Cách massage mũi cho trẻ sơ sinh

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp mát xa 

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sẽ rất khó chịu, quấy khóc. Mẹ có thể giúp bé giảm thiểu tình trạng này bằng cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh thông qua mát xa.

Một báo cáo gần đây trong hội thảo hướng dẫn cho cha mẹ chăm sóc sức khỏe bé, GS. Bác sĩ Sunanne, bệnh viện Chester của Anh có nhấn mạnh vai trò mát xa có thể giúp hỗ trợ các triệu chứng cảm như nghẹt mũi và ho ở các bé. Hơn nữa, mát xa cũng có tác dụng giúp giảm xì-trét cho các bé đang trong quá trình khó chịu vì bệnh.

Một ngày nên mát xa bao nhiêu lần cho bé

Theo hướng dẫn của Hiệp mát xa nhi khoa quốc tế [www.iaim.net/], ba mẹ có thể mát xa cho bé từ 2-3 lần/ngày, mỗi động tác nên lặp lại khoảng 6 lần.

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp mát xa

Khoảng thời gian nào là thích hợp để mát xa cho bé?

Ba mẹ có thể mát xa cho bé từ 6 tuần tuổi trở lên. Ngoài các bài mát xa bụng, mát xa chân tay thì ba mẹ có thể mát xa cho con khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh cúm. Nếu trẻ cảm thấy hứng thú, dễ chịu thì có thể thực hiện còn nếu bé khóc lóc và tỏ vẻ không muốn hợp tác thì nên ngừng lại và thử vào khoảng thời gian khác.

Có thể mát xa cho bé sau khi đã tắm xong vì khoảng thời gian này trẻ thường cảm thấy thư giãn.

Ba mẹ không nên mát xa cho bé trong trường hợp nào?

Nếu bé có các biểu hiện như:

– Khóc lóc vì gắt ngủ, khó chịu

– Bé quá mệt mỏi hoặc đang dùng thuốc điều trị

– Trẻ có biểu hiện khó thở bất thường

– Con bị dị ứng hoặc có vết thương hở trên da.

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Rửa mũi cho bé cũng có thể giúp con giảm nghẹt mũi, khó chịu

Khi bé bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng… khoang mũi của bé thường bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Tình trạng này thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu do trẻ chưa học được cách thở bằng miệng ở giai đoạn này.

Do đó, mẹ nên rửa mũi, giúp bé hút các dịch nhầy ra ngoài để giảm thiểu khó chịu vì nghẹt mũi bằng cách thực hiện như sau:

Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh vào mũi bé, hãy đợi khoảng 2-3 phút, sau đó dùng dụng cụ hút mũi nhẹ nhàng hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Mẹ có thể lặp lại thao tác này để trị nghẹt mũi cho con nhưng không nên quá 3 lần/ngày.

Thêm vào đó, mẹ có thể đặt một bình phun nước mát hoặc máy làm ẩm trong phòng sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ rất nhiều.

Video dành cho ba mẹ tham khảo các mát xa khi bé bị ho và nghẹt mũi

Nguồn tham khảo: Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyen

Xem thêm bài liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 2,919 

Trẻ sơ sinh khi bị sổ mũi, nghẹt mũi sẽ thường quấy khóc, bỏ ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Làm thế nào để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn khi rơi vào những trường hợp này? Bố mẹ cùng tìm cách điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh trong bài viết sau của Fysoline nhé.

XEM THÊM:

Trẻ sơ sinh chưa thể nói, biểu cảm gương mặt và hành động của bé là cách phản hồi và thể hiện trạng thái cơ thể hiện tại rõ ràng nhất. Trẻ bị sổ mũi nghẹt mũi sẽ có những biểu hiện dễ thấy như:

  • Nghẹt mũi, mũi đỏ
  • Khó ngủ, trằn trọc
  • Bú kém và chảy nước mũi
  • Hắt hơi, chảy nước mắt, quấy khóc do đau họng và khó chịu trong người
  • Kèm hiện tượng sốt nhẹ
  • Tiêu chảy, nôn trớ và không chịu bú ti

    Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi thường quấy khóc.

  • Cảm cúm, cảm lạnh: Thường diễn ra vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thời tiết không ổn định tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus trong không khí sinh sôi và tấn công về hệ hô hấp chưa hoàn chỉnh của trẻ sơ sinh khiến bé sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Dị ứng: Bụi bẩn, phấn hoa, mùi hương lạ… kèm theo các triệu chứng phát ban, hắt hơi
    Không khí khô: Tiết trời mùa đông hanh khô dẫn đến làm niêm mạc mũi khô hơn, dịch tiết ít hơn.
  • Dịch nước ối: Trẻ sơ sinh qua đường mổ đẻ thường bị đọng lại dịch nước ối ở trong khoang mũi nên những ngày đầu mới sinh, con thường bị nghẹt mũi.

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và nước muối kháng viêm giúp làm sạch mũi và cung cấp độ ẩm, kháng viêm, kháng khuẩn.

Việc nhỏ nước muối sinh lý giúp làm mềm gỉ mũi, làm loãng và rửa trôi dịch nhầy có trong khoang mũi. Nhỏ nước muối sinh lý kháng viêm giúp mũi trẻ thoáng sạch, giảm viêm nhiễm.

Hiện nay, bộ đôi nước muối đơn liều Fysoline đến từ Pháp là lựa chọn của nhiều mẹ bỉm sữa trên thế giới.

Chuyên gia hướng dẫn chi tiết các bước trị sổ mũi, nghẹt mũi cho bé bằng bộ đôi nước muối đơn liều Fysoline:

Fysoline với thiết kế ống đơn liều đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh, an toàn với đầu ống tròn nhỏ, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi, tạo cảm giác dễ chịu khi vệ sinh cho bé.

Mẹ đừng quên đậy nắp sau khi sử dụng bằng cách ấn chặt và bảo quản trong điều kiện thoáng mát, sạch sẽ. Ống đơn liều Fysoline nên sử dụng tối đa trong 24h cho bé.

Việc nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn. Mẹ cũng có thể đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ để nâng đầu cao hơn một chút.

Bổ sung độ ẩm cho phòng bằng máy làm ẩm không khí giúp điều hòa nhiệt độ và hạn chế các tác nhân gây nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ nhỏ thường thấy. Nhất là với những trường hợp trời mùa đông hanh khô hoặc phòng điều hòa.

Mẹ có thể xoa bóp vùng ngực và một số huyệt vị nhằm giúp bé giảm ngạt mũi. Kỹ thuật này giúp nâng cao đưa lưu dịch tiết hô hấp, giảm ứ đọng đờm ở cổ họng và cải thiện hiện tượng ngạt mũi.

Massage nhẹ nhàng giúp hỗ trợ điều trị khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi hiệu quả.

Xông hơi bằng máy chuyên dụng hoặc xả nước nóng vào chậu và bế bé bên cạnh để bé ngửi hơi nước bốc lên đều được. Tuy nhiên, hãy canh khoảng cách vừa phải tránh làm bỏng bé vì làn da con nhỏ vốn mỏng manh. Hơi nước có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, đồng thời cung cấp độ ẩm và làm mũi trẻ ấm hơn. Việc làm này sẽ giúp giảm ho, thông mũi.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay lập tức

  • Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc: Mọi loại thuốc uống cho trẻ cần thông qua ý kiến bác sĩ và liều lượng phù hợp. Tùy ý sử dụng thuốc cho trẻ sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy xấu khó lường: kháng thuốc, tác dụng phụ…
  • Không nên kiêng tắm cho trẻ: Vệ sinh cơ thể đúng cách để loại bỏ bụi bẩn và giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Nhờ vậy, việc phục hồi sức khỏe cũng được nâng cao hơn trước.
  • Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý: Với bé còn bú mẹ, hãy đảm bảo mẹ đã bổ sung đủ 4 nhóm chất cần thiết, uống bổ sung nước ép hoa quả để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Cho bé bú nhiều lần trong ngày và không nên cho trẻ bú quá no dẫn đến nôn trớ.
Đảm bảo cữ bú trong ngày cho con yêu.

Sau khi đã áp dụng các phương pháp phòng bệnh và chăm sóc tốt nhất nhưng tình trạng sức khỏe của con vẫn không thuyên giảm. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có thể chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trong trường hợp sốt ở trẻ nhỏ kèm ho và sổ mũi. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt từ 38 độ trở lên thì ngay cả khi trẻ vẫn có biểu hiện bình thường, mẹ vẫn cần đưa con đến bác sĩ khám và cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra.

Cần đưa con đến gặp bác sĩ [ con ở mọi độ tuổi] khi có các biểu hiện sau: Sốt trên 40 độ, sốt kèm theo co giật, sốt tái phát, sốt có tiền sử bệnh tim, ung thư, bệnh lupus, sốt kèm nổi ban da…

Với những chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc sổ mũi ở trẻ sơ sinh trên đây, Chúc mẹ thành công và đừng quên thường xuyên theo dõi website Fysoline – Nước muối sinh lý Pháp để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, chuẩn khoa học mẹ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề