Các dạng bài tập sinh 9 chương 1

Posted on by thocdsp

Dạng 1: Dạng toán thuận

Là dạng bài tập mà đề bài đã cho biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của P , từ dó suy ra kiểu gen, kiểu hình của con lai và lập sơ đồ lai.
1.Cách giải: Có 3 bước.

Bước 1: dựa vào đề bài, quy ước gen, gen trội lặn [ có thể không có bước này nếu đề bài đã quy ước sẵn].

Bước 2: từ kiểu hình của P, biện luận để xác định kiểu gen của P

Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết qủa kiểu gen, kiểu hình của con lai.
1.2. Ví dụ:

Bài 1: Ở chuột, tính trạng lông đen trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thế nào?

Giải

Bước 1: Quy ước gen:

Gen A quy định màu lông đen

Gen a quy định màu lông trắng.

Bước 2: Xác định kiểu gen của P

Chuột đực lông đen có kiểu gen AA hoặc Aa.

Chuột cái lông trắng có kiểu gen: aa

Bước 3: Lập sơ đồ lai.

Ở P có hai sơ đồ lai:
P: AA x aa

P: Aa x aa

Trường hợp 1:

P: AA[đen] x aa[trắng]

G: A a

F1: Aa[100% lông đen]

Trường hợp 2:

P: Aa[đen] x aa[trắng]

G: A , a a

F1: 1 Aa : 1 aa [50% lông đen : 50% l ông trắng]

2. Dạng 2: Dạng toán nghịch

Là dạng bài tập dựa vào kết quả con lai để xác định kiẻu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai.

Thường gặp hai tường hợp sau.
1.Trường hợp 1: Nếu đề bài đã xác định tỉ lệ kiểu hình của con lai

Có hai bước giải:

Bước 1: Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai [ có thể rút gọn tỉ lệ con lai về tỉ lệ quen thuộc để dễ nhận xét] từ đó suy ra kiểu gen của P.

Bước 2:Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả

Lưu ý: Nếu đề bài chưa xác định tính trội thì có thể căn cứ vào tỉ lệ con lai để xác định và quy ước gen.

Vd:

Trong phép lai giữa 2 cây lúa thân cao và thân thấp người ta thu được kết quả ở con lai như sau:

3018 hạt cho cây thân cao; 1004 hạt cho cay thân thấp

Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên.

Giải:

[Bước 1] Xét tỉ lệ kiểu hình của con lai.

3018 cây cao 3 cây cao

=

1004 cây thấp 1 cây thấp

Tỉ lệ 3 : 1 tuân theo quy luật phân li của MenĐen => tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp.

Quy ước : Gen A quy định thân cao

Gen a quy định thân thấp

Tỉ lệ 3:1 chứng tỏ P có kiểu gen dị hợp: Aa

[Bước 2] Sơ đồ lai

P: Aa[thân cao ] x Aa[thân cao]

G: A , a A , a

F1: KG: 1 AA: 2 Aa : 1 aa

KH: 3 thân cao : 1 thân thấp
2.Trường hợp 2:Nếu đề bài không cho tỉ lệ kiểu hình của con lai.

Để giải dạng toán này, phải dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Cụ thể là căn cứ vào kiểu gen của con lai để suy ra loại giao tử mà con có thể nhận từ P. Từ đó xác định kiểu gen của P.

Nếu có yêu cầu thì thì lập sơ đồ lai kiểm nghiệm

Vd:

Bài 1: Ở ngươi, tính trạng mắt nâu là tính trạng trội so với mắt xanh. Trong một gia đình, bố và mẹ đều có mắt nâu. Trong số các con sinh ra có đứa con gaí mắt xanh. Hãy xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai.

Giải. Quy ước: Gen A quy định màu mắt nâu

Gen a quy định màu mắt xanh.

Người con gái mắt xanh mang kiểu hình của gen lặn nên có kiểu gen: aa. Kiểu gen này được tổ hợp từ 1 giao tử a từ bố và 1 giao tử a từ mẹ. Tất cả bố và mẹ đều tạo được giao tử a.

Theo đề bài, bố mẹ đều mắt nâu, lại tạo được giao tử a => cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp: Aa.

Sơ đồ lai:

P: Aa[mắt nâu ] x Aa[mắt nâu]

G: A , a A , a

F1: KG: 1 AA: 2 Aa : 1 aa

KH: 3 mắt nâu : 1 mắt xanh

Filed under: BÀI TẬP | Tagged: BÀI TẬP CHƯƠNG 1, CHƯƠNG 1 | Leave a comment »

  • Tổng hợp Công thức Sinh học lớp 9

Nhằm mục đích giúp học sinh củng cố kiến thức và biết cách làm bài tập môn Sinh học lớp 9 năm 2021, loạt bài Chuyên đề Sinh học lớp 9 sẽ tóm tắt những nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm cũng như cách giải các dạng bài tập chọn lọc. Hi vọng bộ tài liệu Chuyên đề Sinh học 9 này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi môn Sinh học 9.

Tổng hợp các dạng bài tập Sinh học 9 chọn lọc

Nội dung Quy luật phân li độc lập

   1. Thí nghiệm

   Menđen cho lai cây đậu Hà Lan cho hạt vàng trơn thuần chủng với cây đậu Hà Lan hạt xanh nhăn thuần chủng thì cho F1 đồng tính 100% đều là hạt vàng trơn. F1 tự thụ phấn cho 315 hạt vàng trơn, 108 hạt xanh, trơn, 101 hạt vàng nhăn và 32 hạt xạnh nhăn.

   2. Nội dung quy luật

   Khi lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

   3. Giải thích kết quả

AB aB Ab ab
AB AABB

[hạt vàng, trơn]

AaBB

[hạt vàng, trơn]

AABb

[hạt vàng, trơn]

AaBb

[hạt vàng, trơn]

aB AaBB

[hạt vàng, trơn]

aaBB

[hạt xanh, trơn]

AaBb

[hạt vàng, trơn]

aaBB

[hạt xanh, trơn]

Ab AABb

[hạt vàng, trơn]

AaBb

[hạt vàng, trơn]

Aabb

[hạt vàng, nhăn]

Aabb

[hạt vàng, nhăn]

ab AaBb

[hạt vàng, trơn]

aaBb

[hạt xanh, trơn]

Aabb

[hạt vàng, nhăn]

aabb

[hạt xanh, nhăn]

   KG: 1 AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb : 1 Aabb : 2 Aabb : 2 aaBb : 1 aaBB : 1 aabb

   KH: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb [ 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh nhăn]

   - Cơ thể bố mẹ đồng hợp chỉ cho 1 loại giao tử [AB và ab]. Hai loại giao tử này kết hợp với nhau được con lai F1 có kiểu gen AaBb.

   - Khi cơ thể F1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau [AB, Ab, aB và ab].

   4. Điều kiện nghiệm đúng.

   - Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về tính trạng cần theo dõi.

   - Một gen quy định một tính trạng, gen trội phải trội hoàn toàn.

   - Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

   - Mỗi cặp gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.

   - Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh.

   - Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải hoàn toàn.

   5. Ý nghĩa.

   - Quy luật phân ly độc lập giải thích một trong các nguyên nhân các biến dị tổ hợp xuất hiện ở các loài giao phối. Loại biến dị này là một trong số các nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và tiến hoá.

   1. Số loại giao tử

   - Một tế bào sinh dục đực khi giảm phân cho ra hai loại giao tử.

   - Một tế bào sinh dục cái giảm phân cho ra 1 tế bào trứng.

   - Một cơ thể dị hợp n cặp gen, các gen nằm trên các NST khác nhau thì giảm phân sẽ tạo ra tối đa 2n loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.

   2. Số kiểu tổ hợp giao tử

   Số kiểu tổ hợp = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.

   Khi một cơ thể có n cặp gen dị hợp tự thụ phấn, trội – lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, thế hệ lai thu được:

   - Số loại giao tử được tạo ra: 2n [loại]

   - Số kiểu tổ hợp giao tử: 4n

   - Số lượng các loại kiểu gen: 3n

   - Tỉ lệ phân li kiểu gen: [1:2:1]n

   - Tỉ lệ phân li kiểu hình: [3:1]n

Trắc nghiệm Quy luật phân li độc lập có đáp án

Câu 1: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là

   A. 9 vàng, nhăn: 3 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 1 xanh, trơn.

   B. 9 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn.

   C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn : 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn.

   D. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 2: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào?

   A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

   B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

   C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

   D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 3: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì

   A. tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

   B. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn.

   C. F2 có 4 kiểu hình.

   D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 4: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là

   A. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

   B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.

   C. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.

   D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 5: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

   A. sự phân li độc lập của các tính trạng.

   B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

   C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.

   D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

Câu 6: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

   A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.

   B. hoán vị gen.

   C. liên kết gen hoàn toàn.

   D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 7: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?

   A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

   B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.

   C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.

   D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? [biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục].

   A. 100% thân cao, quả tròn.

   B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.

   C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.

   D. 100% thân thấp, quả bầu dục.

Câu 9: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào?

   A. 2n.

   B. 3n.

   C. 4n.

   D. 5n.

Câu 10: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn thì tỉ lệ phân li kiểu hình được xác định theo công thức nào?

   A. [3 : 1]n.

   B. [4 : 1]n.

   C. [2 : 1]n.

   D. [5 : 1]n.

Câu 11: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu gen được xác định theo công thức nào?

   A. [1 : 3 : 1]n.

   B. [1 : 4 : 1]n.

   C. [1 : 2 : 1]n.

   D. [1 : 5 : 1]n.

Câu 12: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu gen được xác định theo công thức nào?

   A. 2n.

   B. 3n.

   C. 4n.

   D. 5n.

Câu 13: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu hình được xác định theo công thức nào?

   A. 2n.

   B. 3n.

   C. 4n.

   D. 5n.

Câu 14: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là

   A. 4.

   B. 8.

   C. 16.

   D. 32.

Câu 15: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen BbDdEEff khi giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là

   A. B, B, D, d, E, e, F, f.

   B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.

   C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.

   D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.

Câu 16: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cho cá thể mang kiểu gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là

   A. 32.

   B. 64.

   C. 128.

   D. 256.

Câu 17: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình aaB-C-dd là

   A. 3/128.

   B. 5/128.

   C. 7/128.

   D. 9/128.

Câu 18: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu gen AABBCcDd là

   A. 0.

   B. 13/128.

   C. 27/128.

   D. 15/128.

Câu 19: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình không giống mẹ và bố là

   A. 37/64.

   B. 35/64.

   C. 33/64.

   D. 31/64.

Câu 20: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình giống mẹ là

   A. 13/128.

   B. 15/128.

   C. 27/128.

   D. 29/128.

Câu 21: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả cha lẫn mẹ là

   A. 1/4.

   B. 1/8.

   C. 1/16.

   D. 1/32.

Câu 22: Thực hiện phép lai P:AABB x aabb.Các kiểu gen thuần chủng xuất hiên ở con lai F2 là:

   A. AABB và AAbb

   B. AABB và aaBB

   C. AABB, AAbb và aaBB

   D. AABB, AAbb, aaBB và aabb

Câu 23: Phép lai tạo ra nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình nhất ở con lai là

   A. DdRr x Ddrr

   B. DdRr x DdRr

   C. DDRr x DdRR

   D. ddRr x ddrr

Câu 24: Phép lai tạo ra hai kiểu hình ở con lai là:

   A. MMpp x mmPP

   B. MmPp x MmPp

   C. MMPP x mmpp

   D. MmPp x MMpp

Câu 25: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:

   A. AABb x AABb

   B. AaBB x Aabb

   C. AAbb x aaBB

   D. Aabb x aabb

Đáp án và hướng dẫn giải

1. D 6. A 11. C 16. B 21. C
2. C 7. D 12. B 17. C 22. A
3. A 8. A 13. A 18. A 23. B
4. B 9. A 14. C 19. B 24. D
5. D 10. A 15. B 20. C 25. C

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề Sinh học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh 9 với đầy đủ Lý thuyết và rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức môn Sinh 9 để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề