Bảng tác dụng chất của hóa hữu cơ 11 năm 2024

1. Hidrocacbon là loại hợp chất hữu cơ đơn giản nhất, trong thành phần phân tử chỉ chứa hai nguyên tố là cacbon và hidro.

- Hidrocacbon mạch hở:

+ Hidrocacbon no: Ankan

+ Hidrocacbon không no có một nối đôi: Anken

+ Hidrocacbon không no có hai nối đôi: Ankadien

- Hidrocacbon mạch vòng:

+ Hidrocacbon no: xicloankan

+ Hidrocacbon mạch vòng: Aren

2. Dẫn xuất của hidrocacbon là những hợp chất mà trong phân tử ngoài C, H ra còn có một số hay nhiều nguyên tố khác như O, N, S, halogen...

- Dẫn xuất halogen: R – X ( R là gốc hidrocacbon)

- Hợp chất chứa nhóm chức:

- OH - : ancol; - O - : ete; - COOH: axit......

III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

- Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa C, hay có H thường gặp O ngoài ra còn có halogen, N, P...

- Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

- Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, dễ cháy, kém bền nhiệt.

- Các phản ứng trong hoá học hữu cơ thường chậm, không hoàn toàn, xảy ra theo nhiều hướng thường phải đun nóng và có xúc tác.

IV. SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ

Để xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ người ta phải xác định :

- Thành phần định tính nguyên tố.

- Thành phần định lượng nguyên tố.

- Xác định khối lượng phân tử.

1. Phân tích định tính nguyên tố.

- Phân tích định tính nguyên tố để xác định thành phần các nguyên tố hóa học chứa trong một chất.

- Muốn xác định thành phần các nguyên tố , người ta chuyển các nguyên tồ trong hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi nhận ra các sản phẩm đó.

2. Phân tích định lượng các nguyên tố:

- Phân tích định lượng các nguyên tố xác định khối lượng của mỗi nguyên tố hóa học chứa trong hợp chất hữu cơ.

- Muốn định lượng nguyên tố, người ta chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản, định lượng chúng, từ đó suy ra khối lượng từng nguyên tố có trong một chất.

Hóa hữu cơ 11 là một trong những kiến thức quan trọng trong chương trình Hóa học lớp 11 và thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia hàng năm. Để đạt điểm cao trong phần này đòi hỏi các em học sinh phải nắm vững lý thuyết và công thức hóa hữu cơ. Trong bài viết dưới đây BTEC FPT đã tổng hợp lại lý thuyết trọng tâm và kinh nghiệm học hóa hữu cơ 11 cho các bạn học sinh tham khảo.

Bảng tác dụng chất của hóa hữu cơ 11 năm 2024
Hóa hữu cơ 11

1. Khái niệm

  • Hợp chất hữu cơ là một lớp lớn các hợp chất hóa học có chứa nguyên tố cacbon. Chúng có thể được tìm thấy trong tự nhiên, trong các sinh vật sống, và cũng có thể được tổng hợp nhân tạo.
  • Hóa hữu cơ hay hóa học hữu cơ là một ngành hóa học nghiên cứu về cấu trúc, tính chất, thành phần và phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ. Hợp chất hữu cơ là các hợp chất chứa cacbon, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ như CO2, CO, H2CO3, muối cacbonat, muối xianua.

2. Phân loại

Hợp chất hữu cơ sẽ được chia thành hidrcacbon và dẫn xuất các hidrcacbon.

  • Hidrcacbon là loại hợp chất hữu cơ đơn giản nhất, trong thành phần phân tử chỉ chứa hai nguyên tố là cacbon và hidro.
  • Dẫn xuất của hidrocacbon là những hợp chất mà trong phân tử ngoài C, H ra còn có một số hay nhiều nguyên tố khác như O, N, S, halogen…

👉 Xem thêm: Đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất 👉 Xem thêm: Bộ 30 đề thi thử thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất 👉 Xem thêm: Cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa chính xác 👉 Xem thêm: Tài liệu ôn thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất

3. Đặc điểm chung

  • Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa C, hay có H thường gặp O ngoài ra còn có halogen, N, P...
  • Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
  • Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, dễ cháy, kém bền nhiệt.
  • Các phản ứng trong hoá học hữu cơ thường chậm, không hoàn toàn, xảy ra theo nhiều hướng thường phải đun nóng và có xúc tác.

4. Phân tích định tính các nguyên tố

  • Phân tích định tính nguyên tố để xác định thành phần các nguyên tố hóa học chứa trong một chất.
  • Muốn xác định thành phần các nguyên tố , người ta chuyển các nguyên tồ trong hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi nhận ra các sản phẩm đó.
  1. Xác định cacbon và hidro

C→CO2→CaCO3

  • Nhận Hidro đốt cháy hợp chất hữu cơ: 2H→H2O→CuSO4.5H2O (màu xanh lam)
  • Hoặc có thể dùng chất hút nước mạnh như : H2SO4 đđ, CaCl2 khan, P2O5.
  1. Xác định nitơ và oxi
  • Nhận N: Đốt cháy hợp chất hữu cơ, nếu có mùi khét thì hợp chất đó có nitơ. Hoặc đun hợp chất hữu cơ với H2SO4 đặc (NaOH đặc) có mùi khai NH3 thì hợp chất đó có chứa nitơ.
  • Nhận O: Khó phân tích định tính trực tiếp, thường xác định nhờ định lượng: mO = mhợp chất – tổng khối lượng các nguyên tố
  1. Xác định halogen

Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ chứa clo bị phân hủy, clo tách ra dưới dạng HCl, ta dùng dung dịch AgNO3: HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

5. Phân tích định lượng các nguyên tố

  • Phân tích định lượng các nguyên tố xác định khối lượng của mỗi nguyên tố hóa học chứa trong hợp chất hữu cơ.
  • Muốn định lượng nguyên tố, người ta chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản, định lượng chúng, từ đó suy ra khối lượng từng nguyên tố có trong một chất.
  1. Định lượng cacbon và hidro.

VD: Đốt cháy chất hữu cơ A thu được CO2 và H2O và N2

  • mC (A) = mC(CO2) = nCO2.12
  • mH(A) = mH(H2O) = nH2O.2
  1. Định lượng nitơ: mN(A) = nN2.28
  1. Định lượng oxi: mO = m(A) – (mC + mH + mN).

Chú ý:

  • Dùng H2SO4 đặc, P2O5, CaCl2 khan hấp thụ H2O.
  • Dùng NaOH, KOH, Ca(OH)2 hấp thụ CO2, độ tăng khối lượng của bình hay khối lượng kết tủa CaCO3 giúp ta tính được CO2
  • Chỉ dùng CaO, Ca(OH)2, NaOH hấp thụ sản phẩm gồm CO2 và H2O thì khối lượng bình tăng chính là tổng khối lượng CO2 và H2O.

6. Xác định thành phần nguyên tố

Xác định các thành phần nguyên tố bằng công thức sau:

  • %C = mCmA.100
  • %H = mHmA.100
  • %N = mNmA.100

Bảng tác dụng chất của hóa hữu cơ 11 năm 2024

Sơ đồ tư duy học hóa hữu cơ 11

Sơ đồ tư duy là một trong những công cụ hiệu quả giúp các bạn học sinh học tập tốt không chỉ đối với môn hóa học mà còn có thể áp dụng trong tất cả các môn học khác như toán, văn, ngoại ngữ,... Phương pháp này không chỉ giúp các bạn học tập một cách hệ thống, logic mà còn giúp tăng khả năng sáng tạo và tư duy, đặc biệt là tiết kiệm rất nhiều thời gian ôn bài.

Các bạn học sinh có thể tham khảo sơ đồ tư duy hóa hữu cơ dưới đây để tự hệ thống lại kiến thức nhé!

Bảng tác dụng chất của hóa hữu cơ 11 năm 2024
Sơ đồ tư duy hóa học hữu cơ 11

Kinh nghiệm học hóa hữu cơ 11

Trước hết, các bạn học sinh cần nắm chắc lý thuyết Hóa hữu cơ 11 bao gồm khái niệm, phân loại, đặc điểm, phân tích định tính, định lượng các nguyên tố để có thể áp dụng vào giải bài tập. Để ghi nhớ kiến thức nhanh chóng, hiệu quả các bạn học sinh nên tự xây dựng cho mình sơ đồ tư duy cá nhân cho mỗi bài học.

Các bạn học sinh nên làm nhiều dạng bài tập khác nhau, bao gồm cả bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận có mức độ từ dễ đến khó. Việc luyện tập thường xuyên giúp các bạn làm quen với các dạng câu hỏi và phương pháp giải, từ đó nâng cao kỹ năng và điểm số.

Các bạn học sinh nên chú ý chọn những nguồn tài liệu tham khảo uy tín, bám sát đề thi THPT Quốc Gia. Có rất nhiều nguồn tài liệu uy tín các bạn có thể tham khảo để luyện giải bài tập như sách giáo khoa, sách bài tập và các loại sách tham khảo được xuất bản bởi Bộ giáo dục và đào tạo, Đại học Quốc Gia Hà Nội,…

Bài tập hóa hữu cơ 11

👉 Xem thêm: 100 bài tập hóa hữu cơ 11 mới nhất

Bảng tác dụng chất của hóa hữu cơ 11 năm 2024
Kinh nghiệm học hóa hữu cơ 11

Hy vọng với những kinh nghiệm mà chúng mình đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn học sinh có quá trình học tập và ôn thi hiệu quả. BTEC FPT chúc bạn thành công trên con đường học tập.