Nguyên liệu làm thuốc tự nhiên la gì

Từ cổ xưa, con người đã biết cách dùng các loại cây, động vật hay những thứ trong tự nhiên để làm thuốc phòng và chữa trị bệnh. Theo thời gian, những kinh nghiệm này được lưu truyền, chọn lọc và nghiên cứu tìm kiếm những bằng chứng khoa học đáng tin cậy, rõ ràng hơn.

Dược liệu là gì? Thuốc từ dược liệu là gì?

Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 quy định thì Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.

Bạn đang xem: Dược liệu là gì

Tham khảo thêm: BUS SPEED LÀ GÌ ? CÁC THÔNG SỐ CẦN BIẾT VỀ BUS SPEED

Diễn giải một cách đơn giản hơn, dược liệu có thể là toàn bộ bộ phận của một cây, một con vật hoặc có thể là một vài bộ phận của chúng. Những sản phẩm được tách chiết từ cây, động vật như tinh dầu, sáp, dầu mỡ, gôm có thể dùng làm thuốc cũng thuộc phạm vi dược liệu. Dược liệu có hai hướng sử dụng như sau:

  • Chế biến, bào chế hay phối hợp theo lý luận và phương pháp của Y học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian để tạo thành thuốc cổ truyền. Thuốc này có dạng bào chế truyền thống như thuốc sắc, viên hoàn, tán hoặc dạng bào chế hiện đại như viên nang, siro… Cùng với các phương pháp chữa trị khác, nền y học cổ truyền hiện nay phát triển song song như một phương pháp điều trị hỗ trợ và thay thế [y học thay thế] cho phương pháp điều trị thông thường.
  • Hiện đại hơn, dược liệu được nghiên cứu để chiết xuất và bào chế thành thuốc hoá dược, thuốc dược liệu hay thực phẩm chức năng, ở dạng mới như viên nén, viên nang, thuốc tiêm…

Như vậy, thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng, được sử dụng dựa trên bằng chứng khoa học hiện đại. Những thuốc có hoạt chất tinh khiết chiết xuất từ dược liệu hoặc có sự kết hợp giữa dược liệu với các hoạt chất hóa học tổng hợp thì không được gọi là thuốc từ dược liệu mà là thuốc hoá dược. Các thuốc này có dạng bào chế hiện đại và được sử dụng bên cạnh các thuốc tân dược [thuốc Tây] trong điều trị, phòng ngừa bệnh.

Những nguồn dược liệu chính

Xem thêm: Công ty cổ phần tiếng anh là gì?

Y học cổ truyền ở Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu gắn liền với các kinh nghiệm dân gian, bài thuốc sử dụng các cây, con vật hay khoáng vật [gọi chung là dược liệu] để phòng và chữa bệnh. Sự xuất hiện thuốc là do kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của con người mà tìm ra. Số lượng, chất lượng thuốc tiến bộ theo nền sản xuất của xã hội. Các nguồn nguyên liệu tự nhiên được sử dụng làm dược liệu bao gồm:

Thảo dược: Cây dược liệu là nguồn nguyên liệu chính trong các bài thuốc cổ truyền cũng như được nghiên cứu, chiết xuất, bào chế thành thuốc. Trước đây, nguồn nguyên liệu thảo dược có sẵn trong tự nhiên, sau thiếu dần phải gieo trồng, thu hái mới có được. Bên cạnh các loại thảo dược có sẵn ở nước ta gọi là thuốc Nam, nước ta còn phải nhập khẩu thêm các loại thảo dược từ các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên… gọi là thuốc Bắc.

Nhân dân ta đã biết cách sử dụng các loại thảo dược từ rất sớm. Ví dụ, từ thời vua Hùng, ông cha ta đã biết dùng cây cỏ làm thực phẩm và làm thuốc như dùng nước vối, gừng để trợ tiêu hóa, chống cảm lạnh, dùng hạt cau, hạt cây sử quân tử để trị giun…

Xem thêm: Visa đặc định Tokutei Ginon là gì. Ai có thể tham gia được? – Xuất khẩu lao động Nhật Bản – Bộ LĐTBXH cấp phép

Dược liệu có nguồn gốc từ nhiều thành phần khác nhau trong tự nhiên như từ đông vật, vi sinh vật hay phổ biến nhất là các loại thảo dược tốt cho sức khoẻ của con người. Trải qua quá trình hàng nghìn năm, con người đã biết đến và phát hiện thêm nhiều loại dược liệu mới có nhiều công dụng hơn cũng như đa dạng trong cách sử dụng hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.

Vậy dược liệu là gì? Cách sử dụng các loại dược liệu sao cho hiệu quả và những loại nào tốt cho sức khoẻ và dễ kiếm. Các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết sau

Dược liệu có nguồn gốc từ các nguyên liệu có trong tự nhiên chứa các tinh chất quý giá mà con người không thể tự tổng hợp, những loại dược liệu đã được nghiên cứu bởi các thầy thuốc y học cổ truyền và các công trình nghiên cứu khoa học cụ thể cho từng loại dược liệu khác nhau cho thấy có công dụng trong việc chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị các căn bệnh, làm giảm các triệu chứng hay có công dụng như là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên bổ sung và cải thiện sức khoẻ  Các nguồn dược liệu chính mà con người thường sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh bao gồm: Các loại cây thuốc, động vật, các loài thuỷ sinh và một số hình thức khác trong tự nhiên, chủ yếu được phân loại thành những nguồn chính sau:

- Các loại thực vật bản địa: Đây là nguồn nguyên liệu chính, chiếm số lượng lớn trong các bài thuốc y học cổ truyền cũng như chiết xuát vào các loại dược phẩm để áp dụng làm tăng công hiệu hay chữa trị các loại bệnh hay gặp. Hiện tại những loại thực vật có dược tính đã được kiểm chứng sử dụng chủ yếu trong ngành y học cổ truyền tại các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan,... Hoặc được chiết xuất và sử dụng vào trong thành phần của thuốc theo phương pháp điều trị Tây y. Những loại dược liệu đầu tiên được sử dụng trong Tây y như Câu liễu trắng trong thành phần bán hợp thành của công thức thuốc aspirin đầu tiên hay như Atermisinin có trong Thanh hao hao vàng dùng để chống sốt rét thể phân liệt....


 

- Một số loài động vật: Mặc dù không được sử dụng phổ biến như các loại thực vật khi sử dụng làm dược liệu, nhưng một số loài động vật phổ biến có những chất cần thiết, có vai trò thiết yếu trong việc điều trị các căn bệnh. Một ví dụ thường thấy nhất đó là mật ong, đây vừa là thực phẩm vừa là dược liệu có công dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn, chống lão hoá da

Hơn nữa, các loài động vật cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc giúp con người phát hiện những loại dược liệu mới. Cụ thể nhờ những tập tính lựa chọn các loại thảo dược, cây cối, đất đá,… để có thể tự chữa trị cho bản thân, chẳng hạn như gà thường ăn thêm các viên sỏi nhỏ, điều này sẽ giúp chúng dễ tiêu hoá hơn

Đặc biệt có trường hợp của loại dược liệu Đông trùng hạ thảo. Theo các nghiên cứu chỉ ra không phải là một loài thực vật hay động vật cụ thể, Đông trùng hạ thảo thực tế là một loại dạng ký sinh giữa trứng của loài bướm thuộc chi Thitarodes và loại nấm Ophiocordyceps sinensis bám vào và sống ký sinh trên vật chủ

Đông trùng hạ thảo có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể bao gồm 17 loại axit amin, các nguyên tố vi lượng [Nhôm, Silic, Kali, Natri...], các loại vitamin  [vitamin B12, vitamin A, vitamin C, vitamin B2, vitamin E, vitamin K]

- Các loài vi sinh vật: Đối với nhiều người,  đây là loại nguồn dược liệu nghe xa lạ nhưng thực chất các loài vi sinh vật lại đóng góp đáng kể trong việc biến đổi những loại nguyên liệu dược ban đầu trở nên nhiều tác dụng hơn. Đây là những loài sinh vật có khả năng tự tổng hợp, chuyển đổi một số chất thành những dạng có dược tính và công dụng hữu hiệu trong việc chữa trị bệnh, trường hợp thường thấy nhất đó là lên men, cụ thể trong y học đã áp dụng men rượu [Saccharomyces cerevisiae] để chữa trị bệnh sốt rét hay sản xuất insulin từ việc lên men của vi khuẩn E.coli


 

 

Theo thời gian, con người đã sáng tạo ra nhiều cách sử dụng dược liệu khác nhau nhằm mục đích hấp thụ tối đa các thành phần có lợi cho sức khoẻ có trong dược liệu, cách phổ biến và thường thấy nhất hiện nay là theo dạng trà túi lọc hoặc trà dược liệu thô, các túi chiết xuất dược liệu

Để xác định được liều lượng tiêu chuẩn có thể hấp thụ cho một người cần phải thông qua tỷ lệ của dược liệu thô với dung môi cần thiết, nhưng hàm lượng dược chất có thể khác nhau trong cùng một loại, vì thế cách tốt nhất để xác định được cây dược liệu có đủ tiêu chuẩn để pha với dung môi hay không đó là dùng Sắc kí lớp mỏng, đây là quy trình chuẩn của các nhà sản xuất trong việc điều chế để dược liệu đã được chiết xuất có liều lượng phù hợp, vừa có thể hấp thụ và cũng đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. 

Trà hay nước sắc

 

Trà dược liệu là thành phẩm của quá trình chiết xuất dược liệu thành nước uống được thông qua thuỷ phân, hiện nay cách phổ biến mà các nhà sản xuất thường áp dụng đó là sấy khô dược liệu thành dạng trà túi lọc để giữ được đặc tính trong quá trình vận chuyển đến người dùng cuối. Một dạng ít phổ biến hơn đó là sắc thuốc, người dùng cần trải qua công đoạn sơ chế các loại dược liệu và sau đó đun sắc trong nhiều tiếng để có thể sử dụng như là một loại vị thuốc trị các chứng bệnh theo kê đơn và hướng dẫn từ thầy thuốc

Dạng ngâm là dùng cách pha lạnh các loại cây dược liệu có hàm lượng chất nhầy lớn đơn cư như cây xô thơm hay cây húng tây, được thái cắt lát mỏng, sau đó ngâm với nước lạnh trong khoảng từ 7 đến 12 tiếng

Dạng cồn thuốc

 


Cách sử dụng này thường được áp dụng bởi các dược sỹ chuyên khoa hay các đơn vị sản xuất dược liệu chuyên nghiệp để lấy được tối đa dược chất có trong các loại dược liệu, thông thường phương pháp cồn thuốc được sử dụng bằng cách pha dung môi 100% thuần ethanol  với cây dược liệu, quá trình sau chiết xuất từ cồn thuốc sẽ có tỷ lệ ethanol lưu lại vào khoảng 25% hoặc những trường hợp cụ thể lên đến 90% Rượu thuốc và cồn ngọt là chiết xuất từ dược liệu có tỷ lệ ethanol vào khoảng 12 - 38%. Phương pháp chiết xuất được chia thành 2 dạng chính: - Chiết xuất dạng lỏng là dạng có tỷ lệ ethanol có trong dung dịch thấp và được điều chế từ máy chưng cất chân không

- Chiết xuất dạng sấy khô: dược liệu sẽ được sấy để bốc hết hơi nước còn lại, giúp cô đọng các thành phần quan trọng trong dược liệu khô. Sau đó dạng chiết xuất sấy khô có thể được chế biến thành viên nang hoặc viên nén

Dạng tinh dầu

 

Hiện có những loại dược liệu có khả năng chữa một số căn bệnh ngoài da rất tốt, nên cách sử dụng tối ưu với những loại dược liệu cho các bệnh ngoài da thường là chiết xuất tinh dầu, ví dụ dễ thấy nhất là các chai dầu gió chúng ta hay dùng hằng ngày để trị sưng tấy ở một số vùng da nhất định.

Do tác loại dược liệu sau khi chiết xuất, có tác dụng rất mạnh có thể gây bỏng da nên cần phải pha loãng với dầu thực vật để có thể sử dụng an toàn trên cơ thể người, thành phần sau khi kết hợp với các loại dầu thực vật theo công thức riêng từ nhà sản xuất có các loại sản phẩm chính như: Thuốc mỡ, dầu thoa, kem hoặc các dạng dung dịch lỏng khác

Dạng bột cốm

Đây là dạng điều chế dược liệu hoàn toàn mới tại Việt Nam, những nước có nền sản xuất dược liệu phát triển mạnh và phổ biến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã đi trước và điều chế thành công ra dạng sản phẩm Bột cốm, có tác dụng rút ngắn các công đoạn sơ chế dược liệu thô để có thể hấp thụ vào cơ thể người. Dạng bột cốm được sản xuất bằng cách đưa nguồn dược liệu thô vào sản xuất từ các hệ thống cô chiết, cô cao, sấy phun sương để đưa ra thành phẩm là dạng bột cốm, có thể hoà tan vào nước và sử dụng trực tiếp Thông thường để có được một thành phẩm Bột cốm đầu ra đủ tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất thường phải có các chứng nhận đáp ứng về hệ thống sản xuất có đủ khả năng để thời gian chiết cao, sấy phun sương dung môi thành bột cốm trong thời gian rất ngắn, đảm bảo rằng dược liệu trong quá trình sản xuất không bị phơi nhiễm với điều kiện môi trường bên ngoài cũng như bị lẫn các tạp chất gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của Bột cốm  Khả năng áp dụng vào trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền với dạng Bột cốm cũng trở nên đa dạng và thuận tiện hơn rất nhiều, như tại Trung Quốc, với việc áp dụng thành công dạng dược liệu mới này vào trong các bệnh viện y học cổ truyền đã thay đổi cơ bản cách kê đơn của các bác sỹ và dược sỹ, không còn phải chuẩn bị sẵn loại dược liệu thô, mà thay vào đó là kết hợp các loại Bột cốm theo từng bài thuốc để đạt hiệu quả cao nhất

Hiện tại, Công ty cổ phần Dược Liệu Việt Nam đã làm chủ được công nghệ chế biến Bột cốm và đang áp dụng phổ biến vào trong các loại dược liệu có lợi cho sức khoẻ của người tiêu dùng từ quy trình sản xuất đạt GMP - WHO, hệ thống đảm bảo chất lượng thành phẩm đạt ISO 17025 và GLP cùng với hệ thống kho dược liệu đạt GSP đảm bảo chất lượng xuyên suốt từ nguyên dược liệu cho đến các sản phẩm dạng Bột cốm của VIETMEC

Từ lâu, Quế đã được con người sử dụng như là một loại gia vị tự nhiên sử dụng trong việc chế biến thức ăn, không những vậy Quế cũng là một trong những phương thức khử trùng rất hiệu quả khi bôi ngoài da. Từ những công dụng hữu ích của Quế, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm hiểu thêm về những thành phần hoá học có trong loại dược liệu này, tìm ra được nhiều hợp chất mới có tác dụng khác nhau trong việc cải thiện sức khoẻ trên cơ thể người. Cụ thể, thành phần chính có trong quế là cinamaldehyde có khả năng khử khuẩn khi bôi ngoài da rất tốt. Hơn nữa trong quế còn có thành phần chống ôxi hoá mạnh . Một đặc tính khác mà các nhà khoa học mới được phát hiện gần đây là Quế còn có thể có tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu thông qua việc làm chậm quá trình phân giải của các loại thức ăn có chứa nhiều hydro cácbon trong hệ tiêu hoá và cải thiện mức độ nhạy khi hấp thụ insulin [Insulin là một loại hoóc-môn được cơ thể tạo ra để làm giảm lượng đường glucose có trong máu] Theo nghiên cứu được thực hiện trên 60 người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy, các nhóm đối tượng được sử dụng quế hằng ngày trong 40 ngày liên tục  có mức giảm lượng đường glucose [Từ 18 - 29%] Triglyceride [Từ 28 - 30%], LDL cholesteron [Chỉ số lipidproterin cholesteron tỷ trọng thấp giảm 7 - 27%] và tất cả các loại cholesteron [Giảm từ 12 - 26%]

  Trong các bài thuốc cổ truyền từ nhiều nền y học trên thế giới từ trước đến nay, Bạc hà luôn là một trong những loại dược liệu được các y sĩ đánh giá cao trong việc kết hợp để điều trị các căn bệnh, cũng như là một loại hương liệu tự nhiên có mùi vị dễ chịu, kết hợp trong việc chế biến các món ăn để làm tăng hương vị Bạc hà có đặc tính quý giá vốn có là làm mát cục bộ với cơn đau cơ, đầu, giảm ngứa ngáy khó chịu. Theo nhiều  nghiên cứu sơ bộ mới đây chỉ ra việc bạc hà có tác dụng giảm những cơn đau từ Hội chứng ruột kích thích, bạc hà khi đi vào dạ dày sẽ giúp làm giãn cơ trơn, điều này sẽ làm giảm các cơn đau trong quá trình co bóp ruột và triệu chứng đầy hơi Tuy nhiên việc sử dụng liều lượng cao tinh dầu bạc hà [Từ 500mg] sẽ gây khó chịu niêm mạc dạ dày và triệu chứng giả của trào ngược dạ dày thực quản

  Nghệ trong giới khoa học vẫn luôn là đề tài mang nhiều tính tranh luận bởi những khả năng mà loại dược liệu này có thể đem lại. Hiện tại các nghiên cứu đều chưa thể thống nhất được những khả năng về chống ung thư, chống trầm cảm, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2, giảm lượng cholesteron trong máu, viêm khớp. Nhưng một đặc tính mà đã được khẳng định đó là Nghệ có chất curcumin chống oxi hoá cực mạnh, kích thích việc sản sinh thêm những enzym chống ôxi hoá khác. Đây được coi là yếu tố then chốt trong quá trình lão hoá của các tế bào trong cơ thể và gây ra nhiều bệnh khác nhau

Hơn nữa đặc tính chống viêm sưng của Nghệ cũng rất mạnh, thậm chí sự hiệu quả tương đương với một vài loại thuốc chống viêm sưng hiện nay. Về lâu dài, mức độ viêm sưng thấp có vai trò quan trọng trong việc chữa trị những căn bệnh gây ra phù nề, sưng tấy ở trên cơ thể

  Tỏi là một trong những loại dược liệu có dược tính mạnh và tác dụng nhanh, tác động tích cực đến sức khoẻ của người sử dụng. Với vị cay nồng, Tỏi khiến nhiều người ngại ăn, nhưng đây lại chính là đặc tính quý giá giúp tỏi có khả năng chống lại cảm cúm thông thường với thành phần kháng khuẩn và là chất kháng sinh tự nhiên, làm giảm sự sinh trưởng của những loại vi khuẩn không mong muốn trong cơ thể.

Ngoài ra tỏi cũng có khả năng làm giảm lượng cholesteron có trong cơ thể đi từ khoảng 10 - 15%, hạ huyết áp với những trường hợp huyết áp cao

Cây hương thảo là loài cây thường xanh sinh trưởng và phát triển chủ yếu tại Lục địa Á - Âu, đây là loài cây có sức chịu hạn cao, có thể duy trì sự sống ở những vùng thiếu nước trầm trọng. Cây hương thảo ngoài việc làm cây cảnh thì cũng là có tác dụng rất hiệu quả trong việc xua đuổi côn trùng với mùi hắc đặc trưng của cây. Hơn nữa con người cũng sử dụng hương thảo như là một loại gia vị để gia tăng mùi vị cho nhiều món ăn khác nhau như thịt nướng hoặc nhồi thịt, lá có thể sử dụng như một loại trà thảo dược cải thiện sức khoẻ. Trong thành phần của Hương thảo có các dược chất giúp chống oxi hoá và chống phù nề cải thiện hệ tuần hoàn máu và giải phóng các phân tử gốc tự do Một khả năng rất quan trọng của Hương thảo đó là cải thiện khả năng ghi nhớ cùng độ tập trung về các khía cạnh như tốc độ ghi nhớ, độ chuẩn xác và một khía cạnh chủ quan nữa đó là tâm trạng của người sử dụng

Video liên quan

Chủ Đề