Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Trong hoạt động đấu thầu, việc bảo đảm dự thầu là một trong những vấn đề được chú trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số quy định của pháp luật về bảo đảm dự thầu.

Áp dụng bảo đảm dự thầu

Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật đấu thầu 2013 dưới đây:

– Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

– Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Xem thêm: Chỉ định thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013

Giá trị bảo đảm dự thầu

Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật đấu thầu 2013 như sau:

– Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

Hoàn trả bảo đảm dự thầu

Theo quy định của Luật đấu thầu 2013, bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt.

Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên, bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

– Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu;

– Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định;

– Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

– Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

– Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu

Các hành vi bị cấm trong đấu thầu được quy định như thế nào?

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về bảo đảm dự thầu” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Hiện nay, chào hàng cạnh tranh là một trong những hình thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến hiện nay. Chính vì vậy, để hình thức đấu thầu này được diễn ra suôn sẻ, cần phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong chào hàng cạnh tranh. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng thông tin về bảo đảm dự thầu trong chào hàng cạnh tranh.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Bảo đảm dự thầu trong chào hàng cạnh tranh (Cập nhật 2021)

Chào hàng cạnh tranh là một trong các hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện hợp đồng, bên cạnh đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện…

Theo Điều 23 Luật Đấu thầu, Điều 57 Nghị định 63/2014, chào hàng cạnh tranh được thực hiện theo một trong hai quy trình: Thông thường hoặc rút gọn tùy thuộc vào giá trị của gói thầu. Cụ thể:

– Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

– Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với:

+ Gói thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng và thuộc một trong các trường hợp: Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

+ Gói thầu có giá trị không quá 01 tỷ đổng và thuộc một trong hai trường hợp: Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

+ Gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng. Đồng thời để tiến hành chào hàng cạnh tranh, các gói thầu phải đáp ứng đủ điều kiện sau: Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; Có dự toán được phê duyệt theo quy định; Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

– Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

– Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

Bảo đảm dự thầu trong chào hàng cạnh tranh là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Bảo đảm dự thầu về bản chất là một biện pháp bảo đảm trách nhiệm tham gia dự thầu của Bên bảo đảm (nhà thầu, nhà đầu tư) cho Bên nhận bảo đảm(Bên mời thầu) trong suốt quá trình tham gia đấu thầu bằng 3 hình thức đó là đặt cọc, ký quỹ và nộp thư bảo lãnh.

Giá trị bảo đảm dự thầu trong chào hàng cạnh tranh được quy định như sau:

– Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

Nói tóm lại, bảo đảm dự thầu trong chào hàng cạnh tranh là một thủ tục cần thiết trong hoạt động đấu thầu. Nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải thực hiện bảo đảm dự thầu trong chào hàng cạnh tranh với chủ thầu. Qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng thông tin về bảo đảm dự thầu trong chào hàng cạnh tranh. Mong quý khách hàng đón đọc.

Bảo lãnh dự thầu là gì? Các biện pháp bảo lãnh dự thầu theo Luật đấu thầu? Các biện pháp bảo lãnh dự thầu. Phạm vi của bảo đảm dự thầu. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Thực trạng áp dụng pháp luật việc áp dụng bảo lãnh dự thầu.

Bảo đảm dự thầu (BĐDT) là một yếu tố quan trọng quyết định tính hợp lệ của cả thông báo mời thầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Vậy bảo lãnh dự thầu là gì? Có những loại bảo lãnh dự thầu nào?

1. Bảo lãnh dự thầu là gì?

Bảo đảm dự thầu trong đấu thầu là một trong những quy định không thể thiếu mà cả Bên mời thầu và Bên dự thầu đều phải tuân thủ trong đấu thầu nói chung. Bên dự thầu phải có bảo đảm dự thầu để bảo đảm trách nhiệm tham gia đấu thầu của mình trong suốt quá trình đấu thầu. Bên mời thầu cần phải tuân thủ các quy định về bảo đảm dự thầu đề hồ sơ mời thầu của mình là hợp lệ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện pháp luật về bảo đảm dự thầu trong đấu thầu đã cho thấy một số điểm bất cập cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật.

Vì vậy, để có đủ cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hằng hóa, tác giả đã sử dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong phạm vi mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia quan hệ bảo đảm dự thầu trong đấu thầu theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, từ đó có cơ sở khoa học đề đưa một số kiến nghị.

Bảo lãnh (bảo đảm) dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Bảo lãnh dự thầu – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Tender Guarantee hoặc Bid Bond.

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với bên mời thầu để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng phải nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì ngân hàng sẽ thực hiện nộp phạt thay.

Thông thường, đấu thầu được sử dụng để tìm nguồn cung cấp tối ưu nhất. Các bên tham gia đấu thầu bao gồm: Chủ thầu hay người mời thầu (người mua) là người thụ hưởng bảo lãnh; Người dự thầu (người bán, cung ứng) là người xin bảo lãnh.

2. Các biện pháp bảo lãnh dự thầu:

Theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 thì các biện pháp bảo lãnh dự thầu được liệt kê gồm có biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Theo hướng dẫn tại Khoản 1, Mục 9 Chương I Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo một trong các hình thức: Đặt cọc hoặc thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành.

Trường hợp sử dụng thư bảo lãnh thì phải áp dụng theo Mẫu thư bảo lãnh dành cho nhà thầu độc lập hoặc Mẫu thư bảo lãnh dành cho nhà thầu liên danh theo quy định tại hồ sơ yêu cầu này hoặc một Mẫu thư bảo lãnh khác nhưng phải bao gồm đầy đủ nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu.

Theo đó, hình thức đặt cọc được hiểu là việc thực hiện bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt hoặc bằng séc (bảo chi).

BĐDT được thực hiện bằng 3 hình thức đó là đặt cọc, ký quỹ và bảo lãnh. Xét về tính chất của loại BĐDT trong đấu thầu mua sắm hàng hóa thì có thể phân thành ĐBDT được thực hiện bằng tài sản (đặt cọc, ký quỹ) và BĐDT được thực hiện bằng hành vi (bảo lãnh). Với biện pháp BĐDT được thực hiện bằng tài sản thì buộc bên dự thầu phải có một tài sản nào đó nhất định để đưa ra cam kết, như: tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Đối với BĐDT được thực hiện bằng hành vi (bảo lãnh), thì bên dự thầu không cần có tài sản mà việc bảo đảm này sẽ được được xác lập dựa trên cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba đó là bên bảo lãnh.

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, tài sản đặt cọc có thể là một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác, nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu và bảo đảm phù hợp với xu thế “thanh toán không tiền mặt”, trong Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đã hướng dẫn nhà thầu nộp BĐDT theo hình thức đặt cọc bằng séc, không yêu cầu nhà thầu nộp bằng tiền mặt.

3. Phạm vi của bảo đảm dự thầu:

Phạm vi của bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa được Luật Đấu thầu 2013 quy định tại Khoản 1 Điều 1. Theo đó, đảm bảo dự thầu sẽ được áp dụng cho hình thức đầu thầu là: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh. Đầu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đều là những hình thức đấu thầu có quy mô lớn và có thể là các gói thầu cầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu, vậy nên việc yêu cầu Bên dự thầu phải nộp bảo đảm dự thầu là điều cần thiết. Còn chào hàng cạnh tranh là hình thức đấu thầu mà bắt đầu từ Luật Đấu thầu 2013 mới có yêu cầu về bảo đảm dự thầu.

Hình thức chào hàng cạnh tranh do hàng hóa cung cấp là thông dụng, sẵn có trên thị trường, gói thầu có giá trị không lớn, hàng hóa thông dụng thì giá cả thường ít chênh nhau nên sự rủi ro trong việc cung cấp hàng hóa và thiệt hại xảy ra thường không lớn. Tuy nhiên, dù là giá trị nhỏ những hiện tượng bên dự thầu thiếu trách nhiệm trong việc tham gia dự thầu như bỏ thầu, trúng thầu nhưng lại không tham giá… vẫn gây tổn thất cho bên mời thầu. Chính vì vậy, khi Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành mới quy định về phạm vi của chào hành cạnh tranh được mở rộng thì cũng yêu cầu cần phải có sự bảo đảm của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đấu thầu bằng bảo đảm dự thầu.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu:

  • Được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
  • Hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

Hiệu lực của bảo đảm dự thầu chính là khoảng thời gian mà nghĩa vụ tham gia thầu của bên dự thầu được đảm bảo đối với Bên mời thầu. Mặt khác, bảo đảm dự thầu có hiệu lực thì hồ sơ dự thầu (HSDT) hay hồ sơ đề xuất đề tính (HSĐX) cũng không có hiệu lực nên pháp luật không quy định cụ thể thời gian có hiệu lực của BĐDT mà căn cứ dựa trên thời gian có hiệu lực của HSDT, HSĐX với công thức tính là thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của HSHT và HSĐX cộng thêm 30 ngày và tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Hiệu lực của HSHT, HSĐX được gia hạn thì bảo đảm dự thầu cũng phải được gia hạn. Khoản 5 Điều 11 Luật Đấu thầu quy định “Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu”.

Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp.

Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại. Bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày. Kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

Đối với lựa chọn nhà thầu:

  • Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu.
  • Hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu. Căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể.

Đối với lựa chọn nhà đầu tư:

  • Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu.
  • Hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư. Căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

5. Thực trạng áp dụng pháp luật việc áp dụng bảo lãnh dự thầu:

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như hiện nay thì việc bắt kịp xu thế là vô cùng quan trọng, bởi lẽ đó pháp luật về đấu thầu cũng đã bắt kịp xu hướng và cùng với đó là việc thực hiện đấu thầu qua mạng đã rất phát triển và dần dần thay thế đấu thầu trực tiếp.

Theo thống kê của Trung tâm đấu thầu qua mạng Quốc gia, năm 2017, số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2016, đạt 8.200 gói với tổng giá trị khoảng 9.000 tỷ đồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2018, đã có 8.900 gói thầu được thực hiện qua mạng, vượt số lượng gói thầu điện tử trong cả năm 2017, trong đó có gói thầu trị giá lên tới 194 tỉ đồng.

Như đã đề cập ở trên về điều kiện hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư việc đấu thầu qua mạng chỉ được thuận lợi thì các bên trước hết Bên dự thầu phải đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đây là điều kiện bắt buộc chung. Tuy nhiên, khi đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Bên dự thầu gặp phải một số rắc rối, như: hệ thống hạ tầng công nghệ chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực triển khai và nhận thức của doanh nghiệp về đấu thầu qua mạng còn hạn chế.

Ngoài những hạn chế trên, mặt bằng chung năng lực của cá nhân tham gia lựa chọn nhà thầu trong cả nước còn yếu. Nhiều đơn vị còn cần đến sự hỗ trợ của những Bên tư vấn lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu… Việc này không những dẫn đến việc tốn kém vì phải thuê các chuyên gia, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự công khai, minh bạch trong đấu thầu.

Năng lực của những cá nhân tham gia lựa chọn nhà thầu ở các đơn vị chưa đồng đều. Thông thường, các cá nhân được phân công thực hiện công tác đấu của Bên mời thầu mà có năng lực thường tập trung ở những đơn vị thường xuyên thực hiện các gói thầu mua sắm hàng hóa, các gói thầu cần tiêu chuẩn kỹ thuật cao, ngược lại các tỉnh, huyện vùng sâu, vùng xa hay những đơn vị không thường xuyên thực hiện mua sắm hàng hóa thì năng lực của các cán bộ này còn hạn chế.

Kết luận: Bảo lãnh dự thầu là cam kết của bên bảo lãnh với bên mời thầu nhằm mục địch bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên được bảo lãnh. Việc quy định về các trường hợp bảo lãnh dự thầu giúp cho chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu dễ lắm bắt và áp dụng linh hoạt hơn.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Gói thầu hỗn hợp là gì? Gói thầu hỗn hợp có tên trong tiếng Anh là gì? Quy trình đấu thầu gói thầu hỗn hợp?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Đấu thầu khối lượng là gì? Đấu thầu khối lượng trong tiếng Anh là gì? Tìm hiểu về những đặc điểm chung của hoạt động đấu thầu? Các đặc trưng của đấu thầu khối lượng?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Đấu thầu lãi suất là gì? Đấu thầu lãi suất trong tiếng Anh là gì? Đặc trưng đấu thầu lãi suất? Tìm hiểu về đấu thầu?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Bảo lãnh tạm ứng là gì? Bảo lãnh tạm ứng trong tiếng Anh là gì? Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng? Quy định về bảo lãnh tạm ứng?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Cạnh tranh rộng rãi có sơ tuyển trong đấu thầu là gì? Ưu điểm và hạn chế?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Đề xuất tài chính trong đấu thầu là gì? Đàm phán đề xuất tài chính? Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại? Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Đấu thầu quốc tế là gì? Ưu, nhược điểm của hình thức giao dịch

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Đấu thầu cạnh tranh là gì? Thực trạng đấu thầu cạnh tranh?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là gì? Ưu điểm và hạn chế?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là gì? Ưu điểm và hạn chế

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Chương trình quốc gia là gì? Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới? Một số giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Thuê và sử dụng lao động dưới 18 tuổi có vi phạm pháp luật không? Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên và những điều cấm của pháp luật.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Không đi bầu cử bị xử phạt không? Quy định về hoạt động bầu cử đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Hàng lậu là hàng gì? Hàng lậu tiếng Anh là gì? Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu? Giải pháp để đấu tranh chống hàng lậu?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản/ Xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Giai đoạn tố tụng (Litigation phase) là gì? Tiếng anh pháp lý? Các giai đoạn tiến hành tố tụng?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Bắc Mê? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê mới nhất.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Ủy ban nhân dân huyện Quản Bạ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Quản Bạ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Quản Bạ mới nhất.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Yên Minh? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh mới nhất.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Biển xe quân đội màu gì? Biển xe quân đội có tên trong tiếng Anh? Ý nghĩa ký hiệu biển số xe quân sự?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Mèo Vạc? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạcmới nhất.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đồng Văn? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn mới nhất.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở là gì? Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở được dùng làm gì? Mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở mới nhất? Hưỡng dân lập đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở? Trình tự, thủ tục tiếp nhận, xem xét đơn và xét công nhận sáng kiến cơ sở?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Biểu đồ là gì? Biểu đồ có tên trong tiếng Anh là gì? Các loại biểu đồ? Mục đích của sử dụng biểu đồ?

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Krông Pa? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa mới nhất.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Phú Thiện? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện mới nhất.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Ủy ban nhân dân huyện Ia Paở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Ia Pa? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Ia Pa mới nhất.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Ủy ban nhân dân huyện Kông Chro ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Kông Chro? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Kông Chro mới nhất.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Chư Sê? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê mới nhất.

Bảo đảm dự thầu mua sắm hàng hóa

Khái quát về tài khoản ngân hàng? Thủ tục đăng ký mở tài khoản ngân hàng cá nhân? Thủ tục đăng ký mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp?