Cách tính loa amply

Một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất khi mua dàn karaoke đó chính là tính công suất ampli và loa. Vì để lựa chọn được đôi loa phù hợp với amply chúng ta phải tính công suất của chúng để sao cho việc phối ghép đạt hiệu quả nhất, mang đến âm thanh trung thực và hoàn hảo nhất. Nếu bạn không tính công suất mà áp dụng ghép bừa thì có thể dẫn đến cháy loa, amply vì công suất không tương thích.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính, bạn có thể tham khảo để lựa chọn loa karaoke hoặc amply phù hợp nhé. Trường hợp bạn không tính được nên nhờ đến các chuyên gia âm thanh để được tư vấn thêm nhé.

1. Công suất của ampli

Công suất lý tưởng nhất mà ampli cần đạt được là công suất của ampli gấp đôi công suất liên tục của loa, giả sử công suất liên tục của loa là 100W thì bạn nên chọn ampli có công suất 200W là lý tưởng nhất (với cùng mức trở kháng). 
Ngoài ra, nếu không đủ điều kiện thì công suất ampli ít nhất phải bằng công suất liên tục loa. 

Tại sao vậy?

Nếu bạn chọn ampli công suất nhỏ hơn công suất liên tục của loa thì sẽ gây méo âm thanh phát ra từ loa và có thể gây cháy loa, khi ampli quá yếu thì tín hiệu từ ampli gửi tới loa sẽ thường xuyên xuất hiện trạng thái clipping (tức là bị xén ở đỉnh sin), dẫn tới màng loa hoạt động không tuyến tính với tín hiệu sẽ làm nóng voice coil (cuộn dây loa) tỏa ra nhiệt độ lớn hơn khả năng chịu nhiệt của cuộn dây loa gây cháy loa.

Cách tính loa amply

2. Trở kháng của ampli

Trở kháng của loa không nhỏ hơn trở kháng của ampli.

3. Độ nhạy của loa 

Những loa có độ nhạy cao thì ampli chỉ cần có công suất nhỏ là đủ để phối ghép, độ nhạy của loa là đại lượng chỉ mức nén của âm thanh, viết tắt là SPL (Sound Pressure Level).

Ví dụ, một loa có độ nhạy 90dB có nghĩa là với 1W công suất của ampli (tương ứng với mức điện áp xoay chiều 2,83V) thì loa sẽ đạt tỉ lệ SPL = 90dB tại khoảng cách 1 mét ở một mức trở kháng 8Ohms. Thông số về độ nhạy của loa sẽ cho ta biết công suất tối thiểu của ampli để phối ghép với loa.

Thông thường độ nhạy càng cao thì công suất của ampli càng thấp. Cứ giảm SPL một mức là 3dB thì cần công suất ampli sẽ tăng gấp đôi. Nếu như chỉ 1W cũng đủ để đạt mức âm lượng tương đối lớn với loa có độ nhạy 95dB thì cần phải có ampli đạt công suất tối thiểu là 2W để kéo loa có độ nhạy 92dB, 4W cho 89dB. Dựa vào đó bạn có thể tự tìm ra câu trả lời loa có độ nhạy thế nào là phù hợp, khi bạn đã biết công suất hiệu dụng của ampli.

Tuy nhiên, tính tương thích của loa với ampli còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác chẳng hạn như: công suất của loa, độ nhạy của loa, cấu trúc của loa.... Ví dụ, một ampli có công suất RMS là 100W chưa chắc đã có thể phối ghép tốt với một loa độ nhạy cao, có công suất tối thiểu là 5W.

Trên đây là một số thông tin về Cách tính công suất ampli và loa, hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn khi đang trong quá trình tìm mua bộ dàn karaoke. Chúc bạn mua được sp tốt và hay nhất nhé.

Bạn là chủ đầu tư, doanh nghiệp hay các đơn vị tổ chức muốn thiết kế thi công bộ dàn âm thanh hội thảo, hội trường, cho đám cưới, sự kiện, party, event nhưng chưa chọn được công ty phân phối dịch vụ uy tín. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, KHANG PHÚ ĐẠT AUDIO sẽ giúp bạn đưa ra giải pháp chọn lựa thiết bị cụ thể, cách tính công suất của Amply và Loa phù hợp với diện tích không gian.

Cách tính loa amply

  • Vì sao nên chọn công suất loa và ampli phù hợp với nhau?
  • Cách tính công suất loa và ampli như thế nào?
    • ⁉️ Một số lưu ý trong cách tính công suất ampli và loa
    • ✅ Giải pháp cho vấn đề này là gì?

Vì sao nên chọn công suất loa và ampli phù hợp với nhau?

Trong một dàn âm thanh để có được một chất âm thống nhất, đồng bộ, chất lượng thì việc cộng hưởng và phù hợp giữa các thành phần với nhau là không thể tránh khỏi nhất là giữa loa và Amply! Cách tính công suất ampli và loa phù hợp sẽ đảm bảo được chất lượng của cả dàn âm thanh hội thảo! Nếu khi lựa chọn bạn không chú ý đến sự cân bằng này tất yếu sẽ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn và gây nên những thiệt hại không nhỏ về kinh tế bởi đây là 2 thiết bị có sự đầu tư khá lớn!

Nếu mức công suất của Amply bé hơn loa thì khi tín hiệu gửi đi sẽ rơi vào trạng thái cực yếu, kém khiến cho âm thanh đầu ra bị méo mó, lệch lạc, không rõ ràng! Đồng thời nếu công suất của loa lại lớn hơn Amply diễn ra trong thời gian dài còn dẫn đến tình trạng cháy, hỏng loa! Là bởi vì khi công suất của Amply quá yếu thì những thông tin gửi tới loa sẽ có trạng thái clipping – tình trạng bị xém tại đỉnh sin! Chính trạng thái này đã mang đến việc màng loa hoạt động không phù hợp với tín hiệu nên voice coil bị nóng quá hạn mức quy định chịu nhiệt của cuộn dây loa và cuối cùng gây cháy, hỏng loa!

Theo những chuyên gia cũng như những khách hàng am hiểu về thiết bị âm thanh thì công suất tối ưu nhất mà Amply cần có là gấp đôi mức công suất liên tục của loa mà nó kết nối! Ví dụ như mức công suất liên tục của loa là 100W thì mức công suất của ampli ghép nối là khoảng 200W khi sử dụng cùng mức trở kháng! Ngoài ra nếu không có được mức công suất ấy thì ít nhất 2 con số công suất này phải bằng nhau!

Cách tính loa amply
Phần công suất của loa hay được ghi ở phía sau loa

Với nhiều khách hàng đôi khi vẫn băn khoăn về việc công suất thực và công suất ghi trên thiết bị có giống nhau không thì KHANG PHÚ ĐẠT AUDIO xin bày cho bạn một cách tính như sau:

Thường thì công suất thực của ampli (RMS) được tính theo công thức điện áp trên tải loa nhân với dòng điện đi qua tải loa đó! Giả sử trên hai đầu của chiếc loa 8 ohm, với điện áp xoay chiều 8V, dòng qua tải là 1 A thì mức công suất thật của nó sẽ là 8W! Trên thực tế nếu muốn biết công suất thật quý khách có thể dùng một voltmeter xoay chiều đo trực tiếp điện áp ở 2 đầu cực loa khi hoạt động và tính theo công thức:

Công suất thật = 2U/R

Trong đó:

  • U là điện áp
  • R là trở kháng của loa.

Tuy nhiên công thức này cũng có phần sai số bởi trên thực tế còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác và cần đo đạc chính xác hơn là trong môi trường lý tưởng!

⁉️ Một số lưu ý trong cách tính công suất ampli và loa

Khi đã biết cách tính công suất loa với ampli thì việc lựa chọn 2 thiết bị này không quá khó khăn. Và đây cũng chỉ là yếu tố giúp bạn chọn mua được thiết bị phù hợp với không gian sử dụng. Sau đây là 1 số lưu ý khi tính công suất loa với ampli

  • Trước khi mua hàng nên tham khảo trước về sản phẩm. Tham khảo về công suất của loa, công suất của ampli, cách kết nối các thiết bị với nhau,.. để tạo nên âm thanh hay nhất, chuyên nghiệp nhất.
  • Cách tính công suất loa và ampli chỉ có tính chất tương đối. Vì trên thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng như các công thức trên sách vở.
  • Để biết được công suất của ampli lớn hơn loa bao nhiêu bạn cần biết cách tìm hiểu các thông số kỹ thuật liên quan.
  • Để thưởng thức được âm thanh hay nhất thì nên dùng các thiết bị âm thanh chất lượng.
  • Công suất của ampli không chỉ cần tương thích với loa mà cần tương thích với các thiết bị khác trong bộ dàn. Và đặc biệt là phù hợp với không gian diện tích sử dụng.

Cách tính loa amply

✅ Giải pháp cho vấn đề này là gì?

Nếu quý khách muốn lựa chọn 2 thiết bị một cách chuẩn xác nhất hãy tham khảo thêm kinh nghiệm của những người có hiểu biết sâu về thiết bị cũng như tư vấn của những kỹ thuật viên chuyên nghiệp tại Khang Phú Đạt để đưa ra được quyết định phù hợp nhất! Ngoài việc đầu tư 2 thiết bị riêng lẻ và lựa chọn mức công suất sao cho phù hợp thì quý khách cũng có thể lựa chọn những mẫu loa tích hợp công suất ampli – loa active! Đây là một sản phẩm 2 trong 1 được rất nhiều khách hàng lựa chọn bởi sự đơn giản, tiện lợi cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian một cách tối đa! Nếu như quý vị chưa biết về dòng sản phẩm này hãy tham khảo ngay: loa liền công suất là gì? Ứng dụng của loa liền công suất?

Trên đây là những chia sẻ của KHANG PHÚ ĐẠT AUDIO về cách tính công suất ampli và loa. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức âm thanh thực tế và hữu ích nhất. Nếu bạn cần tư vấn thêm về loa Array, loa hội trường, âm thanh sân khấu, sự kiện, đám cưới,…hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!