Cách tính lương chuẩn nhất 2023

Bạn có biết những công thức tính lương cơ bản mà các doanh nghiệp thường áp dụng đã và đang có những thay đổi trong năm 2022. Cùng NewCA cập nhật những thông tin mới nhất trong bài viết dưới đây.

  • Những điều cần biết về lương cơ bản
    • Lương cơ bản là gì?
    • Mức lương cơ bản theo quy định mới nhất của năm 2022
  • Các công thức tính lương cơ bản
    • Công thức tính lương theo thời gian
    • Công thức tính lương theo sản phẩm
    • Công thức tính lương theo doanh thu
    • Công thức tính lương theo hình thức lương khoán
    • Công thức tính lương làm thêm giờ
    • Một số công thức tính lương cơ bản khác
  • Công ty cổ phần NewCA

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là mức lương mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động, đã được thông qua thỏa thuận giữa hai bên và ghi rõ trong hợp đồng lao động. Đây là cơ sở để công ty, doanh nghiệp đó có thể tính tiền công, tiền lương hàng tháng cho người lao động.

Hay hiểu một cách đơn giản hơn, lương cơ bản chính là một mức lương tiêu chuẩn mà công ty, tổ chức, doanh nghiệp phải trả cho người lao động đang phụ trách một công việc cụ thể. Lương cơ bản không bao gồm các khoản về phúc lợi, bảo hiểm, hoa hồng hay tiền thưởng,… 

Cách tính lương chuẩn nhất 2023
Các công thức tính lương cơ bản mới nhất 2022

Mức lương cơ bản theo quy định mới nhất của năm 2022

Căn cứ vào Bộ luật Lao động 2019 quy định cách tính lương cơ bản đầy đủ nhất như sau:

Đối với trường hợp người lao động làm việc tại các tổ chức, công ty, doanh nghiệp tư nhân:

Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp đều dựa vào lương cơ bản của người lao động để làm mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, lương cơ bản đã bao gồm các khoản bổ sung và phụ cấp lương đóng bảo hiểm xã hội. 

Mức lương cơ bản các doanh nghiệp trả cho người lao động được tính dựa trên mức lương tối thiểu Chính phủ đã đề ra qua từng năm và theo từng vùng, từng miền. Căn cứ vào Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, người sử dụng lao động không được trả cho người lao động số tiền thấp hơn mức lương tối thiểu Chính phủ quy định này.

  • Đối với những công ty, doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực I, mức lương cơ bản là 4.420.000 đồng/tháng
  • Đối với những công ty, doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực II, mức lương cơ bản là 3.920.000 đồng/tháng
  • Đối với những công ty, doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực III, mức lương cơ bản là 3.430.000 đồng/tháng
  • Đối với những công ty, doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực IV, mức lương cơ bản là 3.070.000 đồng/tháng

Đối với trường hợp người lao động làm việc tại các cơ quan Nhà nước:

Khác với mức lương cơ bản của doanh nghiệp được áp dụng theo từng vùng, trường hợp người lao động làm việc tại các cơ quan Nhà nước, mức lương này lại được tính theo hệ số. Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định cách tính lương và hệ số lương dựa vào trình độ tốt nghiệp của người lao động tại các trình độ, cấp bậc và các chức vụ khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với người lao động tốt nghiệp bậc trung cấp, hệ số lương được hưởng là 1,86
  • Đối với người lao động tốt nghiệp bậc cao đẳng, hệ số lương được hưởng là 2,1
  • Đối với người lao động tốt nghiệp bậc đại học, hệ số lương được hưởng là 2,34

Áp dụng Luật lao động 2019 quy định công thức tính lương cơ bản như sau:

Mức lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Căn cứ vào Nghị quyết mới nhất về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, các cán bộ công chức, viên chức Nhà nước sẽ được áp dụng mức lương cơ bản mới nhất:

  • Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2020 cho đến ngày 30/06/2020, mức lương cơ bản người lao động nhận được là 1.490.000 đồng/tháng
  • Theo Nghị quyết 86/2019/QH14, từ ngày 01/07/2020 cho đến 31/12/2020, mức lương cơ bản người lao động nhận được là 1.600.000 đồng/tháng. Mức lương này có thể tăng từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng thùy vào từng chức vụ khác nhau.

Các công thức tính lương cơ bản

Công thức tính lương theo thời gian

Lương theo thời gian được hiểu là mức lương được tính dựa trên thời gian làm việc của người lao động. Có thể được tính theo từng giờ, từng ngày, từng tuần hoặc từng tháng. Cách tính lương theo thời gian là một trong những phương pháp được nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức áp dụng nhất trên thị trường lao động hiện nay.

Với cách tính lương này, người lao động cần phải nắm rõ về các yếu tố như: ngày công thực tế, lương cơ bản, phụ cấp. Áp dụng quy định của Chính phủ, người ta chia ra làm hai cách tính lương cơ bản theo thời gian như sau:

Cách 1: Áp dụng với những doanh nghiệp không quy định ngày công chuẩn: 

Lương hàng tháng = Mức lương cơ bản + phụ cấp (nếu có)/ngày công chuẩn theo từng tháng x số ngày công thực tế

Cách 2: Áp dụng với những doanh nghiệp có quy định ngày công chuẩn:

Lương hàng tháng = Mức lương cơ bản + phụ cấp (nếu có)/26 x số ngày công thực tế.

Công thức tính lương theo sản phẩm

Lương theo sản phẩm được tính dựa vào số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc phần trăm công việc nguồn lao động phải hoàn thành trong tháng đó. Trả lương theo sản phẩm là cách thức đặc thù luôn được gắn liền với thù lao và năng suất lao động thực tế. Chính vì thế, hình thức tính lương này thường được áp dụng cho những trường hợp công ty, doanh nghiệp, tổ chức đó muốn tăng số lượng sản phẩm hoặc khuyến khích sản xuất.

Lương theo sản phẩm được tính theo công thức như sau:

Lương cơ bản theo sản phẩm = Đơn giá x Số lượng sản phẩm.

Công thức tính lương theo doanh thu

Lương cơ bản theo doanh thu được tính dựa trên doanh số mà cá nhân hoặc nhóm đã đạt được trong quá trình làm việc. Cách tính lương này thường được áp dụng với những bộ phận nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh hoặc với những doanh nghiệp, công ty kinh doanh sản phẩm.

Công thức tính lương theo hình thức lương khoán

Tính lương cơ bản theo hình thức khoán là công thức tính lương cơ bản dựa trên đúng số lượng công việc người lao động đã đạt được dựa trên thỏa thuận với người sử dụng lao động. Số tiền lương này sẽ được chi trả khi người lao động đã hoàn thành được hết những công việc được giao trước đó giữa hai bên. 

Hình thức tính lương khoán này thường được áp dụng với những công việc mang tính thời vụ. Công thức tính lương khoán như sau:

Lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc.

Công thức tính lương làm thêm giờ

Lương làm thêm giờ hay còn được gọi là lương OT là mức lương các doanh nghiệp, tổ chức, công ty phải chi trả cho người lao động khi người lao động thực hiện thêm các công việc ngoài giờ hành chính được quy định như: làm vào ban đêm, làm vào các ngày nghỉ lễ, làm vào các ngày nghỉ cuối tuần,… 

Người lao động sẽ được hưởng mức lương làm thêm giờ theo đúng với quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 mà nhà nước đã đưa ra.

Một số công thức tính lương cơ bản khác

Công thức tính lương tháng 13

Tại các công ty, doanh nghiệp hiện nay, lương tháng 13 là là chế độ đãi ngộ, mức lương thưởng sau một năm làm việc được áp dụng để khuyến khích nhân viên phát triển và thu hút nhân sự về làm việc. Tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp cũng như tình hình kinh doanh thực tế và mức độ làm việc của người lao động mà lương tháng 13 có nhiều cách tính khác nhau.

Thông thường, lương tháng 13 được tính theo công thức như sau:

  • Đối với những nhân viên làm đủ 12 tháng trong năm, tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12, lương tháng 13 = tổng số tiền lương trung bình trong tháng
  • Đối với những nhân viên có thời gian làm việc dưới 12 tháng trong năm, lương tháng 13 = (Tổng lương trung bình trong tháng + Các khoản trợ cấp, phụ cấp)/12 tháng x số tháng làm việc thực tế

Công thức tính lương ngày lễ

Căn cứ vào điều 112 Bộ luật Lao động quy định người lao động nghỉ lễ Tết đều được hưởng nguyên lương. Cụ thể lịch nghỉ lễ trong một năm sẽ có khoảng 11 ngày:

  • Nghỉ Tết Âm lịch: 5 ngày
  • Nghỉ Tết Dương lịch 1/1: 1 ngày (ngày 01 tháng 01)
  • Nghỉ lễ ngày Quốc tế lao động 1/5: 1 ngày 
  • Nghỉ lễ ngày 30/4: 1 ngày 
  • Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ( 10/3 Âm lịch ): 1 ngày
  • Nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9: 2 ngày

Trong hợp đồng lao động, tính lương ngày lễ được tính bao gồm các khoản: mức lương cơ bản, tiền phụ cấp và các khoản bổ sung khác. Bên cạnh đó, theo Điều 104 của Bộ luật Lao động quy định tiền phụ cấp bao gồm: tiền thưởng làm việc, tiền xăng xe, điện thoại,…

Trên đây là tổng hợp các công thức tính lương cơ bản đang được áp dụng trên thị trường lao động hiện nay. Hy vọng, qua bài viết này, NewCA sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin về cách tính lương tại các cơ quan, doanh nghiệp, công ty mới nhất theo quy định của pháp luật năm 2022. 

Bài viết liên quan:

  • Mách bạn cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công chính xác năm 2022
  • Tiết lộ các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp
  • Quy định về công thức tính ngày công làm việc
  • Chi tiết công thức tính lương làm thêm giờ, tăng ca mới nhất 2022
  • Cách tính lương chi tiết theo từng hình thức trả lương

————————

Công ty cổ phần NewCA

  • Tổng đài CSKH: 1900 2066
  • Hotline: 0936 208 068
  • Website: https://newca.vn/
  • Email: