Cách làm sủi cảo tôm thịt chuẩn

Home/Công Thức Nấu Ăn/Chế Biến Món Á/Món sủi cảo tôm thịt – Món ăn truyền thống của người Hoa

Món sủi cảo tôm thịt là một món ăn truyền thống của người Hoa và rất được người Việt yêu thích bởi vị ngon, đậm đà. Sủi cảo bao gồm bánh sủi cảo có nhân mặn nhiều loại và nước canh rau đi kèm. 

Nào các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và cùng học cách làm món sủi cảo tôm thịt này ngay nhé!

»  Xem thêm: Món gà xào đậu phộng ngon tuyệt của người Hoa

Cách làm sủi cảo tôm thịt chuẩn
Món sủi cảo tôm thịt – Món ăn truyền thống của người Hoa

Nguyên liệu làm món sủi cảo tôm thịt ngon chuẩn vị:

  • Vỏ hoành thánh 40 miếng.
  • Tôm tươi 300 gr.
  • Nấm mèo 20 gr.
  • Dầu mè 1 muỗng cà phê.
  • Đường trắng 1/2 muỗng cà phê.
  • Bột bắp 1 muỗng cà phê.
  • Thịt heo bằm 400 gr.
  • Nấm hương 6 cái(tươi).
  • Nước tương 1 muỗng canh.
  • Muối 1/2 muỗng cà phê.
  • Hạt nêm 1/2 muỗng cà phê.

Cách làm món sủi cảo tôm thịt ngon chuẩn vị:

Bước 1:

  • Tôm làm sạch, bỏ vỏ, râu và đầu rồi cắt nhỏ.
  • Nấm mèo ngâm nước cho nở rồi rửa sạch cùng nấm hương tươi, vắt ráo nước và cắt nhỏ.
  • Cho thịt bằm, tôm, nấm hương, nấm mèo vào tô trộn đều.
  • Nêm 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê dầu mè, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột bắp, trộn đều để nguyên liệu quyện vào nhau.Để 15 phút cho thấm.
Cách làm sủi cảo tôm thịt chuẩn
Món sủi cảo tôm thịt – Món ăn truyền thống của người Hoa

Bước 2:

  • Khi nhân đã thấm gia vị xong, lấy một miếng vỏ hoành thánh đặt lên tay rồi múc 1 muỗng nhân cho vào chính giữa, thoa một ít nước xung quanh rìa vỏ để tạo kết dính.
  • Gấp vỏ lại thành hình tam giác sau đó bẻ hai đầu lại với nhau, dính bằng nước.
Cách làm sủi cảo tôm thịt chuẩn
Cho nhân vào miếng vỏ hoành thánh cho nhân vào gấp lại

Bước 3:

  • Bắc nồi nước dùng gà lên bếp nấu sôi rồi thả sủi vào nấu chín, có thể nêm nếm nước dùng cho vừa ăn, thêm cải vào nếu thích.
  • Nấu đến khi thấy sủi cảo nổi lên thì bánh đã chín.
  • Tắt bếp múc sủi cảo ra tô và thưởng thức ngay khi còn nóng.

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Nội dung hay

Cách làm sủi cảo tôm thịt chuẩn

Đậu phụ Tứ Xuyên là sự hòa quyện giữa vị béo mềm của đậu phụ, …

Tôm bạn bóc vỏ, bỏ chỉ, mang đi rửa sạch, để ráo nước rồi cắt hạt lựu.

Cho vào tô đựng tôm 50gr thịt heo xay, thêm 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh tiêu xay. Trộn đều rồi ướp trong vòng 15 - 20 phút.

Hành tím và tỏi bạn bóc vỏ, sau đó mang đi băm nhuyễn.

Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, đun nóng dầu rồi cho hành tím và tỏi băm vào, phi thơm vàng. Sau đó bạn cho hỗn hợp nhân đã ướp gia vị vào, xào đều trên lửa vừa khoảng 3 phút cho đến khi hỗn hợp chín khô nước là được.

Chắc các bạn đã từng biết đến món sủi cảo - một món ăn truyền thống của người Trung Hoa. Nhưng các bạn có biết cách chế biến sủi cảo như thế nào không? Cùng team Thật Là Ngon tìm hiểu cách làm sủi cảo, để bạn có thể tự tay chế biến cho mình và người thân cùng thưởng thức nhé!

Văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa khá đa dạng và đặc sắc, không những cầu kỳ, tinh tế mà trong mỗi một món ăn lại hàm chứa những ý nghĩa sâu xa mà người dân Trung Quốc gửi gắm trong đó. Đến với đất nước rộng lớn với hơn 1 tỷ dân số này, chúng ta sẽ được khám phá rất nhiều món ăn không chỉ ngon, mà màu sắc, hương vị và cách trình bày cũng khiến bất cứ ai cũng phải nể phục.

Trong số các món ăn nổi tiếng ở đây, không thể không kể đến sủi cảo 🥟. Mỗi dịp Tết nguyên đán, đặc biệt là trong đêm giao thừa, người Trung Hoa thường ăn sủi cảo để cầu mong sự đoàn viên, may mắn, giàu có và sung túc. Sủi cảo được coi như một nét đẹp trong nền văn hóa ẩm thực lâu đời này.

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, sủi cảo không chỉ được nấu vào những dịp lễ tết mà nó còn xuất hiện trong bữa ăn chính của các gia đình. Bởi sủi cảo có vị ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ làm, nguyên liệu lại có sẵn xung quanh chúng ta.

Và không để bạn phải tìm đâu xa, Thật Là Ngon sẽ chia sẻ cho các bạn công thức làm sủi cảo tại nhà vô cùng đơn giản, dễ làm, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau nhé!

Hiện nay, có rất nhiều cách làm sủi cảo khác nhau nhưng công thức làm sủi cảo dưới đây là cách làm truyền thống theo đúng hương vị của người Trung Hoa, đảm bảo thành công cho các chị em.

In Công Thức

Có rất nhiều cách làm sủi cảo khác nhau nhưng công thức làm sủi cảo dưới đây là cách làm truyền thống theo đúng hương vị của người Trung Hoa, đảm bảo thành công cho các chị em.

  • 200 g bột mỳ
  • 110 - 130 ml nước
  • 1 xíu muối
  • 50 g bột bắp (làm bôt áo)

  • 300 g thịt lơn xay
  • 1 quả trứng gà
  • 4 - 6 cải thảo non
  • 1 nắm hành lá
  • 1 thìa phở nước mắm
  • 1 thìa phở xì dầu
  • 1 thìa phở dầu hào
  • 1 thìa phở dầu vừng
  • 1 nhánh gừng
  • 1 chút hạt tiêu

  • Âu, phới trộn bột, thanh cán bột

  • Đổ bột mỳ vào bát tô. Hòa ½ thìa café muối vào nước ấm khoảng 60 độ rồi đổ dần 100 ml nước vào bát bột, dùng phới khuấy đều. Thêm dần nước để bột hòa thành khối, không còn bột khô rồi nhồi bột trong khoảng 15 phút.

  • Sau đó đậy bột bằng màng thực phẩm rồi ủ khoảng 30 phút.

  • Gừng đập dập băm nhỏ. Rau mùi, hành lá thái nhỏ. Lá cải thảo rửa sach, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, để ráo nước, thái nhỏ.

  • Cho tất cả nguyên liệu phần nhân vào âu trộn đều, rắc thêm 1 chút hạt tiêu.

  • Trên bề mặt phẳng, sạch có rắc chút bột bắp, bạn cho bột ra, cắt thành 4 phần bằng nhau rồi, lăn thành hình trụ dài. Bạn cắt các thanh dài thành 8 miếng bằng nhau.

  • Đặt một miếng bột vào lòng bàn tay, vo tròn, ấn dẹt, rồi dùng thanh cán bột cán mỏng miếng bột thành hình tròn có phần giữa hơi dày hơn mép.

  • Cứ làm như vậy cho đến khi hết bột.

  • Cho nhân bánh vào trong vỏ bánh, gấp lại thành hình bán nguyệt, miết và gấp mép dọc theo viền bánh để bao hết nhân.

  • Xếp sủi cảo vào vỉ hấp rồi hấp khoảng 15 phút cho chín. Sủi cảo chín xếp ra đĩa để thưởng thức.

*Nếu không có xửng hấp có thể luộc sủi cảo.

Khẩu phần: 8miếng | Calories: 507kcal

Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!

Cách làm sủi cảo chi tiết

Bước 1: Nhào bột

Bạn cho bột mì vào bát tô. Sau đó, bạn hòa tan 1 chút muối trong 130 ml nước ấm khoảng 60 °C.

Bạn bắt đầu đổ từ từ 100 ml nước vào bát bột, đồng thời dùng phới khuấy đều. Nếu thấy bột vẫn hơi khô thì cho tiếp dần dần từng thìa con nước vào để trộn đến khi không còn bột khô. Bạn chú ý không đổ quá nhiều nước cùng 1 lúc.

Bạn đổ bột ra mặt phẳng rộng để nhồi bột trong khoảng 15 phút. Cách nhồi cũng tương tự như khi nhồi bột bánh mì. Khi thấy khối bột càng ngày càng nhẹ tay hơn, lớp bột sờ vào nhẵn đều, không bị ướt hay khô quá là được.

Sau đó, bạn dùng màng bọc thực phẩm đậy lại, để bột nghỉ trong vòng 30 phút.

Bước 2: Chế biến nhân bánh

Trong lúc chờ ủ bột, bạn chế biến nhân bánh. Có rất nhiều cách làm nhân sủi cảo, nhưng chúng mình xin chia sẻ nhân thịt đơn giản, chuẩn vị sủi cảo truyền thống nhất.

Gừng đem đập dập, băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ.

Lá cải thảo rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5-10 phút. Sau đó, bạn để ráo nước, thái chỉ thành sợi nhỏ.

Tiếp theo, bạn cho tất cả các nguyên liệu gồm: cải thảo, gừng, hành lá, thịt nạc vai xay, 2 quả trứng gà, 1 thìa nước mắm, 1 thìa xì dầu, 1 thìa dầu hào, 1 thìa dầu vừng vào trộn đều.

Cuối cùng bạn rắc thêm 1 chút hạt tiêu vào cho thơm rồi bọc lại.

Một số nơi họ cho thêm tôm vào nhân sủi cảo. Bạn nào hay dùng nấm hương để chế biến cũng có thể cho thêm nguyên liệu này vào để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Bước 3: Cách Làm Sủi Cảo - Làm vỏ bánh

Bạn chuẩn bị một bề mặt phẳng rộng, rải một lớp mỏng bột bắp lên. Sau đó, bạn lấy bột ra để lên trên lớp bột bắp, làm như vậy sẽ giúp bột không bị dính, và bột bắp cũng giúp làm cho vỏ bánh có mùi vị thơm ngon hơn.

Bạn cắt đôi và lăn khối bột thành 4 thanh trụ dài, đường kính khoảng 2 cm.

Bạn dùng dao hoặc dụng cụ cắt từng thanh bột thành 8 miếng nhỏ. Sau đó dùng khăn sạch và ẩm hoặc màng bọc thực phẩm phủ lên trên giúp bột không bị khô bề mặt.

Bạn lấy từng miếng bột vo tròn trong lòng bàn tay rồi ấn dẹt. Sau đó, bạn dùng thanh cán bột cán thành hình tròn mỏng có phần giữa hơi dày hơn phần mép.

Nếu bạn không cán được tròn đều thì dùng khuôn cắt hình tròn đường kính 8 cm lần lượt ấn vào từng miếng bột.

Bạn làm lần lượt cho hết bột. Phần bột thừa xung quanh bạn thu lại, vo lại thành khối và lại cán thành miếng tròn mỏng.

Ngoài ta cũng có một cách khác là bạn cán mỏng cả khối bột và dùng một khuôn tròn đường kính khoảng 8 cm để cắt. Cách này có thể sẽ nhanh hơn nhưng nếu chưa quen làm bạn khó có thể cán bột được mỏng, đều.

Sau khi thu được lớp vỏ bánh hình tròn đều nhau, bạn trải các miếng vỏ ra mặt phẳng hoặc khay rồi rắc nhẹ một chút bột bắp lên để chúng không bị khô và dính vào nhau.

Bạn có thể làm nhiều vỏ bánh sủi cảo một lúc. Nếu không sử dụng hết, bạn bọc chúng lại, cất trong túi kín và bảo quản ngăn mát tối đa không quá 2 ngày hoặc ở ngăn đá trong vòng 30 ngày.

Bước 4: Gói sủi cảo

Bạn lấy thìa xúc nhân bánh cho vào vỏ bánh sao cho vừa đủ gói. Sau đó, bạn gấp 2 mép vỏ bánh lại thành hình bán nguyệt, miết lại cho kín, không để hở.

Để bánh không bị bung khi hấp thì trước khi gập đôi và đóng viền, bạn có thể chấm đầu ngón tay cái vào bát nước và quét vào mép bánh.

Bạn dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải ấn vào mép bánh tạo thành các đường diềm hình nếp gấp dọc theo mép bánh.

Đây là một cách gói sủi cảo rất đơn giản, bạn có thể thử thách mình với các kiểu gói khác nhau. Còn với những cô nàng hơi vụng về chút thì bạn chỉ cần làm bằng cách gấp đôi vỏ sủi cảo và miết cho hai mép dính nhau, đảm bảo không bị lộ nhân ra ngoài là được.

Bước 5: Hấp sủi cảo

Gói bánh xong bạn xếp sủi cảo vào trong vỉ đặt bên trên nồi hấp. Bạn chú ý không xếp sủi cảo chồng lên nhau để bánh được chín đều, không bị sống. Bạn nên lót một lớp giấy nến hoặc xoa một lớp dầu lên xửng để chống dính. Bạn cũng có thẻ dùng lá cải thảo hoăc bắp cải để lót.

Đặt nồi lên bếp, bạn đun sôi nước trong khoảng 5 phút, sau đó vặn lửa ở nấc vừa phải, đun thêm khoảng 10 phút nữa để bánh chín đều.

Nếu không có xửng hấp bạn cũng có thể đem sủi cảo đi luộc. Bạn đun sôi nước rồi thả sủi cảo vào, khuấy đều để sủi cảo không dính vào nhau. Khi nước sôi trở lại bạn cho một nửa cốc nước lã vào, đậy vung và đun đến sôi. Bạn lặp lại bước này một lần nữa và sủi cảo nổi lên trên mặt nước là được.

Bước 6: Cách Làm Sủi Cảo - Hoàn thành

Cuối cùng, bạn xếp sủi cảo ra đĩa và mời mọi người cùng ngồi vào bàn thưởng thức nhé! Bạn có thể chấm sủi cảo trực tiếp với nước tương hoặc pha thêm chút giấm, cắt hành, ớt rắc lên trên để làm nước chấm.

Cách làm khác của sủi cảo

Sủi cảo có thể chế biến bằng cách hấp cách thủy, luộc, chiên, hoặc cũng có thể dùng để nấu thành canh sủi cảo, súp sủi cảo,… Tùy theo sở thích và khẩu vị, mỗi người sẽ lựa chọn cách chế biến sủi cảo riêng.

Cũng giống như người họ hàng bánh bao, sủi cảo cũng được làm từ rất nhiều loại nhân khác nhau như như nhân tôm thịt, nhân hải sản, nhân rau củ chay,… Với cách chế biến nào, sủi cảo cũng giữ được hương vị riêng, và ai đã từng thưởng thức món ăn này sẽ thấy càng ăn lại càng ghiền, càng ăn lại càng thấy ngon.

Ngoài ra, sủi cảo còn có rất nhiều cách tạo hình để làm cho món ăn này thêm hấp dẫn. Bạn hãy thử trồ tài khéo léo với các cách gói sủi cảo khác nhau này nhé. Chi tiết một số cách gói sủi cảo bạn có thể tham khảo ở bài Cách Làm Há Cảo nhé,

Như vậy, các bạn vừa cùng Thật Là Ngon khám phá cách chế biến món sủi cảo và các phiên bản khác nhau của món ăn đặc biệt này. Hi vọng các bạn sẽ có những giây phút thực sự vui vẻ khi bắt tay vào làm món sủi cảo cho gia đình mình.

Hãy vun đắp cho gia đình bằng tình yêu ẩm thực lớn lên mỗi ngày và hãy để Thật Là Ngon được chia sẻ những giây phút ấy cùng bạn và những người thương yêu nhé!

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng mình!

*Ảnh: Nguồn Internet