Biệt phái thì hưởng lương như thế nào

            1. Chế độ đối với người biệt phái:

- Tại điểm c Khoản 1 Điều 32 Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 trong đó có quy định công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tại khoản 3 Điều 37 nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định: “Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.

2. Về chế độ thanh toán tiền công tác phí:

- Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; trong đó quy định điều kiện để được thanh toán công tác phí bao gồm:

“a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;

b) Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;

c) Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư này”.

- Đồng thời tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng quy định: “Cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán các khoản công tác phí cho người đi công tác, trừ trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều này”.

             Căn cứ theo quy định trên thì cơ quan cử người đi công tác thì có trách nhiệm thanh toán các khoản công tác phí cho người đi công tác theo quy định.

  • Biệt phái viên chức là gì?
  • Biệt phái công chức là gì?
  • Trường hợp nào được biệt phái viên chức?
  • Viên chức biệt phái được hưởng những chế độ, chính sách gì?
  • Các trường hợp không được biệt phái viên chức?

Trong thời gian công tác biệt phái công chức, viên chức được hưởng quyền và chế độ theo quy định của luật. Vậy biệt phái viên chức là gì? Các trường hợp không được biệt phái viên chức?

Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Biệt phái viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.(Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010)

Biệt phái công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Biệt phái công chức là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ (Khoản 12 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008)

Trường hợp nào được biệt phái viên chức?

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về biệt phái viên chức như sau:

“Điều 27. Biệt phái viên chức

1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.

4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

5. Viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức.”

Theo đó, các trường hợp được biệt phái viên chức bao gồm:

– Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

– Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Viên chức biệt phái được hưởng những chế độ, chính sách gì?

Theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010, cụ thể như sau:

“Điều 36. Biệt phái viên chức

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.”

Theo đó, viên chức được biệt phái sẽ được hưởng những chế độ, chính sách sau đây:

– Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

– Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

– Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

Lưu ý: Viên chức khi được cử đi biệt phái thì phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến nên việc xem xét kỷ luật sẽ do cơ quan, tổ chức, đơn vị này thực hiện.

Dù vậy, viên chức biệt phải lại vẫn tiếp tục chịu sự quản lý, theo dõi của cơ quan, đơn vị sự nghiệp cử đi biệt phái nên nơi ra quyết định kỷ luật vẫn thuộc đơn vị sự nghiệp cử đi biệt phái.

Các trường hợp không được biệt phái viên chức?

Pháp luật quy định trong một số trường hợp cụ thể thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập không được thực hiện (hoặc quyết định) biệt phái viên chức.

Theo đó, Theo quy định tại Khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức 2010 thì người người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập không được thực hiện (hoặc quyết định) biệt phái viên chức thuộc một trong các trường hợp sau:

– Viên chức nữ đang mang thai.

– Viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến Biệt phái viên chức là gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc nào khác vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ nhanh nhất.