Bản vẽ triển khai thi công đơn vị nào vẽ năm 2024

Khi tiến hành triển khai thi công xây dựng, các kỹ sư rất cần bản vẽ shop drawing bởi nó mô tả các chi tiết kiến trúc và kết cấu công trình. Vậy bản vẽ shop drawing là gì? Nó có vai trò gì trong thi công trình? Quy trình thiết kế bản vẽ shop drawing thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết này, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Bản vẽ triển khai thi công đơn vị nào vẽ năm 2024

Bản vẽ shop drawing là gì?

Nhìn chung, các bản vẽ thiết kế xây dựng ban đầu chỉ đưa ra những thiết kế tổng quan và không đủ chi tiết để thi công ngoài công trường. Muốn tiến hành thi công, các kỹ sư xây dựng rất cần đến bản vẽ chi tiết. Và bản vẽ đó được gọi là bản vẽ shop drawing.

“Bản vẽ shop drawing là bản vẽ chi tiết nhất để các kỹ sư triển khai việc thi công ngoài công trường xây dựng.”

Dựa vào bản vẽ kỹ thuật cùng Spec (mô tả chi tiết thông số kỹ thuật) của dự án mà chủ đầu tư cung cấp thì bên nhà thầu sẽ tiến hành triển khai bản vẽ shop drawing cho hạng mục thi công. Sau đó sẽ trình lên chủ đầu tư để phê duyệt.

Hiện có rất nhiều loại bản vẽ shop drawing trong quá trình thi công các công trình xây dựng. Đó là:

– Bản vẽ shop drawing ở hạng mục đào đất;

– Bản vẽ shop drawing thép;

– Bản vẽ shop drawing lát gạch;

– Bản vẽ shop drawing trần vách thạch cao;

– Bản vẽ shop drawing cho hạng điện chiếu sáng trong nhà…

Tầm quan trọng của bản vẽ shop drawing

Bản vẽ shop drawing là yếu tố quan trọng của quá trình thi công công trình. Lý do là các bản vẽ thiết kế xây dựng cơ bản đều không thể hiện được hết những thông tin cần thiết.

Để tổng hợp thông tin về kết cấu và chi tiết công trình thì các kỹ sư xây dựng phải tham khảo từ nhiều bản vẽ khác nhau. Trong đó, bản vẽ shop drawing được triển khai từ bản vẽ cơ sở và bản vẽ mời thầu.

Vậy nên shop drawing là bản vẽ đầy đủ và chi tiết nhất để có thể các đơn vị xây dựng có thể tiến hành thi công, kiểm tra, nghiệm thu và triển khai dự án thành công.

Chi tiết quy trình thiết kế bản vẽ shop drawing

Khái niệm về bản vẽ shop drawing là gì và vai trò của nó như thế nào đã được giới thiệu rõ ở trên. Tiếp đến, mời bạn đọc cùng tìm hiểu tiếp quy trình thiết kế bản vẽ shop drawing nhé.

Trao đổi ý tưởng về dự án với kỹ sư thiết kế

Khi có ý tưởng về công trình, chủ đầu tư cần phải làm việc trực tiếp với kiến trúc sư để bày tỏ mong muốn của mình. Bởi những kiến trúc sư là người được đào tạo chuyên môn, có bài bản nên sẽ có thể phân tích và đưa ra những tư vấn thiết kế phù hợp nhất.

Nội dung mà kiến trúc sư chia sẻ trong quá trình làm việc gồm:

– Giới thiệu khái quát về dự án, công trình, thời gian thi công và chi phí tối đa bao nhiêu.

– Tư vấn thêm về một số yếu tố khác có liên quan tới công trình sắp thi công.

– Trao đổi với chủ đầu tư để thống nhất ý kiến nhằm tránh những bất đồng trong quá trình làm việc về sau.

Khảo sát hiện trạng của công trình

Sau khi tiếp nhận thiết kế của nhà đầu tư, các kiến trúc sư sẽ tiến hành:

– Khảo sát, kiểm tra tình dạng, kích thước của khu đất. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát nếu khu đất phức tạp và khó đo đạc thì cần báo với chủ dự án thuê đơn vị đo đạc chuyên nghiệp để đo và lập bản đồ hiện trạng.

– Khảo sát các công trình xung quanh như khu đất, các tuyến đường, lối vào…

Lên phương án thiết kế sơ bộ

Quy trình thiết kế phương án sơ bộ dự án là sự lặp đi lặp lại các bước sau: phương án thiết kế của nhà thiết kế > trình bày cho chủ công trình> ý kiến ​​​​và đánh giá của chủ công trình > nhà thiết kế giải thích và phê duyệt > điều chỉnh thiết kế theo yêu cầu của chủ công trình > trình bày cho chủ công trình.

Công việc thiết kế công trình xây dựng nhà được chia làm hai phần gồm: thiết kế kiến ​​trúc và thiết kế nội thất.

Đầu tiên là thực hiện thiết kế phương án kiến ​​trúc sơ bộ, sau đó mới đồng thời thiết kế chi tiết của nhà và thiết kế sơ đồ nội thất. Bước thứ 2 này để cập nhật các thông số chính xác vào thiết kế nội thất sơ bộ.

Hồ sơ thiết kế phương án sơ bộ sẽ gồm sơ đồ và các bản vẽ phối cảnh hoặc còn có thể là các mặt cắt bổ sung nếu là công trình phức tạp.

Hồ sơ thiết kế xây dựng để xin cấp phép

Sau khi đã lập thiết kế sơ bộ thì nhà thiết kế sẽ lập hồ sơ thiết kế để nộp cơ quan quản lý xin phép xây dựng. Vì giấy phép xây dựng cùng với các tài liệu khác có liên quan đến quyền sở hữu. Sau khi chủ công trình đồng ý với kế hoạch kiến ​​trúc sơ bộ, thì nhà thiết kế có thể bắt đầu triển khai hồ sơ.

Tùy thuộc vào quy mô và vị trí công trình mà hồ sơ xin cấp phép xây dựng nộp cho phòng quản lý xây dựng cấp huyện/quận hoặc tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Với điều kiện là các công ty thiết kế phải có đăng ký kinh doanh và tư cách pháp nhân và các cá nhân kiến ​​trúc sư, nhà thiết kế có chứng chỉ hành nghề. Bản sao công chứng của các tài liệu về công trình được nộp cùng với đơn đăng ký đến cơ quan cấp phép xây dựng.

Tiến hành thiết kế bản vẽ thi công

Nguyên tắc thiết kế bản vẽ thi công là công trình được thực hiện đảm bảo theo đúng thiết kế, dự toán kinh phí. Tài liệu thiết kế gồm các bản vẽ thi công và dự toán kinh phí của cả công trình.

Cụ thể các thành phần chính của một bản vẽ:

– Tất cả các kế hoạch thiết kế sàn.

– Toàn bộ bản vẽ các mặt đứng nhà, mặt cắt nhà và chi tiết kiến ​​trúc.

– Sơ đồ tính toán kết cấu khả năng chịu lực của công trình.

– Bản vẽ hệ thống kỹ thuật công trình.

– Bảng dự toán về chi phí của công trình.

Điều kiện để tạo bản vẽ shop drawing là gì?

Để có thể sử dụng được shop drawing các kỹ sư thiết kế cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau đây:

Sử dụng thành thạo phần mềm Autocad

Yêu cầu đầu tiên muốn trở thành kỹ sư thiết kế xây dựng bạn cần phải sử dụng thành thạo Autocad. Bởi vì Autocard sẽ giúp xử lý các bản vẽ phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn. Do vậy, phần mềm này rất quan trọng trong quá trình triển khai bản vẽ Shop Drawing giúp công việc thiết kế trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đã có kinh nghiệm làm thiết kế

Có rất nhiều kỹ sư giỏi hiện nay có trình độ lý thuyết giỏi nhưng thi công trực tiếp vào công trình thì lại không có. Vì vậy quá trình tiến hành vẽ thi công công trình cho dự án thực tế sẽ gặp lúng túng, độ chính xác sẽ không cao.

Những người vẽ shop drawing cần có kinh nghiệm, tham gia nhiều dự án thiết kế công trình. Lúc đó bản vẽ shop drawing sẽ được hoàn thành nhanh và có độ chính xác cao.

Cần tuân thủ đúng theo bản vẽ kỹ thuật

Yêu cầu quan trọng với các kỹ sư vẽ shop drawing đó là cần tuân thủ đúng như bản vẽ kỹ thuật. Mục đích là để những người đọc bản vẽ shop drawing có thể hiểu và những thông tin về khối lượng, kích thước vật tư không bị sai lệch.

Bám sát vào bản vẽ cơ sở

Khi tạo bản vẽ shop drawing, người thiết kế cần phải bám sát theo bản vẽ cơ sở. Điều này giúp đảm bảo rằng trong quá trình vẽ sẽ không bị bỏ sót bất cứ một hạng mục nào.

Có kỹ năng thực hiện, trình bày bản vẽ chuyên nghiệp

Trình bày bản vẽ rõ ràng và chi tiết là điều kiện rất quan trọng cần có ở nhà thiết kế shop drawing. Vì mọi thông tin trong bản vẽ shop drawing như khối lượng, kích thước, số lượng vật tư cần dùng cho công trình chính xác từ đó tính chi phí mới đảm bảo đúng và đủ.

Những thông tin về khái niệm bản vẽ shop drawing là gì, vai trò và quy trình thực hiện bản vẽ này như thế nào đã được trình bày chi tiết ở trên. Hy vọng, các bạn có thêm những kiến thức cần thiết cho mình. Cần tham khảo thêm những bài viết về kinh nghiệm việc làm, mẫu CV, tìm việc… mời bạn truy cập ngay Careerlink.vn nhé.