Cá trê đâm làm sao hết nhức

(Dân trí) - Trong lúc đi bắt cá, ông T. bị vây của con cá trê đâm chảy máu bàn chân, một tuần sau ông bắt đầu lên cơn sốt cao kèm theo triệu chứng cứng hàm khó nuốt. Tại bệnh viện, qua kết quả xét nghiệm bác sĩ cho biết ông bị nhiễm uốn ván rất nặng.

Trường hợp hi hữu trên xảy đến với ông Đ.X.T. (50 tuổi, ngụ tại Đồng Nai). Được biết, trước nhập viện 10 ngày, hàng xóm của gia đình ông T. tát ao nên nhờ ông sang bắt cá giúp. Trong lúc đang lội dưới ao, bất ngờ ông giẫm lên mình con cá trê nên bị nó dùng vây nhọn (phía dưới mang) đánh mạnh vào chân, khiến ông chảy máu và đau nhức.

Chỉ vì vết thương do cá trê đánh, ông T. đã nhiễm uốn ván

Nhiều ngày sau, vết thương làm mủ khiến ông T. lên cơn sốt hầm hập. Nhận định ông bị cảm cúm nên người nhà đã đi mua thuốc tây về cho uống, nhưng đến ngày thứ 10 kể từ khi bị cá đánh ông có biểu hiện cứng cơ, cứng hàm, khó nuốt và bắt đầu lên cơn co giật. Lúc này gia đình vội vã đưa ông đến bệnh viện địa phương kiểm tra. Tại đây, bác sĩ nghi ngờ ông bị nhiễm uốn ván nên chuyển lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM.

BS Trần Nguyễn Tuyết Xuân, khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực Chống độc người lớn cho biết: “Bệnh nhân nhập viện trong ngày thứ 2 của bệnh với diễn tiến nhanh và rất nặng, sau khi được dùng các loại thuốc đặc trị bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch nên được hỗ trợ thở máy, sau 20 ngày điều trị nhưng tiên lượng bệnh vẫn còn nặng, bệnh nhân đang đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện. Đây là trường hợp nhiễm uốn ván do chưa được chích ngừa”.

Uốn ván là loại bệnh nguy hiểm hiện đã có thuốc ngừa, tuy nhiên do chủ quan hoặc điều kiện kinh tế khó nên nhiều người đã không chích ngừa. Chỉ cần một vết thương nhỏ, vi khuẩn uốn ván sẽ dễ dàng tấn công những người không có kháng thể và khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch. Thời gian điều trị kéo dài, việc điều trị uốn ván rất tốn kém đễ khiến cho nhiều gia đình lâm vào tình trạng suy kiệt. Bác sĩ khuyến cáo người dân nếu chưa chích ngừa uốn ván cần đến bệnh viện để được tư vấn và chích ngừa kịp thời.

Vân Sơn

Bị cá độc đâm: Làm gì để giữ mạng?

Chia sẻ

Khi bị cá ngát đâm không phải ai cũng chết, nếu biết cách cấp cứu kịp thời.

Mới đây, tại thành phố Huế đã xảy ra một sự việc rất hy hữu: Một phụ nữ 68 tuổi bị cá ngát đâm dẫn đến tử vong. Câu chuyện này khiến các bà nội trợ hàng ngày đi chợ, mua cá về làm bữa cơm hết sức lo lắng. Vậy phải làm gì khi chúng ta bị cá đâm trước khi quá muộn?

Tháo khớp ngón tay vì cá ngát đâm

Theo các bác sỹ, khi cá ngát đâm vào người, nếu không sơ cứu kịp thời, nọc độc của cá sẽ thấm sâu vào trong cơ thể khiến sức khỏe bệnh nhân diễn biến rất nhanh theo chiều hướng xấu, có thể dẫn đến tử vong.

Bà Nguyễn Thị Quyên, 56 tuổi, người bạn cùng kiệt 38 Lê Thánh Tôn với bà Nguyễn Thị Huệ (người đã tử vong do bị cá đâm ngày 6/9), cho biết: “Ngay sau khi bà Huệ bị cá đâm dẫn đến chết, người dân ở chợ Xép (TP. Huế) rất hoang mang, nên chúng tôi cho rằng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, các bà mẹ nên cẩn thận khi chọn mua thức ăn cho bữa cơm gia đình. Quan trọng hơn nữa là các mẹ không nên ăn loại cá này, tôi thấy loài cá nóc đã độc, cá ngát này còn độc hơn”.

Theo bà Quyên, cách đây 2 ngày, khi thấy bà Huệ bị cá đâm phải nhập viện, một người bán cá ở chợ Xép sau khi bị cá đâm đã dùng vải ca rô thắt chặt lại điểm bị cá đâm. Sau đó người này đã vào cơ sở y tế gần nhất để tháo khớp ngón tay, may mắn được sống sót.

Cá trê đâm làm sao hết nhức

Đám tang bà Nguyễn Thị Huệ - một nạn nhân của cá ngát

Thầy thuốc ưu tú, thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Hân, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Trường hợp người chết do bị cá ngạt đâm thi thoảng cũng có, nhưng rất ít. Trong họ cá ngát có nọc rất độc và tập trung nhiều ở những đầu ngạnh.Tuy nhiên, một số loại cá thông thường mà chúng ta hay ăn cũng có thể chứa độc tố, ví dụ như cá trích, cá ngừ, cá chình, cá mòi đường…”.

Theo bác sĩ Hân, tùy theo cấu tạo, nhiều loại cá như cá mập, cá ngát, cá ngạnh, cá bò, cá đuối có chất độc ở gai bảo vệ, ở vây lưng, vây bụng, ngực hay mang... Khi bị gai (ngạnh) cá này đâm vào cơ thể, vị trí bị đâm trúng thường bị sưng tấy, mưng mủ, đau nhức, toàn thân sốt. Sẽ rất nguy hiểm khi độc tố do cơ thể cá bài tiết qua chỗ bị đâm rồi thấm sâu vào trong cơ thể. Khi chất độc thấm vào cơ thể sẽ tác động lên hệ thần kinh, hệ tim mạch, làm liệt cơ và có thể dẫn đến tử vong.

Chợ vắng bóng cá ngát

Sau khi báo chí đăng tải thông tin về cá ngát đâm chết người, sáng nay (7/9), khảo sát tại các chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu… ở thành phố Huế chúng tôi ghi nhận cá ngát đã vắng bóng trên các sạp thủy hải sản.

Chị Lan, chủ một quầy cá ở chợ Xép, thành phố Huế nói: "Ngay sau khi nghe thông tin có người chết vì bị cá ngát đâm trúng, chúng tôi đã không còn bán cá này nữa. Trước đó, cũng có 2 quầy bán cá ngát tại chợ, tuy nhiên loài cá này rất hiếm, tùy theo từng đợt nên không bán thường xuyên.

Chợ Xép (phường Thuận Lộc, thành phố Huế) sang nay đã vắng bóng loại cá ngát

Theo các bác sỹ bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc cá dẫn đến tử vong là do ăn phải trứng cá, bởi vì nhiều loài cá có chất độc ở bộ phận sinh dục như cá nóc báo, các nóc nhím, cá bẹ, cá trích, cá chình, cá mòi đường.Ngoài ra, cá còn rất độc có thể do các vi sinh vật ký sinh trên cá. Trên thân các loài cá như cá tầm, cá hồi... thường có loại vi khuẩn clostridium botulinum, khi ngộ độc do botulinum có thể dẫn đến tử vong.

Các vi sinh vật có hại, sinh độc tố gây độc cho cơ thể thường phát triển mạnh khi cá chết nên các bà nội trợ cần đặc biệt chú ý khi chế biến thức ăn, đặc biệt là khi ăn cá biển.

Một số loài cá sống ở sông ngòi, kênh rạch có chứa trong thịt và gan, mật các chất độc do cá ăn phải trong quá trình sinh sống. Ví dụ như cá ăn phải hạt mã tiền rơi từ trên cây dọc hai bờ sông, hoặc rong rêu độc, nếu ăn trúng con cá này sẽ bị ngộ độc theo... Theo lời khuyên của các bác sỹ, để tránh bị ngộ độc cần phải nhận dạng cá rồi mới làm sạch và chế biến. Đối với các loài cá lạ, khó phân biệt, cần bỏ hết các cơ quan nội tạng.

Theo bác sỹ Nguyễn Hân, điều quan trọng nhất khi chẳng may có dấu hiệu bị ngộ độc, cần nhanh chóng nhập viện cấp cứu, kết hợp với các biện pháp gây nôn để loại chất độc ra khỏi cơ thể.Còn khi bị cá tấn công, cần nhanh chóng nặn hết máu, xối nước sạch vào vị trí bị thương và nhập viện cấp cứu để các bác sỹ có hướng xử trí kịp thời nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian cũng cho thấy, khi bị cá ngát đâm (trong trường hợp được các bác sỹ xác định với mức độ nhẹ), có thể dùng ít nước nhớt nơi cổ họng con gà mái đang ấp trứng thoa lên vết thương 3 - 5 lần/ngày hoặc ăn chè nếp thì có thể giảm đau ở vị trí bị tấn công...

Cá ngát là một họ cá da trơn có tên khoa học là Plotosidae với đuôi kéo dài giống như đuôi lươn. Trông bề ngoài giống con cá trê. Các loài cá này có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương và miền tây Thái Bình Dương, từ Nhật Bản tới Australia. Phần lớn các loài có 4 râu. Một số loài trong họ này có thể gây ra những vết thương nguy hiểm cho con người, nọc từ cú chích của Plotosus lineatus có thể gây ra tử vong.

Nọc cá ngát rất độc, tập trung ở những đầu ngạnh. Một con cá ngát nhỏ bằng đầu ngón tay út có thể gây nóng sốt mê man,nhiễm trùng.

Vết thương thường có màu đỏ và gây đau cục bộ. Chúng cũng có thể làm cho nạn nhân bị suy nhược, đổ mồ hôi, sốt, nôn, chuột rút, tê liệt hoặc thậm chí bị sốc. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách xử lí khi và những bài thuốc dân gian trị cá ngát đâm hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: bị cá trê đâm làm sao hết nhức

1 Bị cá ngát đâm phải làm sao?

Một điều may mắn là nọc độc từ tất cả loài cá này có thể được giải trừ bằng nhiệt. Đầu tiên hãy ngâm vết thương trong nước muối loãng để làm loãng nồng độ nọc độc. Sau đó loại phần gai dính trên da.

Cá trê đâm làm sao hết nhức
Bị cá ngát đâm phải làm sao?

Xem thêm: Định nghĩa về phát triển bền vững. Ví dụ và mục tiêu | Năng lượng tái tạo xanh

Ngâm vùng bị thương vào nước nóng vừa phải khoảng 43 đến 45 độ C trong vòng 30 phút. Nước nóng có tác dụng làm trung hòa bất cứ nọc độc nào và từ đó đó mà cơn đau sẽ được xoa dịu. Sau khi thực hiện sơ cứu thì đưa đến bác sĩ ngay.

2 Bài thuốc dân gian trị cá ngát đâm hiệu quả

Những ngư dân khi đi đánh cá ngát thường đem theo vài quả chanh. Nếu bị ngạnh độc đâm thì sẽ lấy hạt chanh nhai nhuyễn nuốt nước, còn xác hột chanh đắp lên vết cắn. Khoảng 10 phút nọc độc sẽ giảm rõ rệt

Cá trê đâm làm sao hết nhức
Dùng hạt chanh khi bị cá ngát đâm

Ngoài ra còn có kinh nghiệm dân gian giúp giảm đau nhức khi bị cá ngát đâm là bạn dùng ít nước nhớt nơi cổ họng con gà mái đang ấp trứng thoa lên vết thương 3 – 5 lần/ngày hoặc ăn chè nếp sẽ hết

Xem thêm: Chợ Kim Biên – Chợ chuyên bán các mặt hàng giá sỉ tại Sài Gòn

Cá trê đâm làm sao hết nhức
Dùng nước nhớt nơi cổ họng con gà mái hoặc chè nếp để trị độc cá ngát

Cá ngát có độc tố gây nguy hiểm đến sức khỏe nên khi chế biến cần phải cận thận hoặc nhờ người bán sơ chế trước. Ngoài ra nếu bị cá ngát đâm thì cần đưa ngay đến bác sĩ để có biện pháp phù hợp.

Qua những chia sẻ trên của Bách hóa XANH, hi vọng bạn đã có thêm thông tin giúp xử lí vết thương khi bị cá ngát đâm. Đừng quên theo dõi Bách hóa XANH để cập nhật thêm những thông tin bổ ích!

Có thể bạn quan tâm:

  • Cá ngát nấu món gì ngon? 3 món ăn ngon từ cá ngát khiến bạn chẳng thể dừng đũa
  • Mẹ chồng chỉ cách nấu canh chua cá ngát thơm ngon, thịt cá chắc, không bị tanh
  • Cách làm cá ngát kho tiêu ngon khó cưỡng

Mua hải sản tươi ngon tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH

Danh mục: toplist
Nguồn: https://cinema.com.vn