Cách nuôi tép con

Cách nuôi tép cảnh có khó không? đó cũng là câu hỏi của rất nhiều bạn đặt ra, do đó ở bài này mình xin chia sẻ về cách nuôi tép cảnh tối ưu nhất có thể, bao gồm tiết kiệm chi phí, thời gian chăm sóc…

Lựa chọn con giống, bể nuôi và phụ kiện cho phù hợp giúp nuôi tép cảnh dễ dàng:

Lựa chọn con giống: Đối với tép cảnh được anh em chia làm 2 loại 1 loại là tép màu dễ nuôi và 1 loại là tép ong hơi khó hơn 1 chút do ở bài này mình chia sẻ là cách nuôi tép tiết kiệm và ít tốn tiền nên sẽ nói về cách nuôi các dòng tép màu nhé. [các loại tép màu gồm: tép đỏ RC, tép cam, tép xanh blue green, tép vàng…].

Tép màu SRC


Kích thước bể nuôi: Lựa chọn bể có kích thước từ 40-30-30cm [dài – rộng -cao], đối với kích thước này thì bạn có thể đặt ở các nơi làm bể cá cảnh với độ dày của kính chừng 5-6 li, nếu nhà có trẻ con hay nô đùa bạn lên 8 ly cho an tâm cũng được nhé.

bể nuôi tép cảnh


Đèn cho bể tép cảnh: Trên thị trường có rất nhiều mẫu đèn giá rẻ có thể dùng nuôi tép cảnh tốt được, ở đây mình gợi ý bạn có thể lựa chọn mẫu đèn led của hãng Xuanmeilong có độ dài 30cm có thể kéo dài ra và dùng cho hồ 40cm thoải mái, giá của đèn này trên thị trường chỉ tầm 115k. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí nữa có thể ra chợ nhật tảo mua đèn led dạng dây về kéo dọc các bể tép của mình, chi phí khá rẻ.

Đèn led nuôi tép cảnh


Lựa chọn lọc cho bể nuôi tép: Với kích thước bể này thì bạn có thể sử dụng loại lọc Bio QanVee QS-100A hoặc lọc Bio QanVee QS-200A kết hợp với sử dụng các hạt matrix bỏ vào bên trong sản phẩm lọc để giúp duy trì và nuôi dưỡng lượng vi sinh xử lý thức ăn thừa và phân của tép cảnh gây nên. Ngoài ra bạn cũng có thể xử dụng các loại lọc thác mini của hãng sobo hoặc hãng atman, tuy nhiên bạn nên dùng một miếng vải mùng [có nơi gọi là màn] để bọc phần hút nước của máy lọc, tránh tình trạng tép con sẽ chui vào bên trong máy lọc. Ngoài ra bạn cũng có thể xử dụng loại lọc mỏ vịt có bán trên thị trường chừng 40k/1 bộ, kết hợp với sủi oxy để hoạt động.

lọc nuôi tép cảnh


Sử dụng nền nuôi: đối với các loại tép màu bạn nên xử dụng các loại nền chuyen dụng nuôi tép giúp ổn định độ PH cho nguồn nước với chi phí rẻ [khuyên dùng phân nền gex đỏ].

Nền nuôi tép cảnh


Lựa chọn thức ăn: Tép cảnh là loài ăn tạp do đó bạn có thể lựa chọn các loại rau củ quả luộc lên để nguội và cho chúng ăn [lá dâu, hạt vỏ đậu nành, cá rốt, bí đỏ…].

Lá dâu tằm


Nguồn nước sử dụng nuôi tép: Lựa chọn nguồn nước có độ TDS thấp từ 50-100 để khi chúng ta châm thêm khoáng sẽ tăng TDS lên 1 chút, tối đa là 250 trở về. Ở khu vực hiện tại mình sinh sống đang sử dụng nguồn nước máy có TDS là 30, khi trâm thêm khoáng tăng TDS lên 120 khá ổn.
Nhiệt độ: tất cả các dòng tép cảnh đều rất ưa nhiệt độ mát lạnh, tuy nhiên đối với dòng tép màu chúng có thể sống và sinh sản tốt ở nhiệt độ 16 tới 29 khá thoải mái cho người nuôi.


Trên đây là một số yêu cầu thiết yếu và tối ưu để giúp bạn có thể nuôi tép cảnh một cách dễ dàng và tiết kiệm tiền bac, thời gian. Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết chia sẻ.

Kỹ thuật nuôi tép cảnh sinh sản đẻ nhiều. Tép cảnh sinh sản như thế nào? Tép cảnh ôm trứng là gì, tép ôm trứng bao lâu thì đẻ? Là những câu hỏi và thắc mắc của các anh em trong quá trình nuôi tép cảnh. Cacanhmini.com chia sẻ với 500 anh em Kỹ thuật nuôi tép cảnh sinh sản đẻ nhiều. Và cách ấp trứng nhân tạo cho tép cảnh sinh sản… Anh em cùng tham khảo nhé.

Kỹ thuật nuôi tép cảnh sinh sản đẻ nhiều

Dấu hiệu tép cảnh ôm trứng

Thông thường, sau khi giao phối xong chính là lúc tép cảnh ôm trứng. Tuy nhiên, quá trình giao phối giữa tép đực và tép cái thường xảy ra rất nhanh, chỉ khoảng vài giây. Tép đực ở vị trí bụng đối bụng với tép cái, nạp tinh xong liền rồi đi. Chủ nuôi có thể phát hiện ra tép cảnh đang giao phối bằng cách để ý thấy tép đực quấy và cố gắng bám lấy tép cái. Anh em có thể nghĩ chúng đang đánh nhau nhưng thực chất là tép đực đang giao phối với tép cái.

Thường thì tép cảnh ôm trứng trong vòng 24 giờ. Nên nhớ là sau khi giao phối, anh em có thể quan sát biểu hiện của tép cái để biết được giao phối đã thành công hay chưa. Khi giao phối thành công, tép cái thường tìm những nơi có vị trí cao để ẩn náu. Nếu không có những tép khác đến quấy rầy thì tép cái có thể đẻ trứng ở nơi đó. Thân của tép cái thường cong thành hình chữ S để đẻ trứng.

Dấu hiệu tép cảnh ôm trứng

Tép ôm trứng bao lâu thì đẻ

Tép ôm trứng bao lâu thì đẻ là câu hỏi, thắc mắc phần lớn của các anh em nuôi tép cảnh. Tuy nhiên, thời gian tép cảnh ôm trứng bao lâu còn tùy thuộc vào từng loại tép cảnh. Thời gian trung bình tép cảnh ôm trứng và ấp trứng đến khi trứng nở là vào khoảng 1 tháng.

Ở một số loài tép cảnh, khi tép cái mang trứng và ”yên ngựa” xuất hiện thì đa phần là dấu hiệu cho anh em biết rằng trứng đã gần nở. Hoặc bạn có thể quan sát cặp mắt của bào thai bên trong trứng. Nếu như phát hiện trứng đã có mắt thì trứng sẽ nở trong vòng vài ngày nữa.

Tép ôm trứng bao lâu thì đẻ

Cách ấp trứng nhân tạo cho tép cảnh sinh sản

Trong trường hợp tép mẹ bị chết trong thời gian ấp trứng. Anh em có thể thực hiện cách ấp trứng nhân tạo. Ấp trứng nhân tại là cách lấy trứng chưa được ấp nở đặt ở nơi có nước chảy trong khoảng 20 ngày. Đồng thời tăng nhiệt độ nước lên từ 26 đến 28 độ C. Như vậy sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trứng nở, tăng tỷ lệ trứng nở thành công cao.

Tuy nhiên, nếu thực hiện cách này, anh em chủ nuôi lưu ý là cần dùng túi lưới đựng trứng để hạn chế tình trạng tép trưởng thành ăn trứng. Ngoài ra cũng cần tránh các tạp chất gây hại cho tép.

Cách ấp trứng nhân tạo cho tép cảnh sinh sản

Hạn chế tép cảnh sinh sản xả trứng

Tép cảnh sinh sản xả trứng hay tép cảnh sinh sản bỏ trứng là tép cái trong quá trình mang thai thì dùng chân sau thả bớt trứng đi. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do tép cái bị hoảng sợ hoặc do sốc môi trường… Do đó, trong quá trình cho tép cảnh sinh sản, anh em cần quan sát và theo dõi tép kỹ lưỡng, hạn chế tình trạng tép cảnh bị sốc hay thay đổi môi trường một cách đột ngột.

Hạn chế tép cảnh sinh sản xả trứng

Kỹ thuật nuôi tép cảnh sinh sản đẻ nhiều được các anh em dân chơi chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini như sau. Bí quyết là anh em cần chọn những em tép khỏe mạnh, thân không bị nổi mụn, không bị thủng lỗ… Lựa chọn những em tép có màu sắc đều đặn, không có điểm khác lạ. Lưu ý là tép cảnh sống theo bầy đàn, cần nuôi số lượng từ 10 em trở lên.

Khi nuôi tép, cần đáp ứng những điều kiện về nguồn nước, nhiệt độ trong bể… Trồng cây thủy sinh để tạo môi trường ẩn nấp cho tép cảnh.

Tác giả: AnAn

Nguồn Cacanhmini.com

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tép cảnh, chỉ có tại Blog Cá Cảnh Mini:

Bí kíp nuôi tép cảnh hiệu quả tối ưu

Bộ sưu tập 12 loài tép cảnh thủy sinh đẹp

Tạo men vi sinh cho bể cá cảnh bể tép cảnh

Tép cảnh nuôi chung với cá nào

Các bệnh thường gặp ở tép cảnh và cách khắc phục

Video liên quan

Chủ Đề