Bản thân em đã thực hiện pháp luật như thế nào cho ví dụ

Mục lục bài viết

  • 1. Thực hiện pháp luật là gì ?
  • 2. Các hình thức thực hiện pháp luật
  • 2. Các hình thức thực hiện pháp luật

1. Thực hiện pháp luật là gì ?

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất đính nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Có bốn hình thức thực hiện pháp luật:

1) Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiểm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật. Vĩ dụ, không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu...;

2) Thỉ hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được. Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu;

3) Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình. Ví dự: công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật. Nét đặc biệt của hình thức thực hiện pháp luật này so với tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép còn ở hai hình thức trên, việc thực hiện mang tính bắt buộc;

4) Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lí những vấn để cụ thể thuộc trách nhiệm của mình (Xf. Áp dụng pháp luật).

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tự mình thực hiện những hành vi nhất định nhằm đạt một mục đích nào đó. Hành vi của chủ thể có thể là làm những việc pháp luật buộc phải làm, không làm những việc mà pháp luật cấm, làm những việc mà pháp luật cho phép... Hành vi thực tế của các chủ thể trong những trường hợp này đã làm cho các quy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế, nói cách khác, các chủ thể đã thực hiện pháp luật.

Dưới góc độ khoa học pháp lí, chỉ những xử sự phù hợp với những quy định của pháp luật, được tiến hành bởi những chủ thể có đủ khả năng nhận thức được yêu cầu của pháp luật, có khả năng tự mình xác lập, thực hiện hành vi do pháp luật quy định... thì mới được coi là biểu hiện thực tế của việc thực hiện pháp luật.

Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, cí mục đích của các chủ thể được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật.

Việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa to lớn trong đời sống. Bằng việc thực hiện pháp luật, các quy định của pháp luật từ trong các nguồn luật khác nhau đã đi vào đời sống, trở thành hành vi thực tế của các chủ thể. Nhờ đó, pháp luật phát huy vai trò của nó trên thực tế, làm cho đời sống xã hội ổn định, trật tự và có điều kiện phát triển mạnh mẽ, các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được bảo đảm, bảo vệ, đời sống xã hội được an toàn. Thông qua việc thực hiện pháp luật, những hạn chế khiếm khuyết (nếu có) của pháp luật sẽ được bộc lộ, nhờ đó, pháp luật có thể được hoàn thiện một cách kịp thời.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Hệ thống pháp luật rất đa dạng, bao gồm các loại quy phạm pháp luật cho phép, bắt buộc, ngăn cấm, bởi vậy, cách thức thực hiện chúng cũng khác nhau. Chủ thể thực hiện pháp luật cũng rất đa dạng, bao gồm các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Từ đó, khoa học pháp lí xác định có bốn hình thức thực hiện pháp luật đó là:

Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm.

Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hoạt động này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động. Chẳng hạn, sinh viên không trao đổi bài trong khi làm bài kiểm tra.

Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm.

Chủ thể pháp luật phải tiến hành các hoạt động bắt buộc là khi họ ở trong điều kiện mà pháp luật quy định thì phải làm những việc mà nhà nước yêu cầu, họ không thể viện lí do để từ chối. Sự đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ thể là phải tích cực tiến hành những hoạt động nhất định. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể thi hành pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động. Chẳng hạn, một người bơi lội giỏi đã thực hiện hành vi cứu giúp người gặp nạn, sắp bị chết đuối.

Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép

Đây là hình thức chủ thể pháp luật thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước tạo khả năng cho chủ thể pháp luật có thể được hưởng những quyền nào đó và họ đã căn cứ vào mong muốn, điều kiện của mình để thực hiện các quyền này. Chẳng hạn, một người làm di chúc để lại tài sản của mình cho những người thừa kế.

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền. Đây là hình thức các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí... cho các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể. Đây là hình thức thực hiện pháp luật rất quan trọng, phức tạp, vì vậy nó cần được nghiên cứu kĩ hơn ở phần sau.

Cần lưu ý là, trong thực tiễn, các thuật ngữ tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật... có thể được hiểu theo những nghĩa rộng hơn, nhiều khi chúng được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ thực hiện pháp luật. Chẳng hạn, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật”, trong trường hợp này cụm từ “tuân theo Hiến pháp và pháp luật” được hiểu tương đồng với “thực hiện Hiến pháp và pháp luật”. Tương tự, Quốc hội có Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 2015..., trong những trường hợp này, thuật ngữ “thi hành” được hiểu tương đồng với thuật ngữ “thực hiện”, nó được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “thực hiện”. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có điều khoản quy định về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên cần phải hiểu, điều luật này chính là sự quy định về việc thực hiện các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn đang thực hiện pháp luật chính là các hình thức như: tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. Vậy hiểu một cách cụ thể thực hiện pháp luật là gì?

Dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Từ việc hiểu Thực hiện pháp luật là gì có thể khái quát hai đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật đó là:

– Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật

– Thực hiện pháp luật được tiến hành bởi nhiều chủ thể với nhiều cách thức khác nhau.

Các hình thức thực hiện pháp luật

Như phần đầu cũng đã đề cập về thực hiện pháp luật là gì?, thực hiện pháp luật bao gồm 04 hình thức. Vậy cụ thể những hình thức được thể hiện như thế nào?

– Hình thức đầu tiên là tuân thủ pháp luật:

Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.

Ví dụ 1: Việc một người không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe chở quá số người quy định,… là người đó đã tuân thủ pháp luật

Ví dụ 2: Không vi phạm các quy định luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông,  không trộm cắp tài sản,….

– Hình thức thứ hai là thi hành pháp luật (hay còn gọi là chấp hành pháp luật):

Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ví dụ: Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ người thân khi họ già yếu… v.v

– Hình thức thứ ba là sử dụng pháp luật:

Tại hình thức này chủ thể có thể thực hiện quyền chủ thể của mình. Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình.

Ví dụ 1: Cán bộ Ủy ban nhân dân xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân.

Ví dụ 2: Công an phường xem xét thực hiện đăng ký thường trú cho công dân khi đủ điều kiện.

– Hình thức thực hiện pháp luật cuối cùng là áp dụng pháp luật:

Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật hoặc ban hành quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ: Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi vào đường ngược chiều hay không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ.

Ví dụ: Uỷ ban nhân dân ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp khai báo gian dối trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như khai báo y tế, vi phạm về quy định cách ly y tế.

Hình thức áp dụng pháp luật có một số đặc điểm đó là:

– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước

– Áp dụng pháp luật là hoạt động có thủ tục phức tạp và chặt chẽ được pháp luật quy định cụ thể (ví dụ như trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cũng được pháp luật quy định một cách chi tiết)

– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo

– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính cá biệt cho từng quan hệ xã hội nhất định.

Các giai đoạn thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật gồm hai giai đoạn chính được xác định như sau:

– Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật)

– Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật

Để hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay được hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết về pháp luật và ý thức của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên cũng có thể khái quát một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật đó là:

– Cần có những buổi họp báo, thông cáo báo chí về các văn bản pháp luật mới được ban hành nhằm nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và các nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật

– Các thông tin pháp luật cần được đăng tải trên các trang thông tin điện tử chính thống của Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,…

– Đồng thời một biện pháp cũng khá phổ biến đó chính là kết hợp với việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trực tiếp tại các địa phương. Hoặc trực tiếp thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính hay hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tó cáo.

– Ngoài ra cũng có thể tư vấn, hướng dẫn người dân tìm hiểu pháp luật, cung cấp các thông tin và tài liệu pháp luật miễn phí cho người dân cũng được khuyến khích

Trên đây, với những thông tin về chủ đề Thực hiện pháp luật là gì? chúng tôi tin rằng Quý khách hàng dã phần nào hiểu được về thực hiện pháp luật cũng như các hình thức thực hiện pháp luật theo quy định của pháp luật.

Trường hợp gặp bất kỳ vướng mắc gì liên quan tới vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.