Bất bình đẳng giới trong các lixng vực nào

Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia quan tâm. Theo đó, các đại biểu và chuyên gia cho rằng, bình đẳng giới cần tiến tới thực chất thông qua chuyển đổi số; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện pháp luật, đảm bảo những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong việc tuyển dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng và điều kiện vệ sinh an toàn lao động.

QUỐC HỘI TÍCH CỰC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI

Nhà nước có chính sách cụ thể đối với lao động nữ và bình đẳng giới

Theo Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định về bình đẳng giới trong lao động. Theo đó, nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Bất bình đẳng giới trong các lixng vực nào

Quốc hội luôn quan tâm đến công tác bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi của lao động nữ

Như vậy, có thể thấy rằng, trong lao động bình đẳng giới được áp dụng theo độ tuổi khi tuyển dụng, nơi làm việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, tiêu chuẩn và độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm khi giữ chức danh cũng phải được đối xử bình đẳng giới. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong việc tuyển dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng và điều kiện vệ sinh an toàn lao động trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 135 Bộ luật Lao động 2019, chính sách Nhà nước đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới được quy định cụ thể như sau: Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

Ngoài ra, Điều 136 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới. Theo đó, bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.

Bảo đảm điều kiện lao động cho phụ nữ trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm

Quan tâm đến quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới, TS.Bùi Thị Mừng, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, việc bảo đảm cho lao động nữ có thể làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại là góp phần bảo đảm bình đẳng giới về cơ hội việc làm đối với lao động nữ. Quy định này thể hiện rõ quan điểm không loại trừ phụ nữ ra khỏi các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà phải tạo điều kiện để họ được bảo vệ tốt khỏi những ảnh hưởng từ môi trường độc hại. Với tinh thần đó, Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định “các ngành, nghề công việc nguy hiểm, độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của phụ nữ” thay thế quy định “những công việc không được tuyển dụng lao động nữ” trong Bộ luật Lao động năm 2012. Điều này đã tạo ra sự thống nhất và đồng bộ trong các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng trong việc lựa chọn việc làm của cả nam và nữ.

Bất bình đẳng giới trong các lixng vực nào

TS.Bùi Thị Mừng, Trường Đại học Luật Hà Nội

Tuy nhiên, việc quy định người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại với ý nghĩa là một biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới lại tạo ra sự mâu thuẫn với các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, vệ sinh cho lao động nữ. Vì vậy, cần phải có những sửa đổi cho phù hợp để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật để đảm bảo bình đẳng giới.

TS Bùi Thị Mừng nhấn mạnh, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới này thực chất mới chỉ phát huy khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả việc tạo điều kiện để lao động nữ có thể tham gia làm việc trong một số ngành, nghề nguy hiểm tiếp xúc với chất độc hại, trong đó cần phải đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền để người lao động nữ nâng cao ý thức phòng tránh những tác động nguy hiểm từ môi trường làm việc đến sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản.

Cần có giải pháp chuyển đổi số đối với phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm

Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, Ủy ban Xã hội, các thành viên Ủy ban nhấn mạnh, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ giảm sâu hơn so với nam giới sau đại dịch, khiến chênh lệch theo giới tăng nhẹ lên 10,8%. Do đó, đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần chú ý đến vấn đề này, đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy cũng cho biết, việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới được lồng ghép ở nhiều chương trình khác nhau, nên các Bộ, ngành cần tiếp tục rà soát hoàn thiện báo cáo, đưa ra thông tin chi tiết, cụ thể, cập nhật số liệu đầy đủ để đảm bảo tính chính xác, so sánh với số liệu cùng kỳ năm trước và đối chiếu với các nước trên thế giới. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần đưa ra kiến nghị rõ ràng, các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các địa phương có kế hoạch cụ thể, giải pháp căn cơ trong việc thực hiện công tác thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

Bất bình đẳng giới trong các lixng vực nào

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy

Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ đã chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về cung cấp số liệu thống kê về bình đẳng giới có tách biệt giới, đặc biệt là trong các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giai đoạn. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bình đẳng giới làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách có hỗ trợ phù hợp cho phụ nữ.

Đối với kiến nghị của Ủy ban Xã hội về tăng cường chuyển đổi số trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới, có giải pháp cụ thể để chuyển đổi số đối với phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm, kinh doanh, y tế, giáo dục... trong đó, ưu tiên đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bộ cho biết, hiện nay Chính phủ chưa có đề án, chương trình riêng nhằm tăng cường chuyển đổi số trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới, tuy nhiên, trong thời gian qua nội dung này cũng đã được lồng ghép trong các Chương trình, đề án liên quan như: Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 ; Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đặc biệt, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) thực hiện, với mục tiêu đến năm 2025 có 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được tư vấn về chiến lược kinh doanh, thực tiễn sản xuất và bán hàng cũng như áp dụng lộ trình chuyển đổi số do Dự án hỗ trợ xây dựng, bao gồm sử dụng các giải pháp công nghệ truy xuất nguồn gốc và thương mại điện tử. Cho đến nay, Chương trình đã giới thiệu các hoạt động hỗ trợ này tới gần 7.000 nữ doanh nhân từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Dự án đặt mục tiêu hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho 150 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số với mục tiêu tiếp cận hàng nghìn nữ doanh nhân trên toàn quốc thông qua các hội thảo và đào tạo do dự án tổ chức.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, cơ quan cũng triển khai một số mô hình phụ nữ tiếp cận, ứng dung công nghệ thông tin trong kinh doanh, tăng cường sử dụng các nền tảng trực tuyến trong các hoạt động truyền thông, đào tạo cho phụ nữ, tập huấn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ kết nối phụ nữ với các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm. Việc triển khai các chương trình, đề án trên trong thời gian tới sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi số trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới, trong đó phụ nữ, người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những đối tượng được ưu tiên trong triển khai thực hiện./.