Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Thực chất, tìm hiểu các nguyên nhân của một vấn đề sức khỏe nào đó, bao gồm cả ngộ độc, là điều cần thiết để phòng ngừa hiệu quả hơn. Vì vậy trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ tổng hợp những nguồn phổ biến gây ra ngộ độc thực phẩm để bạn có thêm thông tin hữu ích nhé!

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm còn được biết đến là tình trạng ngộ độc thức ăn (mà dân gian hay gọi là trúng thực). Người bị ngộ độc do ăn uống thường là do ăn phải những thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc ôi thiu, biến chất, nhiều chất bảo quản… hoặc do uống nguồn nước bị ô nhiễm.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường bao gồm đau bụng, tiêu chảy (có thể lẫn máu), nôn mửa, sốt và đau đầu. Cái triệu chứng này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Trên thực tế, ngộ độc thức ăn thường tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng này nghiêm trọng và bạn có dấu hiệu mất nước do nôn mửa, tiêu chảy kéo dài sốt trên 39 độ C, đi cầu ra máu thì cần sớm nhập viện để được điều trị.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm bắt nguồn từ đâu?

Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng là những vi trùng gây ra hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, các hóa chất, chất độc hại có trong thực phẩm, nguồn nước đôi khi cũng có thể là nguyên nhân ngộ độc thực phẩm trong một số trường hợp.

Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Thông thường, các vi sinh vật có thể gây ô nhiễm thực phẩm vào bất kỳ lúc nào trong quá trình nuôi trồng, giết mổ, chế biến, bảo quản hoặc vận chuyển. Một số thực phẩm đã nhiễm bẩn từ khi bạn mua về. Tuy nhiên, ô nhiễm thực phẩm cũng có thể xảy ra tại nhà nếu bạn không biết xử lý các thực phẩm khác nhau hoặc nấu chín hay bảo quản không đúng cách. Trong đó, những thực phẩm có nguy cơ cao chứa vi sinh vật gây ngộ độc thức ăn bao gồm:

  • Thực phẩm tươi sống
  • Thịt, thịt gia cầm và trứng chưa nấu chín
  • Cá và động vật có vỏ (tôm, cua, nghêu, sò, ốc…)
  • Các sản phẩm từ sữa và nước trái cây chưa được tiệt trùng
  • Thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, giò chả…
  • Thực phẩm chế biến sẵn để bày bán, ví dụ như bánh mì sandwich, salad, thịt cắt lát…
  • Thực phẩm hư hỏng, ôi thiu do không được bảo quản đúng cách.

Về con đường truyền nhiễm, vi khuẩn từ thực phẩm sống có thể lây lan sang các thực phẩm khác dễ dàng. Đồng thời, vi khuẩn từ thực phẩm bị ô nhiễm cũng có thể lây sang tay, dụng cụ nhà bếp (dao, thớt, bàn bếp…) trong quá trình bạn chuẩn bị và chế biến món ăn. Vì vậy, việc rửa tay, vệ sinh bếp thường xuyên cũng như bảo quản thực phẩm đúng cách là điều rất quan trọng để ngăn ngừa ngộ độc do ăn uống.

Khi tạp chất đó trong thực phẩm có thể gây bệnh, tác hại cho sức khoẻ con người, cần kiểm soát quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm.

Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Kho bảo quản, chế biến cần đảm bảo đạt chuẩn.

Trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn, vệ sinh, có thể có các mối nguy làm thực phẩm bị ô nhiễm.

Cần lưu ý, người ta chỉ gọi là “mối nguy”, khi các điều kiện hoặc tạp chất đó trong thực phẩm có thể gây bệnh hoặc gây tác hại cho sức khoẻ con người và chỉ có các mối nguy đó mới cần phải kiểm soát trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm.

Mối nguy hoá học

Trong sản xuất, chế biến thực phẩm có thể xảy ra ô nhiễm hóa học.

Những chất hoá học hay bị ô nhiễm vào thực phẩm gồm:

- Các chất ô nhiễm từ môi trường như: chì trong khí thải của các phương tiện vận tải, có trong sơn, men gốm, mối hàn ô nhiễm vào thực phẩm; hoặc ô nhiễm cadimi do xử lý nước thải, bùn, đất, rác, quặng...

- Các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp như: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, chất tăng trọng, kích thích tăng trưởng...

- Các chất phụ gia thực phẩm (các chất tạo mầu, tạo ngọt, hương liệu, chất ổn định, chất chống ôxy hoá, chất tẩy rửa...) sử dụng không đúng quy định như ngoài danh mục cho phép, hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

- Các hợp chất không mong muốn có trong bao bì chứa đựng, đóng gói thực phẩm.

 - Các chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như ở mầm khoai tây, sắn, măng, nấm độc, cá nóc, cóc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò, vẹm, nghêu vỏ cứng), nấm mốc sinh độc tố (độc tố vi nấm Aflatoxin trong ngô, lạc, đậu, cùi dừa bị mốc ). Ngộ độc do chất độc tự nhiện thường rất cấp tính, rất nặng, tỷ lệ tử vong rất cao (như ngộ độc măng, nấm độc, cá nóc, cóc); hoặc ảnh không tốt đến sức khoẻ lâu dài.

Ví dụ: Như độc tố vi nấm Aflatoxin có thể gây ung thư gan, gây giảm năng suất sữa, trứng trên động vật nuôi (bò, cừu, gia cầm...), độc tố này lại bền vững với nhiệt, đun nóng thông thường không phá huỷ được chúng.

Biện pháp tốt nhất phòng Aflatoxin là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm mốc bằng cách bảo quản khô, thoáng mát và kiểm tra thường xuyên các thực phẩm. Trong sản xuất, chế biến, không dùng các thực phẩm đã bị mốc làm nguyên liệu.

Mối nguy vật lý

Các mảnh kim loại, thuỷ tinh, mảnh gỗ, sạn, đất, sỏi, xương, lông tóc... nếu bị lẫn vào thực phẩm, có thể làm nguy hại đến sức khoẻ con người như làm gẫy răng, hóc xương, làm tổn thương niêm mạc miệng, dạ dầy, ruột...

Ô nhiễm phóng xạ từ các sự cố như rò rỉ phóng xạ từ các trung tâm nghiên cứu phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử... hoặc các thực vật, động vật, nuôi trong vùng môi trường bị ô nhiễm phóng xạ, kể cả nước uống, sai sót trong việc bảo quản thực phẩm bằng chiếu xạ sẽ làm cho thực phẩm bị nhiễm các chất phóng xạ và gây hại cho người sử dụng khi ăn uống phải chúng.

Mối nguy là yếu tố sinh học, hoá học hoặc vật lý có thể làm cho thực phẩm không an toàn cho người sử dụng.  Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm thực phẩm bị ô nhiễm, gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người khi sử dụng.

Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Quy trình đóng gói phải đảm bảo vệ sinh.

Bất kỳ một chất nào mà người sản xuất không chủ ý cho vào thực phẩm, nhưng lại có mặt trong thực phẩm do kết quả của sản xuất, chế biến, xử lý, đóng gói, bao gói, vận chuyển và lưu giữ thực phẩm hoặc do ảnh hưởng của môi trường.

(Kiến thức gia đình số 47)

Trong 3 ngày 12-13-14/9/2020, có 98 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa tại một trường tiểu học ở TP.HCM. Trước đó, hàng chục bệnh nhân ngộ độc thực phẩm sau khi ăn pate Minh Chay cũng đang đối mặt với nguy hiểm do phát hiện vào giai đoạn muộn. Vậy làm thế nào nhận biết sớm các triệu chứng bị ngộ độc để có hướng xử trí kịp thời?

Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Ngày 13/9, theo thông tin từ báo TTO, có 98 em học sinh ở Trường tiểu học Bình Trưng Đông, quận 2, TPHCM có biểu hiện bất thường, 20 em đã nhập viện, nghi do ngộ độc sau bữa ăn ở trường, nhiều khả năng do bánh su kem. Phòng y tế, phòng GD-ĐT đã phối hợp lấy mẫu thức ăn kiểm tra xác định nguyên nhân.

Các em đều có biểu hiện nôn, ói, sốt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Trong đó có 1 ca trung bình, 19 ca nhẹ, được lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi sát sao tại bệnh viện quận 2.

Trước đó, ngày 29/8/2020, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã phát cảnh báo khẩn cấp nhiều người bệnh nhập viện cấp cứu do ngộ độc botulinum khi sử dụng pate Minh Chay, tiên lượng người bệnh phải điều trị máy thở kéo dài chứ không chỉ vài tuần. Nguy hiểm hơn, trong thời gian chờ phục hồi sức cơ sau điều trị, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ viêm phổi do thở máy lâu ngày cùng nhiều biến chứng đường hô hấp.

Tình trạng này cho thấy đây là loại ngộ độc thực phẩm không dễ điều trị. Hiện loại thuốc duy nhất dùng giải độc cho bệnh nhân ngộ độc độc tố botulinum là antitoxin botulinum, giá rất đắt đỏ, loại mua từ Thái Lan tới 8.000 USD/lọ. 

Đáng lưu ý, thuốc chỉ đạt hiệu quả tốt trong vòng 7 ngày kể từ khi có biểu hiện ngộ độc, trong khi những bệnh nhân bị ngộ độc sau ăn pate Minh Chay ở Việt Nam đều đã ở giai đoạn muộn. Người sớm nhất cũng đã ăn pate trước đó 2 tuần, còn lại đều ăn trên 1 tháng, thậm chí ăn từ tháng 7 – đã quá xa so với thời gian thuốc có hiệu quả tốt nhất.

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 2010-2019, Việt Nam ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thức ăn với hơn 47.400 người mắc, trong đó 40.190 trường hợp phải nhập viện điều trị và 271 trường hợp tử vong. Riêng năm 2020, tính đến ngày 31/5, cả nước ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc phải, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. Nguyên nhân ngộ độc được xác định chủ yếu là do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33%), thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (27%), thực phẩm chứa các chất độc tự nhiên (37,5%), thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu (phun hàm lượng cao, không cách ly với ngày thu hoạch) hoặc các chất phụ gia như hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học,… với dư lượng độc tố cao.

Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Nhiều người nhập viện do ngộ độc thực phẩm khi ăn pate Minh Chay

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực, là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia,… 

Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể khỏe lại sau vài ngày; trong trường hợp nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm:

  • Vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn) gây ra các triệu chứng buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, sốt và tiêu chảy.
  • Độc tố tụ cầu Staphylococcus có trong sữa, thịt gia cầm chưa nấu chín gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mạch đập nhanh, tiêu chảy.
  • Độ tố vi khuẩn Clostridium botulinum trong thịt cá bị ươn, ôi thiu phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy, gây tử vong.
  • Độc tố vi nấm Aflatoxin trên các loại hạt như lạc, đậu nành, hướng dương, điều, ngô; các loại bột từ những hạt này khi bị nấm mốc.
  • Các loại virus viêm gan A (HAV) và Norwalk trong các loại thực phẩm như rau sống, thức ăn chế biến nguội; các loại nhuyễn thể như sò, ốc, hến sống ở vùng nước bẩn.
  • Sán lá gan nhỏ trong các món ăn chế biến từ gỏi cá sống, cá nướng, ốc chưa luộc chín.
  • Các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, selenium lẫn trong thực phẩm.
  • Tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật.
  • Các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng, hoặc dùng quá liều lượng, quá thời hạn,…

Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Vi khuẩn Clostridium botulinum là nguyên nhân gây ngộ độc pate Minh Chay

TS.BS Mai Thị Hội cho biết, ngộ độc thức ăn (trúng thực) có thể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể từ 1-2 ngày sau khi hệ tiêu hóa tiêu thụ hết thực phẩm. Một số trường hợp người bệnh có thể nghĩ đến ngộ độc  khi:

  • Có những biểu hiện khác thường sau khi ăn uống một thực phẩm nào đó.
  • Những người cùng ăn chung một loại thực phẩm có biểu hiện giống nhau, trong khi những người không ăn loại thực phẩm đó không có biểu hiện gì.
  • Gặp phải những triệu chứng ngộ độc thực phẩm đặc trưng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Thực phẩm vừa ăn uống có mùi vị lạ, ôi thiu, thậm chí có thể có giun sán.

Bên cạnh đó, tùy theo nguyên nhân gây trúng thực, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Ngộ độc do vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, virus hoặc các độc tố từ vi sinh vật là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; các biểu hiện mất nước như khát nước, khô môi; hoặc nhiễm trùng gây sốt, liên tục vã mồ hôi. 
  • Ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất: Người bệnh sẽ có những triệu chứng khá phức tạp, không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn xuất hiện bất thường ở các cơ quan khác như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, trụy mạch,…
  • Ngộ độc do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: Các thực phẩm vốn chứa sẵn độc tố như sắn, măng, có nóc, cóc,… nếu không được chế biến đúng cách khi ăn vào sẽ gây nên những triệu chứng bất thường.

Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Người bị trúng thực có thể đau bụng dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần

Ngộ độc thức ăn (ngộ độc thực phẩm) nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn thần kinh: Người bệnh nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, có thể nói ngọng; bị tê liệt cơ, gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực.
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thấy máu và chất nhầy lẫn trong phân, đau bụng dữ dội và đau ở các vị trí khác như đau cổ, đau họng, đau ngực.
  • Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người lớn tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch (đối với các bệnh lý về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố,… thì tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn.

TS.BS Mai Thị Hội cho biết, khi nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có những biểu hiện ngộ độc, cần bình tĩnh và áp dụng những biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.

Đối với những người có triệu chứng nôn mửa ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc, hoặc những người bệnh còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích để nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể dùng ngón trỏ (đã được rửa sạch) để ép vào góc lưỡi người bệnh, hoặc pha nước muối hòa tan trong nước ấm để kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt, hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể người bệnh.

Trong quá trình gây nôn cần chú ý:

  • Khi kích thích người bệnh nôn, nên để người bệnh nằm nghiêng, kê cao phần đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ người bệnh tử vong do sặc hoặc ngạt thở. Đối với trẻ em, cần khéo léo tránh gây xước cổ họng trẻ.
  • Có thể giữ lại những mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, thậm chí giữ cả những mẫu thức ăn người bệnh vừa nôn để có thể xác định chính xác nguyên nhân.

Người bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn và tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước, do đó cần cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch oresol được pha theo chỉ dẫn.  

Lưu ý, nếu sử dụng dung dịch oresol phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, dùng đúng liều lượng chỉ định như không pha quá ít hoặc quá nhiều nước, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không đun sôi dung dịch,… Nếu nhiều người ngộ độc thức ăn cùng một lúc cần chia dung dịch oresol riêng biệt, không cho uống chung vì có thể khiến tình trạng của những người ngộ độc nhẹ trở nên nghiêm trọng hơn.

Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Thực hiện bù nước và nghỉ ngơi hợp lý

Trường hợp người bệnh có những triệu chứng bất thường như co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp không được gây nôn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Kể cả khi đã thực hiện các bước sơ cứu kể trên, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Do đó, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Xem chi tiết: Cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cũng như các biến chứng nguy hiểm, TS.BS Mai Thị Hội khuyến cáo người bệnh cần chọn lựa thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm đúng cách, giữ vệ sinh trong khi chế biến và ăn uống hợp vệ sinh bằng nguyên tắc ăn chín uống sôi.

  • Chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không ôi thiu, kém chất lượng.
  • Không chọn những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học, hoặc các loại thực phẩm chứa độc như nấm lạ, khoai tây mọc mầm, cá nóc,…
  • Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép.
  • Không để thức ăn ở ngoài quá hai giờ; không quá một giờ đồng hồ vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu.
  • Rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.
  • Làm sạch các nguyên vật liệu trước khi chế biến món ăn.
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng, ăn uống; rửa sạch bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm.

Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến, trước khi ăn để ngăn ngừa vi khuẩn

Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, chỉ ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh, tránh những nơi bụi bẩn, ẩm thấp; bảo quản, chế biến thức ăn đúng cách tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc…

Hiện nay, nguồn thực phẩm càng phong phú càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân ngộ độc thực phẩm thường tốn kém và khó khăn, nhiều trường hợp phải cần đến hệ thống máy móc xét nghiệm hiện tại mới có thể cho kết quả chẩn đoán chính xác.

Các tác nhân vật lý gây ngộ độc thực phẩm là

Nội soi tiêu hóa bằng hệ thống ống mềm tại BVĐK Tâm Anh giúp bác sĩ thao tác dễ dàng, người bệnh thoải mái, dễ chịu, không có cảm giác đau đớn

Khoa Nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại cho phép thực hiện các xét nghiệm, phân tích xác định chính xác tác nhân gây ngộ độc cũng như các thủ thuật nội soi hiện đại, điều trị an thần giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh, cũng như giảm thiểu các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng phương pháp nội soi thông thường. 

Bên cạnh đó, khoa Nội soi Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi, điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Đặc biệt, TS.BS Mai Thị Hội là một trong những bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam được bác sĩ người Pháp trong tổ chức “Thầy thuốc thế giới” – Medecin du monde, bác sĩ Jean Mari Tigaut đào tạo về kỹ thuật nội soi tiêu hóa, người bệnh hoàn toàn an tâm và tin tưởng khi đến khám và điều trị bệnh.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội

Hotline: 1800 6858 – 024 7106 6858

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 102 6789 – 0287 300 6858

  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh

Thúy Nguyễn