Bên đại lý không được tự mình quyết định giá bán hàng hóa mà mình làm đại lý?

Skip to content

Tôi muốn mở một đại lý mua bán bia Huda tại nhà. Bởi vì khu vực nhà tôi không có loại bia này, tôi dùng thử thấy khá ngon nên nghĩ chắc sẽ bán chạy. Tôi muốn mở một đại lý mà chỉ có nhà tôi mới được phép bán ở đây. Vậy có pháp luật nào quy định được phép như vậy không? Tôi có quyền gì khi mở đại lý. Mong luật sư trả lời giúp tôi. Xin cảm ơn!

Người gửi: Hoàng Qúy Phước (Quảng Nam)

Bên đại lý không được tự mình quyết định giá bán hàng hóa mà mình làm đại lý?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới  luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

– Luật thương mại năm 2005

Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 quy định về Đại lý thương mại:

Điều 166. Đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Điều 167. Bên giao đại lý, bên đại lý

2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

Đối với trường hợp của bạn, bạn muốn kinh doanh độc quyền sản phẩm bia Huda, không muốn một cửa hàng nào bán bia Huda tại khu vực đó. Căn cứ theo điều 169 Luật này về hình thức đại lý thì hình thức đại lý phù hợp với mong muốn của bạn là đại lý độc quyền.

2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

Nếu bạn thỏa thuận với bên giao đại lý rằng bạn muốn kí hợp đồng đại lý độc quyền tại khu vực nào, chỉ cần tại đó chưa có mặt hàng bia Huda này thì đương nhiên việc buôn bán của bạn sẽ được pháp luật bảo vệ, bên giao đại lý sẽ không được quyền kí kết hợp đồng với bất kì đại lý nào về việc bán bia Huda tại khu vực bạn đã đăng kí.

Ngoài ra, khi ký hợp đồng đại lý, bạn không phải là chủ sở hữu của sản phẩm song bạn vẫn có những quyền nhất định của bên đại lý:

Điều 174. Quyền của bên đại lý

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:

1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;

2. Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;

3. Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;

4. Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;

5. Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về mở đại lý mua bán hàng hóa. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Mở đại lý mua bán hàng hóa
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Bên đại lý không được tự mình quyết định giá bán hàng hóa mà mình làm đại lý?

hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

  • Bên đại lý không được tự mình quyết định giá bán hàng hóa mà mình làm đại lý?

    • 1900 6589
    • Đặt câu hỏi
    • Tìm kiếm

    “Đại lý” có thể hiểu là một hình thức kinh doanh với sự tham gia của 02 bên. Trong đó, bên giao đại lý (bên có hàng hoá, dịch vụ) và bên đại lý thoả thuận về việc bên đại lý nhân danh bên giao đại lý để mua hoặc bán hàng hoá, dịch vụ để hưởng thù lao.

    Điều 166 Luật Thương mại 2005 cũng quy định cụ thể như sau:

    “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

    Theo Điều 167 Luật Thương mại 2005, hoạt động đại lý thương mại gồm bên đại lý và bên giao đại lý, trong đó:

    - Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

    - Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

    Các bên giao kết với nhau dưới hình thức hợp đồng đại lý.

    Các hình thức hoạt động đại lý thương mại

    Căn cứ Điều 169 Luật Thương mại 2005, các hình thức đại lý phổ biến hiện nay bao gồm:

    Các hình thức đại lý

    Nội dung

    Ví dụ

    Đại lý bao tiêu

    Bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

    Các đại lý của một số hãng xe như Honda, Yamaha… Giá giao đại lý sẽ được ấn định, tuy nhiên giá bán sẽ do bên đại lý quyết định.

    Đại lý độc quyền

    Tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

    Di động Việt là đại lý độc quyền của Apple tại Việt Nam…

    Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

    Bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

    Điện lạnh Điện máy Hà Nội là Tổng đại lý phân phối điều hoà Panasonic…

    Thù lao, thanh toán đại lý

    1. Về thù lao

    Theo khoản 1 Điều 171 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá, cụ thể:

    Hình thức hưởng thù lao

    Hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá

    Hưởng chênh lệch giá

    Trường hợp cụ thể

    Bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

    Bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý.

    Khoản 4 Điều 171 Luật Thương mại 2005 quy định mức thù lao được tính như sau:

    - Do hai bên thoả thuận.

    - Trường hợp hai bên không thoả thuận

    + Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

    + Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;

    + Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

    2. Thanh toán đại lý

    Theo Điều 176 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định.

    Hình thức thanh toán do hai bên tự thoả thuận.

    Bên đại lý không được tự mình quyết định giá bán hàng hóa mà mình làm đại lý?
    Quy định về đại lý thương mại (Ảnh minh hoạ)
     

    Thời hạn đại lý

    Căn cứ khoản 1, trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

    Lưu ý:

    - Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định trên thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.

    - Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý.

    Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

    Tóm lại, quy định về đại lý thương mại không quá phức tạp. Thông thường, hình thức đại lý thường được các doanh nghiệp có quy mô lớn sử dụng và mang lại hiệu quả cao.

    >> Phân biệt đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân