Cách ép cá lia thia xiêm

Hầu hết những anh em chơi cá betta (lia thia, xiêm) đều muốn lai tạo được những chú cá betta đẹp có sức sống mạnh mẽ và có sức chiến đấu dẻo dai. Thế nhưng, đối với anh em nào mới tập ép cá lần đầu thì mọi chuyện không hề dễ dàng đâu nhé.

Bạn đang xem: Cách ép cá lia thia đồng

Cách ép cá lia thia xiêm

Hướng dẫn cách ép cá betta từ A đến Z

Bài viết này, tinycollege.edu.vn sẽ hướng dẫn cho các anh em cách ép cá betta từ A đến Z, cũng như chia sẻ một số kinh nghiệm ép cá betta hiệu quả, để giúp anh em ép cá betta thành công và đạt được số lượng cao nhất.

Bước 1: chuẩn bị

Trước khi ép cá betta, bạn cần chuẩn bị chỗ ép cá bằng khay nhựa hoặc thau nhựa, với dung tích từ 15 đến 20 lít nước. Bên cạnh đó, cũng có thể cho vào một chiếc lá bàng để tạo chỗ cho cá trống nhả bọt, và thả thêm một ít viên sỏi nhỏ để tạo chỗ cho cá mái lẩn trốn sau khi ép.

Bước 2: cho cá trống và cá mái làm quen nhau

Tiếp theo, lần lượt thả cá trống vào trước. Sau đó, bạn hãy cắt một khay nhựa và để cá mái ở bên trong để cá trống và cá mái làm quen với nhau trong khoảng từ 5 đến 7 ngày cho quen mặt và để chúng bớt hung dữ.

Cách ép cá lia thia xiêm

cho cá trống và cá mái làm quen nhau

Bước 3: thả cá mái vào

Khi thấy cá trống nhả bọt thật nhiều, thì bắt đầu thả cá mái ra, cá trống hầu như sẽ bắt nạt cá mái, thậm chí rỉa vây và đuổi cá mái bơi vòng quanh. Cuối cùng, khi dụ được cá mái bơi dưới tổ bong bóng, chúng sẽ quấn lấy nhau, vài lần như vậy, bạn sẽ thấy có trứng cá xuất hiện.

Bước 4: vớt cá mái ra sau khi đẻ trứng

Cách ép cá lia thia xiêm

vớt cá mái ra sau khi đẻ trứng

Một số trường hợp, cá mái sẽ giúp cá trống nhặt trứng vào tổ, tuy nhiên, một số khác thì ăn cả trứng luôn. Do đó, theo tinycollege.edu.vn, cách tốt nhất bạn nên nhẹ nhàng tách cá mái ra, và thả vào hồ riêng của nó.

Bước 5: chờ trứng nở

Sẽ mất khoảng từ 2 đến 3 ngày để trứng nở. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể cho cá trống ăn một lượng thức ăn nhỏ. Nếu cá trống chưa ăn ngay thì sử dụng ống nhỏ giọt để hút những thứ cá không ăn.

Cá trống cũng sẽ liên tục thay bong bóng bị vỡ, do cá con chớm nở sẽ bám vào tổ bong bóng đó. Sau vài ngày, cá betta bột có thể bơi theo chiều ngang và rời tổ.

Bước 6: vớt cá trống ra

Đến giai đoạn này, bạn nên tách cá trống ra khỏi đàn con nhỏ, cho cá trống quay về môi trường sống của nó và cho ăn uống như bình thường.

Kinh nghiệm khi ép cá betta:

– Sau khi thực hiện ép cá và tách cá trống, cá mái ra riêng, chủ nuôi nên quan sát tình hình sức khỏe của chúng. Nếu thấy vây cá mái bị tổn thương hoặc cá trống trông có vẻ kiệt sức sau cuộc tình, anh em có thể nhỏ vài giọt dung dịch Maroxy vào hồ nuôi để giúp cá hồi phục và làm lành vết thương.

– Trong quá trình vớt cá trống và cá mái ra khỏi đàn con, cần nhẹ nhàng và hạn chế động nước mạnh để giảm thiểu tác động đến đàn cá con, hạn chế lượng cá con bị chết.

– Khoảng 3 ngày đầu sau khi nở, cá betta bột có kích thước rất nhỏ, chỉ tầm khoảng 1mm, và sống nhờ vào khối noãn hoàng dưới bụng nên không cần nguồn thức ăn từ bên ngoài. Khi khối noãn hoàng teo lại, bạn nên chuẩn bị nguồn thức ăn từ bên ngoài cho cá betta bột. Chúng có thể ăn thảo trùng, trùn chỉ, ấu trùng tôm… Và cách nuôi cá betta bột ít bị chết nhất, cách nuôi cá betta bột hiệu quả để đàn cá có sức khỏe ổn định và phát triển tốt sau này, mình đã chia sẻ trong bài viết trước Cách nuôi cá betta bột ít bị chết nhất, anh em tham khảo ngay nhé!

Chuyên mục: Kiến thức thú vị

Cá lia thia, loài cá có kích thước nhỏ ,nhưng màu sắc đẹp, hiếu chiến, vừa là sinh vật nuôi làm cành vừa làm thú vui tiêu khiển .

1.Cá lia thia đồng đặc tính sinh học

-Cá lia thia có nhiểu chủng loại như: cá lia thia xiêm, cá lia thia phướng, cá lia thia đồng. Các loại cá lai : xiêm lai phướng ,xiêm lai đồng.Các loại giống mới Beta, Hamoon….Nhưng nhìn chung cá lia thia là loài cá cảnh, cá chọi có kích thước cơ thể nhỏ, trung bình chiều dài thân khoản 6cm-8cm.Có một số loài cái lia thia kích thước lớn trên 8cm.

-Thức ăn tự nhiên cho cá lia thia cũng khá đa dạng, từ rong rêu, các động vật nhiệm thể, đến các loài cá nhỏ hơn, lăng quăng , trùng trĩ…

– Cá lia thia có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như : Việt Nam, Thái Lan, Campuchia. Riêng chỉ Thái Lan là có đầu tư sâu và chuyên sâu nuôi dưỡng và lai tạo loại cá này. Nên thường cá lia thia cũng thường hay gọi là cá Xiêm.

– Cá lia thia thường sống trong các ao nước nhỏ và thường đẻ trứng vào mùa mưa. Loài cá này rất hiếu chiến khi gặp các con đực cùng loài . Khi chiến đấu cá sẽ phùn mang, thay đổi màu sắc và tấn công đối thủ bằng hàng răng sắc nhọn

Ảnh cá lia thia đồng

Cá lia thia cơ bản gồm 3-4 loại gồm :

Cá lia thia đồng : loài cá này có nguồn gốc bảng địa ở Việt Nam, sống trong các khu đồng ruộng, các ao nước nhỏ ven các kênh rạch. Trước kia sống nhiều khắp miền Tây, nay chỉ tìm thấy cá lia thia đồng tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp Mười. Loài cá này có thân nhỏ so với các giống khác, màu sắc thông thường màu nhạt đến khi chọi nhau thì lên màu rất đẹp. Nhưng sức chiến đấu kém, chỉ chọi nhau được 5-10 phút. Nhưng đặc điểm nổi bật loài cá này là dễ nuôi và sẽ chăm sóc.

Cá lia thia xiêm : loài cá có nguồn gốc từ Thái Lan, được lại tạo từ nhiều loài giống cá lia thia, nên loài này có ưu điểm nổi trội như : kích thước to, vảy dày, mỏ dày và răng sắc nhọn. Đặc biệt loài cá này chọi rất lâu có khi lên đến 3-4h mà vẫn chưa có kết quả thắng thua. Loại này có nhược điểm là sống ngoài tự nhiên kém và kém thức ăn.

Cá lia thia phướng : loài cá này chủ yếu nuôi làm cảnh, vì có màu sắc đa dạng, sặc sỡ, màu sắc đẹp, có tay bơi dày, vay cá dài to và đẹp cá cũng sống khá lâu từ 2-4 năm. Vì thân hình to và đồ sộ nên chậm chạp trong chiến đấu. Loại cá này cũng có các dòng như beta, fancy, dumboo.

Cá lia thia tàu : loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng giống cá xiêm, nhưng có vảy cứng, sặc sở . Nhưng giá thành loại cá này cao .

6.Cách ép cá lia thia đồng

Chọn giống bố mẹ

Chọn môi trường ép cá

Cho tiến hành giao phối

Nuôi cá sao khi nở

Nuôi cá đến khi trưởng thành và tách bầy

7.Cách nuôi và chăm sóc cá lia thia đồng

Khi cá từ 1-2 tháng tuổi, nên cho cá ăn các loại thức ăn bột và tự nhiên như: trứng nước, lòng đỏ trứng luột chín. Nuôi cá trong các chậu sành có kích thước nhỏ, để nơi có ánh sáng trung bình . Trong chậu bỏ thêm rong và bèo cho cá con có nơi bám và chổ che chắn.

Sau khi cá được hơn 2 tháng tuổi có thể cho ăn các loại thức ăn có kích thước to hơn như : lăng quăng, trùng trĩ, thịt các loại thủy sản sống như tôm và tép. Lúc cá 3-5 tháng tuổi các đã to bằng ngón tay. Lúc này có thể tách bầy để tránh cho các con cá chọi nhau gây tổn thương cho cơ thể.

Sau 5-6 tháng có thể nuôi riêng cá theo từ chậu . Kích thước chậu cao tầm 15-20cm và đường kín từ 10-15cm. Cá có thể ăn được các loại thức ăn tổng hợp và kích thước khoản 1mm. Thường xuyên luyện tập cho ca kình bóng trước gương và kình với các con cá khác.

Bài viết này mình sẽ chia sẻ với anh em một số cách nhận biết cá betta bị bệnh sớm, để anh em sớm cho cách xử lý thích hợp.

Cá betta bị bạc màu hay mất màu

Khi cá bị nhiễm bệnh, màu sắc trên thân cá có thể bị nhạt đi, dẫn đến hiện tượng bị bạc màu, mất màu ở một số nơi trên thân cá hoặc mất màu toàn bộ.

Vây cá bị rách hoặc thủng lỗ

Khi cá betta khỏe mạnh, vây cá sẽ còn nguyên vẹn. Nếu cá betta bị bệnh, vây có thể bị rách hay thủng lỗ. Bên cạnh đó, một dấu hiệu khác cũng cho thấy cá bị bệnh là vây cá không xòe ra như bình thường mà đa phần khép vào mình cá.

Cá betta bỏ ăn

Nếu cá betta bỏ ăn hoàn toàn, không có hứng thú với bất kỳ món ăn nào, kể cả thức ăn tươi sống thì bạn cần phải nghĩ ngay đến việc cá betta đã bị bệnh.

Tình trạng lờ đờ, chuyển động chậm

Nếu chú cá betta của anh em bị nhiễm bệnh, mức hoạt động của nó sẽ thấp hơn, chuyển động chậm hơn thường ngày. Đặc biệt, khi quan sát kỹ, anh em thấy cá betta đa phần nép dưới đáy bể. Khi gặp tình trạng này, trước hết anh em nên kiểm tra lại nhiệt độ của nước trong keo. Nước quá lạnh hay quá nóng có thể ảnh hưởng đến trạng thái của chú cá.

Cá betta liên tục ngoi lên mặt nước

Thỉnh thoảng, chú cá betta của bạn cũng ngoi lên mặt nước để thở. Thế nhưng, nếu cá liên tục ngoi lên mặt nước để lấy không khí thì đó có thể là dấu hiệu bất thường.

Xuất hiện các vết đốm trắng

Cọ vào thành keo (hồ nuôi)

Để phát hiện sớm cá betta có bị bệnh hay không, anh em nuôi cá nên quan sát thêm về hành vi cọ vào thành keo của cá betta. Chẳng hạn, cá thường xuyên cọ mình vào thành keo hoặc cọ mình vào cây cối hay các đồ vật trong keo thì có lẽ cá betta của anh em đã bị bệnh.

Các triệu chứng khác

Bettaviet mách thêm với các chiến hữu một vài triệu chứng khác như:

Cá bị lồi mắt

Vẩy cá đột nhiên bị dựng lên

Mang cá bị sưng hoặc không khép vào được