Bài tập tiếng việt trang 86 và 87 lớp 3 năm 2024

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Bài 2: Vườn dừa của ngọai chi tiết trong Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Bài 2: Vườn dừa của ngọai

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Bài 1: Viết tên các loại cây, hoa, quả chứa tiếng bắt đầu bằng chữ d.

Trả lời:

Quả dứa, quả dưa hấu, quả dừa, quả dâu, hoa diên vĩ, hạt dẻ, cây dong,….

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Bài 2: Viết lời chúc hoặc lời hứa trong thư thăm hỏi người thân.

Trả lời:

- Nhân dịp năm mới cháu xin gửi lời chúc ông bà luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, sống lâu trăm tuổi, vạn sự như ý. Chúc cho đại gia đình ta sẽ luôn yêu thương hòa thuận lẫn nhau.

- Cháu xin hứa sẽ luôn cố gắng học tập rèn luyện để đạt kết quả tốt hơn nữa. Cháu sẽ không phụ kì vọng của ông bà ạ.

Cùng bạn nêu những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân. Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố? Từ ngữ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em? Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt? Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui? Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện trên? Vì sao?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Cùng bạn nêu những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương với người thân là:

- Quan tâm, chăm sóc người thân

- Nói lời yêu thương với người thân

- Tặng quà người thân vào những dịp đặc biệt

- Giúp đỡ người thân

Quảng cáo

Bài tập tiếng việt trang 86 và 87 lớp 3 năm 2024

Bài đọc

Món quà đặc biệt

Bài tập tiếng việt trang 86 và 87 lớp 3 năm 2024

Cả chiều, hai chị em hì hụi chuẩn bị quà sinh nhật cho bố. Tấm thiệp đặc biệt được chị nắn nót viết:

Bài tập tiếng việt trang 86 và 87 lớp 3 năm 2024

Ngắm nghĩa tấm thiệp, băn khoăn:

- Có khi chỉ viết điều tốt thôi. Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!

- Ừ. Em thấy viết thế có ít quá không?

- A, bố rất đẹp trai nữa ạ!

Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp. Quà “bí mật” tặng bố đã xong. Bố đang ngồi trước máy tính, mặt đăm chiêu.

- Bố ơi…

Bố nhìn hai chị em.

- Hai chị em sao thế?

- Chúng con…

- Chúc mừng sinh nhật bố!

Hai chị em hồi hộp nhìn bố. Bố ngạc nhiên mở quà, đọc chăm chú. Rồi bố cười giòn giã:

- Ngạc nhiên chưa? Hai chị em tặng bố. Còn tiết lộ bí mật bố nấu ăn không ngon nữa.

Chị nhìn em. Em nhìn chị. Cả hai nhìn tấm thiệp. Thôi, quên xóa dòng “Nấu ăn không ngon rồi”. Mắt chị rơm rớm. Nhưng bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng:

- Cảm ơn hai con. Đây là món quà đặc biệt nhất bố được nhận đấy. Bố muốn thêm một ý nữa là: Bố rất yêu các con.

Ừ nhỉ, sao cả hai chị em đều quên. Ba bố con cười vang cả nhà.

(Phong Điệp)

Từ ngữ:

- Đăm chiêu: có vẻ đang suy nghĩ một điều gì đó.

- Rơm rớm: ứa nước mắt như sắp khóc.

Câu 1

Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ tấm thiệp và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hai chị em đã viết ra những điểm tốt và cả điểm chưa tốt của bố, cụ thể là:

- Tính rất hiền

- Nói rất to

- Ngủ rất nhanh

- Ghét nói dối

- Nấu ăn không ngon

- Yêu mẹ

Câu 2

Từ ngữ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em?

  1. băn khoăn
  1. đăm chiêu
  1. hồi hộp
  1. ngạc nhiên

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu văn miêu tả lúc bố nhận quà của hai chị em để tìm từ ngữ chỉ cảm xúc của bố.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em là: ngạc nhiên

Câu 3

Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn trò chuyện sau khi bố nhận quà của hai chị em để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Người chị rơm rớm nước mắt vì mình đã quên xóa mất dòng viết điểm không tốt của bố trong tấm thiệp.

Câu 4

Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn cuối để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng và cảm ơn hai chị em. Bố còn nói là bố rất yêu hai chị em nữa.

Câu 5

Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện trên? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình.

Lời giải chi tiết:

- Em thích nhất chi tiết hai chị em cùng chuẩn bị thiệp để tặng bố. Vì qua hành động và lời nói của hai chị em thì em có thể thấy được tình yêu thương mà hai bạn dành cho bố của mình.

- Em thích nhất chi tiết bố choàng tay ông hai chị em vào lòng và cảm ơn hai chị em. Bố còn nói là bố rất yêu hai chị em nữa. Vì chi tiết này cho em thấy được người bố rất yêu 2 bạn nhỏ.

Nội dung

Món quà đặc biệt chan chứa tình cảm của hai bạn nhỏ dành cho bố. Tình cảm yêu thương của những người thân trong gia đình là rất quý giá.

  • Bài 18: Ôn viết chữ hoa G, H trang 88 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Viết tên riêng: Hà Giang. Viết câu: Kìa Hà Giang đó sương giăng trắng Hoa gạo bừng lên, sông hiện ra
  • Bài 18: Luyện tập trang 88, 89 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Tìm từ chỉ đặc điểm phẩm chất trong đoạn thơ dưới đây. Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp. Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến. Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây. Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật. Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 – 4 câu tả đồ vật đó. Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về người thân.
  • Bài 17: Nghe - viết: Đồ đạc trong nhà trang 85 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Nghe – viết: Đồ đạc trong nhà. Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng chứa iêu hoặc ươu. Chọn en hoặc eng thay cho ô vuông. Kể câu chuyện hoặc đọc bài thơ về mái ấm gia đình cho người thân nghe.
  • Bài 17: Kể chuyện Sự tích nhà sàn trang 84 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Dựa vào tranh, đoán nội dung câu chuyện. Nghe kể chuyện. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh. Bài 17: Ngưỡng cửa trang 82, 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi: Em cảm thấy thế nào nếu phải xa ngôi nhà của mình nhiều ngày. “Nơi ấy” trong bài thơ chỉ cái gì? Ngưỡng cửa đã chứng kiến những điều gì trong cuộc sống của bạn nhỏ? Theo em, hình ảnh “con đường xa tắp” muốn nói đến điều gì? Ngưỡng cửa đã nhắc bạn nhỏ nhớ tới những ai, giúp bạn nhỏ cảm nhận điều gì về những người đó?