Các vấn đề kế toán liên quan đến quá trình mua sắm và sử dụng một tài sản cố định tại doanh nghiệp

Mua tài sản cố định dưới dạng trao đổi với Tài sản không phát sinh tương đối nhiều trong doanh nghiệp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, kế toán trưởng phụ trách lớp học kế toán tại Lê Ánh sẽ hướng dẫn bạn tìm kiếm tài liệu dưới dạng trao đổi với Tài sản không tương thích.

Các vấn đề kế toán liên quan đến quá trình mua sắm và sử dụng một tài sản cố định tại doanh nghiệp

>>>> Xem thêm: Hạch toán TSCĐ thuê tài chính

I. Mua tài sản cố định dưới dạng trao đổi không tương tự là gì?

Mua tài sản cố định dưới hình thức trao đổi không tương tự là việc mua các tài sản cố định với mức giá cao hơn hoặc thấp hơn giá của TSCĐ mang đi trao đổi.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi. Sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, (Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự(tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự , trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) Trong trường hợp này không có bất kỳ khoản lãi hay khoản lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. học khai báo thuế

II. Cách hạch toán mua TSCĐ dưới hình thức trao đổi với TSCĐ không tương tự

Khi thực hiện nghiệp vụ này, kế toán phải thực hiện các bút toán như sau:

  • Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi. Định khoản như sau:

Nợ TK 811- Chi phí khác( Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214-Hao mòn TSCĐ( Gíá trị đã khấu hao)

Có TK 211-TSCĐ hữu hình( nguyên giá).

  • Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ.

Nợ TK 131-Phải thu của khách hàng( đây là tổng giá thanh toán)

Có TK 711-Thu nhập khác( chính là giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp ( nếu có)

  • Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi ghi:
    Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình ( đây là giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có)

Có TK 131-Phải thu của khách hàng(chính là tổng giá thanh toán)

  • Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị của TSCĐ nhận được trong quá trình trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, chúng ta ghi

Nợ TK 111, 112( số tiền đã thu thêm)

Có TK 131-Phải thu của khách hàng.

  • Trường hợp phải trả tiền thêm do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý cuả TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, chúng ta ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng,

Có TK 111, 112.

Đối với những tài sản cố định có giá trị lớn được quy đinh khấu hao theo quy định của Bộ tài chính

III. Ví dụ thực tế về Mua Tài sản cố định dưới hình thức trao đổi với Tài sản cố định không tương tự

Ví dụ: Công ty phát hành sách Hà Nội trao đổi với công ty phát hành sách TP Hồ Chí Minh bản quyền độc quyền phát hành sách văn học, đã được Bộ Văn Hóa, thể thao và Du lịch công nhận,trong thời gian 15 năm(từ 2008-2023)trong cả nước để đổi lấy bản quyền phát hành đĩa nhạc của tác giả Trịnh Công Sơn trong vòng 10 năm như sau:

+Nguyên giá của bản quyền độc quyền phát hành sách văn học là 150.000.000đ. Công ty đã phát hành được 2 năm(từ năm 2006), biết rằng công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

+Theo thỏa thuận thì công ty phát hành sách Hà Nội phải trả thêm cho công ty phát hành sách TP Hồ Chí Minh là 20.000.000đ trên cơ sở công ty định gá bản quyền phát hành sách văn học là 160.000.000đ(chưa tính thuế GTGT 10%)

Như vậy, nguyên giá của bản quyền phát hành dĩa ca nhạc của tác giả Trịnh Công Sơn là 180.000.000đ (=160.000.000+20.000.000).

+Căn cứ vào các hồ sơ trao đổi TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 2143:          20.000.000đ

Nợ TK 811:            130.000.000đ

 Có TK 2113:      150.000.000đ

+ Phản ánh số thu nhập do trao đổi bản quyền sách văn học,ghi:

Nợ TK 131:                        176.000.000đ

Có TK 711:                         160.000.000đ

Có TK 3331:                        16.000.000đ

+ Phản ánh tăng TSCĐ vô hình là bản quyền phát hành đĩa ca nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhận về do trao đổi, ghi:

Nợ TK 2113:                         180.000.000đ

Nợ TK 133:                           18.000.000đ

   Có TK 131: 198.000.000đ

+ Xuất quỹ tiền mặt trả thêm cho công ty phát hành sách Thành phố Hồ Chí Minh,ghi:

Nợ TK 131:                       22.000.000đ

Có TK 111:                        22.000.000đ

Trên đây, kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn các bạn cách hạch toán mua tài sản cố định dưới hình thức trao đổi với tài sản cố định không tương tự. Để tìm hiểu thêm các nghiệp vụ kế toán về tài sản cố định các bạn có thể theo dõi thêm các bài viết:

  • Kế toán kho
  • Phân loại TSCĐ thuê Tài chính và TSCĐ thuê hoạt động

Để nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tại Trung tâm Lê Ánh

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu ở hà nội và tphcm được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: tài sản cố định hữu hình, TSCĐ hữu hình không tương tự, nguyên giá TSCĐ hữu hình, trao đổi TSCĐ hữu hình, tài sản cố đinh Mua Tài sản cố định dưới hình thức trao đổi với Tài sản cố định không tương tự?hữu hình là gì, cách hạch toán TSCĐ hữu hình, học kế toán thực hành ở đâu tốt.

Tìm hiểu về tài sản cố định? Tìm hiểu về kế toán tải sản cố định trong doanh nghiệp? Tìm hiểu về kế toán tải sản cố định trong doanh nghiệp?

Trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy rằng, tài sản cố định được biết đến là một trong những bộ phận có ý nghĩa quan trọng của tư liệu sản xuất. Tài sản cố định giữ vai trò lớn ở trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng chính vì thế mà kế toán tài sản cố định cũng rất được quan tâm. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về kế toán tài sản cố định cũng như các vấn đề liên quan đến nội dung này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Các vấn đề kế toán liên quan đến quá trình mua sắm và sử dụng một tài sản cố định tại doanh nghiệp

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về tài sản cố định:

Ta hiểu về tài sản cố định như sau:

Tài sản cố định thực chất chính là một tư liệu sản xuất được tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc là một tư liệu sản xuất được tồn tại một cách vô hình. Tài sản cố định hiện nay đang được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông thường thì các tài sản cố định sẽ có giá trị kinh tế rất lớn và các loại tài sản này sẽ có thể dùng được trong nhiều chu kỳ, giai đoạn sản xuất cụ thể.

Ta hiểu về tài sản cố định của doanh nghiệp như sau:

– Tài sản cố định được hiểu chính là tất cả những tài sản của doanh nghiệp. Tài sản cố định thông thường thì sẽ có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh.

– Tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do các loại tài sản cố định này hiện đang trong quá trình hoàn thành hoặc do các loại tài sản cố định này vẫn chưa hết giá trị sử dụng nhưng chúng hiện tại lại không được sử dụng. Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu trong giai đoạn hiện nay cũng được coi là tài sản cố định.

– Ta nhận thấy rằng, các tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ được chia ra làm hai loại cụ thể như sau:

+ Tài sản cố định hữu hình là một loại tài sản cố định của doanh nghiệp. Đây chính là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất được tạo ra và thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất được hình thành từ ban đầu.

Xem thêm: Mẫu quyết định thanh lý xe ô tô, thanh lý tài sản cố định của công ty

+ Tài sản cố định vô hình là một loại tài sản cố định của doanh nghiệp. Đây chính là những tài sản không có hình thái vật chất, chúng hiện nay được sử dụng để thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư và chúng cần phải thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình cũng như cần phải tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau.

– Một tài sản sẽ được coi là tài sản cố định nếu như tài sản đó thỏa mãn các yêu cầu cụ thể như sau:

+ Một tài sản sẽ được coi là tài sản cố định nếu tài sản đó chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc các chủ thể sử dụng tài sản đó

+ Một tài sản sẽ được coi là tài sản cố định nếu tài sản đó có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên.

+ Nguyên giá tài sản đó sẽ phải được xác định một cách tin cậy và tài sản đó cần phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

2. Tìm hiểu về kế toán tải sản cố định trong doanh nghiệp:

Ta hiểu về kế toán tải sản cố định trong doanh nghiệp như sau:

Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là những nghiệp vụ của kế toán mà nó có liên quan đến tài sản cố định.

Dựa trên các quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định thì mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp sẽ đều cần phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ này sẽ bao gồm biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi một tài sản cố định đều sẽ cần phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, và các tài sản cố định này đều cần được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định cụ thể và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định.

Xem thêm: Hồ sơ, trình tự gói thầu sửa chữa tài sản cố định giá trị nhỏ

Mỗi tài sản cố định đều phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán theo đúng quy định. Đối với những loại tài sản cố định khi đã không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, các chủ thể là những doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản tài sản cố định đó đúng theo quy định hiện hành và cần phải trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành.

3. Quy trình kế toán tài sản cố định được thực hiện như thế nào?

Quy trình kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp cụ thể như sau:

– Nội dung kế toán chi tiết tài sản cố định:

Bước thứ nhất là các chủ thể sẽ cần kế toán chi tiết tài sản cố định, việc làm đó bao gồm:

+ Các hoạt động tìm kiếm và thu thập các chứng từ liên quan đến tài sản cố định.

Những chứng từ đó sẽ bao gồm các biên bản cụ thể như biên bản bàn giao, thanh lý, giao nhận, kiểm kê, xếp loại và bảng tính phân bổ khấu hao tài sản cố định.

Cụ thể những chứng từ đó được viết theo các mẫu như sau: Biên bản bàn giao tài sản cố định theo mẫu số 01-TSCĐ. Biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu số 02-TSCĐ. Biên bản giao nhận tài sản cố định đã hoàn thành dựa trên mẫu số 03-TSCĐ. Biên bản đánh giá lại tài sản cố định dựa theo mẫu 05-TSCĐ.Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định dựa trên mẫu số 06-TSCĐ.

+ Thực hiện theo dõi tài sản cố định:

Xem thêm: Mẫu quyết định đưa tài sản cố định của công ty vào sử dụng? Mẫu quyết định giao quản lý và sử dụng tài sản cố định mới?

Theo dõi tài sản cố định tại vị trí sử dụng, đối với những vị trí thuộc các phòng ban, xưởng sản xuất khác nhau sẽ có sổ theo dõi khác nhau và riêng biệt. Điều này cũng sẽ giúp giảm thiểu tổn thất đối với tài sản cố định xuống mức thấp nhất, từ đó góp phần để nâng cao tinh thần trách nhiệm và bảo quản tài sản doanh nghiệp của các đối tượng nhân viên.

Ở địa điểm sử dụng và địa điểm thực hiện bảo quản tài sản cố định. Việc các chủ thể là những kế toán viên theo dõi tài sản cố định nhằm mục đích để xác định được trách nhiệm sử dụng tài sản và bảo quản tài sản đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như trách nhiệm của các kế toán viên đối với tài sản. Còn ở địa điểm sử dụng các phòng ban, các phân xưởng, sẽ được sử dụng sổ tài sản cố định của các đơn vị sử dụng nhằm phục vụ ở trong phạm vi quản lý cụ thể.

+ Theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn và khấu hao tài sản cố định:

Các chủ thể là những nhân viên kế toán sẽ có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn tài sản cố định của toàn hệ thống doanh nghiệp để nhằm mục đích thông qua đó sẽ kịp thời báo cáo, xử lý khi có sự cố xảy ra.

– Kế toán tăng giảm tài sản cố định trong doanh nghiệp:

+ Tăng tài sản cố định:

Trong trường hợp các tài sản cố định trong doanh nghiệp tăng bởi vì doanh nghiệp tiến hành việc mua mới, nhận góp vốn hay do điều chuyển đơn vị từ cấp trên đến doanh nghiệp đó hoặc cũng có thể tăng do đầu tư để nhằm mục đích có thể xây dựng cở bản hoàn thành hoặc để nhằm mục đích đánh giá lại tài sản cố định. Trong trường hợp này, các chủ thể là những kế toán viên cần phải phản ánh và cần dựa trên những tài khoản cụ thể là 211-TSCĐ hữu hình; Tài khoản 212-Tài sản cố định thuê tài chính; Tài khoản 213-Tài khoản cố định vô hình.

Sau đó kế toán viên sẽ căn cứ cụ thể vào trong những chứng từ có liên quan để thực hiện ghi như sau:

Nợ 211, 212, 213 – phần ngyên giá.

Nợ 1332-Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp đã được khấu trừ.

Có 111, 112, 331… Áp dụng đối với tài sản mua mới và theo giá trị thanh toán.

Có 411 trong trường hợp tài sản là góp vốn.

Có 136 nếu là trường hợp chuyển từ đơn vị cấp trên.

Có 241 nếu là tài sản cố định xây dựng cơ bản hoàn thành.

+ Giảm tài sản cố định:

Khi tài sản cố định ở trong doanh nghiệp giảm thì trong những trường hợp này, các chủ thể là những kế toán viên sẽ có trách nhiệm cần phải lập những chứng từ ban đầu một cách hợp lệ và hợp pháp. Ngoài một số những tài sản đã nêu cụ thể ở bên trên, các chủ thể là những kế toán viên còn có thể sử dụng tài khoản 711-Các khoản thu nhập khác, tài khoản 811-Các chi phí khác để nhằm mục đích có thể phản ánh tài sản cố định.

– Kế toán khấu hao tài sản cố định:

+ Tài khoản được sử dụng nhằm mục đích để có thể thực hiện phản ánh khấu hao tài sản cố định là tài khoản 214 với phương pháp hạch toán như sau:

Bên Nợ: Hao mòn tài sản cố định giảm.

Bên Có: Hao mòn tài sản cố định tăng.

Xem thêm: Tài sản cố định là gì? Phân loại và quy định về khấu hao tài sản cố định?

+ Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của tài sản cố định để thực hiện việc ghi hao mòn tài sản cố định bên nợ một cách xác thực nhất. Ví dụ nếu tài sản cố định vào phí tổn sản xuất thì ghi:

Nợ TK 641, 642, 627,241, 632…

Có TK 214

Nếu TSCĐ dùng vào các hoạt động cộng đồng thì ghi:

Nợ TK 353, 466…

Có TK 214

Nếu TSCĐ chưa qua sử dụng hoặc đang không sử dụng để chờ thanh lý thì ghi:

Nợ TK 811

Xem thêm: Hỏi về thủ tục giải thể doanh nghiệp và sang tên tài sản cố định

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

– Kế toán sửa chữa tài sản cố định:

Khi tài sản cố định được sử dụng tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất thì việc hư hỏng, vỡ lẽ là không thể tránh khỏi. Khi đó, tùy theo mức độ hư hỏng của tài sản cố định để nhằm mục đích có thể tiến hành sửa chữa.

+ Tài sản cố định thường xuyên được sửa chữa

Đây là những tài sản cố định thường xuyên cần phải được nâng cấp, sửa chữa và bảo trì để nhằm mục đích có thể đảm bảo quá trình hoạt động. Thường thì tính chất và quy mô sửa chữa của tài sản cố định này sẽ nhỏ nên phí tổn sẽ được tính toán thẳng vào phí tổn sản xuất của tài sản cố định đó. Khi đó được ghi:

Nợ TK 627,641, 642

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

Xem thêm: Văn phòng công ty có được trích khấu hao tài sản cố định?

Có TK 111,112…

+ Tài sản cố định sửa chữa lớn:

Tài sản cố định sửa chữa lớn là những Tài sản cố định sửa chữa lớ xảy ra hư hỏng nặng cần nhiều thời gian và phí tổn để sửa chữa. Tài khoản được sử dụng phản ảnh là tài khoản 241 với phương pháp hạch toán như sau:

Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

Có các tài khoản liên quan 111, 112, 152, 242…

Để nhằm mục đích có thể quản lý tài sản cố định thì các chủ thể sẽ cần nắm rõ quy trình kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp được nêu cụ thể bên trên.