Bao lâu thì tháo kẹp rốn cho trẻ sơ sinh

Bao lâu thì tháo kẹp rốn cho trẻ sơ sinh

Tại sao cần chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Rốn là con đường di chuyển các chất dinh dưỡng và oxy từ bánh nhau của người mẹ đến thai nhi và dây rốn cũng sẽ được nối thẳng vào gan của trẻ. Nếu trẻ không được chăm sóc rốn đúng cách sẽ gây nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng rốn gây ra tác hại:

  • Nhiễm trùng này sẽ rất nhanh lan tới gan, thậm chí có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh rất cao lên tới 40-80%.

  • Nhiễm trùng rốn có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván rốn, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.

  • Làm chậm quá trình rụng rốn.

Chính vì vậy rốn trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn rốn. Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh áp dụng đối với trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn và cả trẻ đã rụng cuống rốn, rốn còn tiết dịch hoặc nhiễm trùng.

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Que bông vô trùng hay bông vô khuẩn

  • Gạc vô trùng.

  • Dung dịch vệ sinh rốn cồn 70 độ hoặc dung dịch eosin 1%.

  • Băng rốn.

Các bước chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:

  • Trước tiên, người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ, tốt nhất là với xà phòng diệt khuẩn.

  • Sau đó tháo băng rốn cũ của bé ra và rửa tay lại một lần nữa.

  • Sau đó một tay dùng gạc vô khuẩn nâng nhẹ nhàng cuống rốn, quan sát xem rốn có đỏ ,có chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi không, vùng da xung quanh chân rốn có tấy đỏ không.

  • Tiếp theo bạn dùng que bông vô khuẩn tẩm dung dịch sát khuẩn sát trùng rốn theo thứ tự từ chân rốn, thân rốn, mặt cắt cuống rốn.

  • Sát trùng da xung quanh cuống rốn từ chân rốn rộng ra 5cm bằng dung dịch sát khuẩn.

  • Cuối cùng nếu rốn tươi, băng rốn bằng gạc mỏng, còn nếu rốn khô không băng rốn để hở thông thoáng.

Chú ý:

  • Bình thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn phải liền hoàn toàn, tuy nhiên cũng có một số trường hợp rốn lâu rụng hơn nhưng nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì không đáng lo. Điều cần làm là giữ rốn và vùng xung quanh sạch, khô cho đến khi cuống rốn rụng.

  • 24 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Trẻ nên được tháo kẹp rốn tại bệnh viện, trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà. Kẹp rốn có thể gây cản trở trong khi thay tã tại nhà và có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương chân rốn, gây đau cho trẻ.

  • Khi cuống rốn đã khô thì để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau rụng hơn. Quấn tã phía dưới rốn, sau khi trẻ tiêu, tiểu cần thay tã ngay.

  • Khi rốn chưa rụng, tránh không đặt trẻ vào chậu tắm như vậy sẽ làm ướt rốn, nước tắm có thể không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm trùng rốn. Dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau khi lau người trẻ, dùng que gòn lau chân rốn trẻ.

  • Khi rốn rụng, có thể nhúng trẻ vào chậu tắm.

  • Cần tiếp tục chăm sóc sau khi rốn đã rụng đến khi chân rốn khô không còn dịch tiết.

  • Nếu không cần thiết bạn đừng sờ vào cuống rốn của bé.

  • Trường hợp trẻ xuất hiện một ít máu khô dính ở chân rốn có thể bình thường cha mẹ không cần quá lo lắng.

Bao lâu thì tháo kẹp rốn cho trẻ sơ sinh

Khi nào cần đưa trẻ tới viện khám

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm:

  • Chân rốn của trẻ sơ sinh bị đỏ và sưng.

  • Rốn trẻ sơ sinh tiết nhiều dịch nhất là dịch có mùi hôi.

  • Ấn vùng quanh rốn trẻ quấy khóc.

  • Đỏ vùng da xung quanh rốn.

  • Rốn chảy máu.

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác kèm theo như: trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, bé thở nhanh (nhịp thở trên 60 lần/ phút), bé bị vàng da...

Nếu thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, mà không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn.

Nếu thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, đây có thể là một dấu hiệu của bệnh lý rối loạn đông máu. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và được điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Thực hiện chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách tránh nguy cơ nhiễm trùng rốn, từ đó giảm được nguy cơ nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ cha mẹ thường xuyên kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay.

Tôi mới sinh bé nhưng không hiểu sao dây rốn của bé lúc nào cũng bị ướt chứ không khô. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi tại sao lại thế và có cách nào để làm khô dây rốn của bé không? (N.V.L)

Trả lời: Chào bạn, Chăm sóc rốn là nhằm giữ rốn sạch, để rốn không bị nhiễm trùng. Chúng tôi xin hướng dẫn phương pháp chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh (<1 tháng tuổi) như sau:

Dụng cụ

- Dung tích sát trùng: cồn 70 độ hoặc Povidon-Iodine 2 - 3 %

- Gòn viên hoặc que gòn vô trùng

- Gạc vô trùng

- Chén chun vô trùng

- Bồn hạt đậu

Các bước tiến hành chăm sóc rốn

- Mang khẩu trang, rửa tay

- Chuẩn bị dụng cụ

- Nên chăm sóc rốn sau khi đã tắm trẻ. Tay dùng gạc vô trùng nâng dây rốn lên

- Quan sát chân rốn, dây rốn, mặt cắt cuống rốn và da xung quanh rốn: ghi nhận (dịch, máu, mủ, da quanh rốn sưng đỏ, cấy mủ rốn) nếu có

- Để rốn hở hoặc đắp gạc mỏng giúp cuống rốn mau khô và dể rụng

- Dọn dẹp dụng cụ và rửa tay

Chăm sóc rốn mỗi ngày từ 1 - 2 lần hoặc ngay sau khi rốn bị nhiễm bẩn, quấn tã nên để hở phần rốn

- Sau 48 giờ nếu rốn khô nên tháo bỏ kẹp rốn

- Để rốn hở giúp cuống rốn mau khô và dễ rụng

- Tiếp tục chăm sóc sau khi rốn đã rụng đến khi chân rốn khô không còn dịch tiết.

Trường hợp rốn lâu rụng (Sau 6 - 10 ngày sau sinh) nguyên nhân thường gặp là:

- Nhiễm trùng rốn: nên chăm sóc rốn nhiều lần trong ngày

- Tồn tại mô hạt rốn (chồi rốn): chấm Nitrat bạc mỗi ngày hoặc đốt điện nếu chồi rốn to

Theo bạn mô tả: Bạn mới sinh bé nhưng không hiểu sau dây rốn của bé lúc nào cũng bị ướt chứ không khô thì dữ kiện bạn đưa ra chưa đủ tôi chưa biết con của bạn được mấy ngày tuổi ? rốn đã rụng chưa ? nên tôi chỉ có thể hướng dẫn bạn chăm sóc  rốn nói chung cho trẻ sơ sinh ( < 1 tháng tuổi ) như trên. Bình thường dây rốn tự rụng trong một tuần hoặc tạo biểu mô trong 15 ngày. Nhiễm trùng có thể gây ra trong thời gian này đặc biệt  trong trường hợp vô trùng không đươc đảm bảo vi trùng thường gặp nhất là Stappylococus aureus, Escheria colli và vi trùng gram âm khác. Biến chứng của nhiễm trùng gồm: nhiễm trùng huyết và viêm tĩnh mạch huyết khối của tĩnh mạch gan, mà tình trạng này có thể dẩn tới tăng áp tĩnh mạch cữa và dẫn tĩnh mạch thực quản sau đó. Chăm sóc chân rốn đúng cách làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Do đó tốt nhất chị nên đem bé đến khám bệnh ở bệnh viện có chuyên khoa nhi, khoa sơ sinh để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán và điều trị thích hợp .

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!

BS. PHẠM THỊ MỸ DUNG

Chuyên Khoa Nhi - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Rốn là nơi chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua bào thai giúp thai nhi phát triển. Sau sinh, dây rốn bị cắt còn lại cuống rốn, cuống rốn sẽ rụng sau 7-10 ngày sau sinh, nó là phần “thịt chết” và dễ nhiễm trùng nếu không vệ sinh đúng cách.

1. Chăm sóc rốn ngay sau sinh

Ngay sau sinh, sau khi rốn ngừng đập, nhân viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ kẹp và kéo vô khuẩn để kẹp cắt rốn bé.
Hằng ngày, sau khi tắm bé bằng nước ấm và xà phòng dành riêng cho bé, nhẹ nhàng lau khô cuống rốn bằng khăn hoặc gạc mềm, sạch. Sau đó, để thông thoáng cho tới khi rốn rụng.

Trong trường hợp rốn bẩn do dính phân hoặc nước tiểu, có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào rốn nhẹ nhàng vệ sinh sạch bằng vải mềm hoặc gạc. 

Nên: 

- Vệ sinh rốn ngày 1 lần sau khi tắm bé. - Vệ sinh ngay nếu rốn bé dính nước tiểu hoặc nhiễm bẩn. - Trong trường hợp dùng nước muối sinh lý vệ sinh rốn bé, nên dùng các chai nước muối (dùng để nhỏ mắt) vệ sinh rốn bé, vừa tiện, vừa đảm bảo vô khuẩn. Dùng vải sạch lau rốn. - Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm sóc rốn trẻ - Để cuống rốn tự do, che rốn bằng quần áo trẻ - Mặc áo cài nút bên khi rốn chưa rụng. Áo cài nút giữa dễ làm trầy xướt cuống rốn do mép áo, gây chảy máu rốn, nhất là khi cuống rốn còn tươi.

- Gấp mép tả xuống phía dưới rốn, điều này tránh chà sát vào rốn gây đau và chảy máu, giúp rốn nhanh rụng, tránh thấp ngược nước tiểu bé lên cuống rốn.

Bao lâu thì tháo kẹp rốn cho trẻ sơ sinh

Không nên:

- Không đắp bất kỳ thứ gì lên chân rốn, không băng rốn.  - Không dùng cồn hoặc cồn iod để vệ sinh rốn bé khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

- Tránh đụng vào cuống rốn trẻ khi không cần thiết.

Trong trường hợp quầng rốn đỏ hoặc chảy mủ, cho trẻ đi khám ngay.

- Cách vệ sinh khi rốn bị nhiễm khuẩn khi có chỉ định chăm sóc rốn ở nhà:  + Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng;   + Nhẹ nhàng rửa sạch mủ và vẩy bằng nước sôi để nguội và xà phòng;  + Lau khô rốn bằng vải sạch;   + Rửa tay bạn thật sạch sau khi chăm rốn bé nhé.  + Vệ sinh rốn 3 lần một ngày.

Nếu mủ hoặc chỗ bị đỏ nặng hơn, hoặc không tiến triển trong vòng 2 ngày, khẩn trương đến bệnh viện ngay lập tức.

2. Chăm sóc rốn sau khi rụng rốn

Khi rốn rụng một số bé có tình trạng chân rốn rỉ ít máu, dịch, có thể hôi thoang thoảng. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng chất tiết còn dư sau khi rốn rụng, sau đó dùng vải sach mềm lau khô. Theo dõi rốn còn tiếp tục rỉ dịch hoặc chảy máu không nhé.

Hằng ngày, bạn tắm bé bằng nước ấm và xà phòng dành riêng cho bé bình thường nhé. Sau đó, dùng khăn sạch hoặc gạc y tế nhẹ nhàng lau khô, sạch rốn nhé.

3. Một số dấu hiệu ở rốn bạn cần đưa bé đi khám ngay

** Khi rốn chưa rụng:

- Cuống rốn hôi, rỉ dịch, chảy máu - Chân rốn nề đỏ

- Bé quấy khóc, bú kém, sốt, lừ đừ.

** Sau khi rụng rốn:

- Chảy máu rốn:  •    Rốn vẫn chảy máu sau 10 phút dù đã đè ép với gạc. •    Lượng máu chảy nhiều. •    Chảy máu vẫn còn xảy ra tiếp tục thêm 3 lần. •    Bạn có bất kì lo lắng nào khác về sức khỏe của trẻ - Chân rốn tiếp tục rỉ dịch sau khi đã vệ sinh bằng nước muối, hoặc dò mủ hoặc hôi.

- Có nụ hạt rốn (chồi rốn) rỉ dịch sau khi rụng.

 Một số hình ảnh các bé bị nhiễm khuẩn rốn nặng vào điều trị tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Bao lâu thì tháo kẹp rốn cho trẻ sơ sinh


                            Khoa Nhi

BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng