hăm như là vùng kín, hăm cổ

Mẹ chỉ cần nhỏ 3 giọt dầu tràm cùng với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng hăm cho bé. Cứ như vậy trong vài ngày, mẹ sẽ thấy ngay vùng da hăm của bé cải thiện rõ rệt.

Dùng giấm ăn

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, lan da rất mỏng manh mà nước tiểu lại có tính kiềm nên khi bé tiếp xúc trong một thời gian dài không được thay tã mới sẽ gây ra hiện tượng bỏng, từ đó dẫn đến tình trạng hăm vùng kín, phát ban.

Để khắc phục được điều đó, mẹ có thể sử dụng giấm để trung hòa tính kiềm và cân bằng lại độ pH. Mẹ có thể pha một thìa cà phê giấm trắng với nước và dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã. Cứ như thế, mẹ có thể phòng tránh được hăm vùng kín cho bé yêu lại vừa giúp bé nhanh khỏi khi bị cơn hăm hoành hành.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị hăm ở vùng kín, hậu môn

Việc giữ gìn sạch sẽ vùng kín cho con – vùng da tiếp xúc trực tiếp với tả, là điều rất quan trọng để giúp con tránh được tình trạng hăm vùng kín.

Cách trị hăm vùng kín cho bé gái
Cách trị hăm vùng kín cho bé gái
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để hạn chế hăm vùng kín

Một số kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho mẹ bỉm phòng tránh hăm vùng kín cho bé yêu, bao gồm những điều mẹ cần chú ý:

  • Tã phải được thay thường xuyên cho bé và tránh để cho da bé tiếp xúc với nước tiểu và phân trong một thời gian dài giúp phòng ngừa trẻ bị hăm tã, vùng kín.
  • Nên dùng tã một lần đối với trẻ bị hăm ở vùng kín vì tã có độ hấp thụ ẩm cao cũng như thiết kế chống ướt trên bề mặt tã.
  • Trong trường hợp phải dùng tã vải, mẹ cần tránh dùng quần có lớp nilon mặc ngoài tã. Tã vải nên được giặt kỹ càng với nước nóng và tẩy rửa sạch sẽ bằng nước giặt dùng cho bé.
  • Vùng da bị hăm phải được lau kỹ bằng vải mềm và nước ấm. Không nên dùng xà phòng hay bất kỳ sản phẩm gì có chất tạo mùi và có cồn để lau, tắm cho bé.
  • Tại những vùng da bị hăm đến bong tróc, mẹ nên dùng miếng khăn vải, ngâm vào nước ấm và vắt lên vùng da đó để làm sạch. Sau đó dùng một khăn mềm để vỗ khô da và tránh lau trực tiếp gây ma sát làm tổn thương da nặng hơn.

Lời kết

Trên đây là những nguyên nhân cũng như một số cách phòng trị dành cho mẹ khi trẻ bị hăm vùng kín. Trong trường hợp, áp dụng nhiều cách mà tình trạng hăm vùng kín của bé không cải thiện mẹ nên đưa bé đến bệnh viện, trung tâm y tế để thăm khám và được bác sĩ tư vấn thêm. Dược Khoa Sài Gòn chúc bé mau khỏi bệnh và luôn mạnh khỏe!