Biểu hiện của hiện tượng hút thuốc la

Dàn ý nghị luận xã hội về tình trạng hút thuốc lá ở học sinh
 

I.  Dàn ý Nghị luận xã hội về tình trạng hút thuốc lá ở học sinh [Chuẩn]

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý nghị luận xã hội về tình trạng hút thuốc lá ở học sinh

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: tình trạng hút thuốc lá ở học sinh

2. Thân bài

a. Nêu biểu hiện cụ thể và thực trạng hút thuốc lá ở học sinh– Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến và tràn lan trong thế hệ học sinh.– Những cô cậu tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng trên tay và miệng phì phèo điếu thuốc.– Có những bé trai chưa đến mười tuổi nhưng đã tập tành hút thuốc.

– Khói thuốc thật sự đã xâm nhập và len lỏi vào không gian trường học.

b. Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hút thuốc lá ở học sinh– Xuất phát do nhận thức của chính các bạn học sinh.– Cho rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và thể hiện rõ cá tính của bản thân.– Tâm lí đua đòi, bắt chước bạn bè.

– Thiếu sự quan tâm của gia đình, bố mẹ.

c. Chỉ ra tác hại mà việc hút thuốc lá gây ra– Thuốc lá là một trong những phát minh nguy hại nhất và là nguyên nhân gây ra cái chết cho nhiều người.– Thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi.

– Thuốc lá không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng nó mà khí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.

d. Đề xuất những giải pháp trước thực trạng hút thuốc lá ở học sinh– Nâng cao nhận thức của thế hệ học sinh về tác hại của khói thuốc bằng việc đẩy mạnh các phương pháp tuyên truyền, phổ biến trong trường học.

– Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và quan tâm đến những thay đổi trong tâm lý của trẻ vị thành niên.

3. Kết bài– Nêu lên bài học nhận thức và hành động.– Liên hệ bản thân.

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tình trạng hút thuốc lá ở học sinh [Chuẩn]

“Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” là câu nói vô cùng quen thuộc và được in ấn rõ ràng, công khai trên bao bì của những gói thuốc, thậm chí, khẩu hiệu này còn xuất hiện kèm theo hình ảnh của những lá phổi đen sì bởi khói thuốc. Vậy mà từng ngày, từng giờ, tỉ lệ người hút thuốc vẫn không ngừng tăng lên và đáng báo động hơn, tình trạng này lại diễn ra phổ biến ở lứa tuổi các bạn học sinh và thanh thiếu niên.

Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến và tràn lan trong xã hội nói chung, đặc biệt là trong thế hệ học sinh nói riêng. Thật không quá khó để bắt gặp hình ảnh những cô cậu tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng trên tay và miệng phì phèo điếu thuốc, thậm chí có những bé trai chưa đến mười tuổi nhưng đã tập tành hút thuốc. Trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội, cũng xuất hiện những video ghi lại cảnh tượng những cậu nhóc mới lớn đang hút thuốc với mục đích khẳng định bản thân. Khói thuốc thật sự đã xâm nhập và len lỏi vào trường học – nơi vốn là không gian của tri thức và những con chữ. Trong làn khói thuốc độc hại là những khuôn mặt ngây thơ, non nớt và không hề hay biết rằng bản thân đã mở ra cánh cửa cho phép bệnh tật đặt chân vào cuộc đời mình. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng đáng báo động này?…[Còn tiếp].

>> Xem bài mẫu: Nghị luận xã hội về tình trạng hút thuốc lá ở học sinh

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Triệu chứng lâm sàng của nghiện thuốc lá bao gồm: ham muốn hút thuốc lá mãnh liệt không thể cưỡng lại được; hội chứng dung nạp thuốc lá và hội chứng cai thuốc lá. Được biết, các trắc nghiệm lâm sàng giúp chẩn đoán nghiện thuốc lá bao gồm: trắc nghiệm Fagerstrom, HAD, Q-Mat và xét nghiệm giúp chẩn đoán mức độ nghiện thuốc lá là đo nồng độ CO trong hơi thở ra.

Hút thuốc lá ngày càng nhiều là dấu hiệu của nghiện thuốc lá

Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ [APA], người hút thuốc có ít nhất 3 trong 7 tiêu chuẩn dưới đây kéo dài trong ít nhất 12 tháng là người nghiện thuốc lá:

1. Số điếu thuốc hút mỗi ngày càng ngày càng tăng.

2. Khi thiếu thuốc hoặc cai thuốc cảm thấy bứt rứt, khó chịu, buồn bực, cáu gắt, khó tập chung... và các khó chịu này mất đi khi hút thuốc trở lại.

3. Hút lâu và nhiều hơn so với dự kiến. Cụ thể, người hút thuốc chỉ định hút trong thời gian công việc hoặc đời sống đang có nhiều căng thẳng, định khi giải quyết xong căng thẳng sẽ không hút nữa nhưng giải quyết xong rồi vẫn tiếp tục hút; hay chỉ định hút ở ngoài đường thôi không hút ở nhà trước mặt con cái nhưng về nhà có lúc thèm quá vẫn hút....

4. Muốn và từng thử cai thuốc lá nhiều lần nhưng chưa thành công.

5. Dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và hút thuốc lá. Ở Việt Nam, có thể mua và hút thuốc lá ở bất cứ đâu, nên tiêu chí này ít được thấy rõ nhưng một biểu hiện của tiêu chí này là người nghiện lúc nào cũng mang theo thuốc lá bên mình.

6. Giảm hoặc từ bỏ các hoạt động xã hội khác vì hút thuốc lá. Do người Việt Nam hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi nên tiêu chí này cũng không biểu hiện rõ; biểu hiện cụ thể của tiêu chí này đó là khi hút thuốc ở những nơi bị cấm hút thuốc như: bệnh viện, công sở, sân bay...

7. Vẫn tiếp tục hút dù biết thuốc lá có hại hoặc đã bị những tác hại do thuốc lá gây ra như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đau thắt ngực, đàn ông yếu sinh lý, phụ nữ bị sẩy thai hay sinh non, hay trong nhà có người thân bị hen, khò khè khi ngửi thấy mùi thuốc lá...

[Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề