Anh nhìn cô và hỏi tại sao lại chuyển trường

Là thầy giáo đồng thời là người quản lý giáo dục, TS Nguyễn Hoàng Chương cho rằng giải pháp chuyển trường nữ sinh phản ánh cô giáo không giảng bài là rất không nhân văn. Tại sao?

Anh nhìn cô và hỏi tại sao lại chuyển trường
ADVERTISEMENT

Sau vụ cô giáo chỉ ghi mà không giảng gì được em Phạm Song Toàn góp ý tại buổi đối thoại giữa Sở GD-ĐT TP.HCM với học sinh thành phố, TP.HCM chỉ đạo nhanh giải quyết chuyển trường cho em Phạm Song Toàn – Trường THPT Long Thới.

Với tư cách một người làm trong môi trường giáo dục, theo tôi, đây là giải pháp… rất không nhân văn. Vì sao ư?

Tôi xin được chia sẻ mấy ý kiến.

1. Đến trường mới, ai đoán chắc – Toàn sẽ không chịu áp lực từ dư luận? Sự lây lan những phản ứng tiêu cực từ trong đội ngũ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh, rồi trên mạng xã hội, có khi, do chuyển trường cho em Toàn lại xảy ra mạnh hơn. Lúc này, tội lắm cho Phạm Song Toàn.

2. Giáo dục là thay đổi, cảm hóa, trung thực, trách nhiệm, nhân ái…, với sứ mạng ấy không lẽ ban giám hiệu, thầy cô và học sinh trường THPT Long Thới. Nơi toàn đang theo học lớp 11 không làm được?

Đổi mới giáo dục, chúng ta quan tâm đến sự phát triển của từng học sinh về phẩm chất, năng lực; về nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, những bức xúc, trăn trở, khó khăn…, điều đó, càng đòi hỏi sự chung tay giúp đỡ Toàn.

Chính sự yêu thương đó mới lấy lại niềm tin, giá trị cho nhà trường đấy nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Nhiều biện pháp, qua giờ chào cờ, sinh hoạt, học tập tại lớp; thái độ của ban giám hiệu, thầy cô với Song Toàn, với học sinh lớp 11A1, với học sinh toàn trường như thế nào, quan trọng lắm! Đừng lo mất thi đua, cái đáng lo ở đây, đừng đánh mất một con người – niềm tin!

3. Năm học 2017-2018 chỉ còn mấy tuần nữa là ôn tập, kiểm tra học kỳ 2. Đến trường mới, thầy cô mới – lớp mới, trong một tâm trạng không hề thoải mái liệu Toàn có tập trung vào học, ôn tập, làm bài kiểm tra hay không?

Chúng ta vẫn hay nói, tất cả vì học sinh thân yêu, hãy hành động. Và, lúc này, chúng ta giúp Toàn tự tin tiếp tục học tập tốt ngay tại lớp 11A1, Trường THPT Long Thới.

Video đang HOT

4. Dư luận trong trường, trong ngành, bên ngoài, trên mạng xã hội có những góc nhìn khác biệt. Lúc này, những điều đó đang thử thách bản lĩnh của nhà quản lý. Biết nhận sai, thành tâm sửa chữa. Cốt là, Toàn yên tâm học tập, nhà trường ổn định.

Vấp ngã, hãy gượng đứng dậy, rồi bước tiếp vững vàng hơn, gặt hái thành công trong tương lai – đó là câu trả lời tốt nhất; Giáo dục là biết nhẫn nhịn, lắng nghe, lặng lẽ làm, ấy mới là giáo dục bác ái.

5. Chuyển trường em Toàn, sau này, những buổi đối thoại, liệu còn có những ý kiến trung thực của học sinh tham dự nữa hay không?

Đừng nói học sinh, đến thầy cô, phụ huynh. Cái nhìn vào cách giải quyết vụ việc (chuyển trường em Toàn) sẽ có những suy nghĩ, cảm xúc đa dạng, và “phần đúng” là rất không ổn!

6. Kỷ luật là cần thiết, có quy định nhưng vận dụng là nghệ thuật của nhà quản lý. Tâm vững vàng, biện pháp sẽ linh hoạt.

Vì vậy, làm nhanh nhưng chính xác, lường hết mọi tình huống khi kỷ luật hiệu trưởng và những người liên quan, xung quanh chuyện cô giáo chỉ ghi bài không giảng gì, để để kỷ luật thể hiện được đầy đủ tính giáo dục.

7. Với gia đình em Toàn, là nhà giáo, tôi xin tư vấn, hãy bình tĩnh. Vì, nhiều nhà giáo, phụ huynh và học sinh của cả nước đang dõi theo vụ việc mà tâm trạng chung là đồng cảm với Toàn, với phụ huynh Toàn lúc này.

Mong sự việc mau qua, Toàn ổn định học tập và đạt kết quả tốt trong năm học 2017-2018.

Bạn có đồng ý với 7 lý do mà thầy giáo Nguyễn Hoàng Chương đưa ra để thuyết phục em Phạm Song Toàn tiếp tục ở lại trường? Theo bạn, đâu là giải pháp tốt nhất với trong lúc này. Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: . Cảm ơn bạn!

TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG

Theo tuoitre.vn

6 bí mật nuôi dạy một đứa con tuyệt vời của chuyên gia Harvard

Là bố mẹ, hẳn là ai cũng muốn con cái mình lớn lên giỏi hơn, tốt hơn mình. Dưới đây là 6 lời khuyên từ các học giả Harvard về cách nuôi dạy một đứa trẻ tử tế, có trách nhiệm và nhân ái.

1. Dạy con kiểm soát cảm xúc

Tức giận, buồn bã, thất vọng đều có thể ảnh hưởng tới mỗi đứa trẻ ở mức độ nghiêm trọng giống như với người trưởng thành. Nhưng chúng ta vẫn có thể dạy trẻ những bài học về cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực và cách không lãng phí quá nhiều năng lượng vào chúng.

Khi trẻ đang trong trạng thái bình tĩnh, hãy dạy chúng mẹo sau: đầu tiên hít sâu bằng mũi, sau đó thở ra bằng miệng, và đếm đến 5. Khi con bạn nổi giận vì chuyện gì đó, hãy nhắc lại cho trẻ 3 bước này và cùng trẻ thực hiện lại.

2. Dạy con biết nhận trách nhiệm

Bố mẹ là những hình mẫu quan trọng để trẻ nhìn vào và bắt chước. Hãy nói chuyện với trẻ về đạo đức và việc giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm tới thế giới xung quanh mình.

Hãy giải thích việc chịu trách nhiệm cho hành động của mình có ý nghĩa như thế nào. Và quan trọng nhất là đừng quên hành xử đúng với những gì bạn nói và khuyến khích trẻ làm những điều tốt đẹp.

3. Dạy con nhân ái và biết giúp kẻ yếu

Việc trẻ có khả năng đồng cảm với không chỉ người thân, bạn bè, mà còn với cả những người cần giúp đỡ - là rất quan trọng. Hãy hỏi trẻ những câu như là: Con tưởng tượng mình sẽ cảm thấy như thế nào nếu là người mới trong lớp. Hoặc những vấn đề lớn hơn: Con có thể làm gì cho những bạn nhỏ không có gì để ăn? Những người vô gia cư? Cha mẹ có thể làm nhiều điều để giúp trẻ phát triển ý thức trách nhiệm xã hội.

Anh nhìn cô và hỏi tại sao lại chuyển trường

4. Dạy con biết ơn

Việc trẻ không bao giờ cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận rằng mình biết ơn điều gì đó hoặc ai đó - là rất quan trọng. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt. Ví dụ như: hãy đề nghị trẻ ôm và cảm ơn bà vì những món ngon mà bà làm, nhắc trẻ luôn nói lời cảm ơn bất cứ khi nào cần, cảm ơn bố mẹ vì tất cả những việc mà bạn làm cho con.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người không ngại thể hiện sự biết ơn sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn những người khác.

Anh nhìn cô và hỏi tại sao lại chuyển trường
ADVERTISEMENT

5. Dạy con điều gì làm nên hành vi tốt và truyền cho trẻ những giá trị gia đình

Phần lớn cha mẹ chỉ đánh giá cao thành tích của trẻ ở trường mà quên mất nên có thái độ tương tự với những hành vi đạo đức của trẻ? Điều quan trọng là phải xác định rõ những giá trị của gia đình bạn và chắc chắn rằng đứa trẻ của bạn luôn tôn trọng chúng trong cả lời nói và hành động. Trẻ có cư xử lễ phép không? Có giữ lời hứa không? Trẻ ứng xử như thế nào với bạn bè hay với những người làm chúng thất vọng? Đừng quên trẻ nhìn vào ai để bắt chước.

6. Dành nhiều thời gian hơn cho con

Hãy tự lưu ý mình nếu những cuộc trò chuyện của bạn với con chỉ đề nói về các hình phạt, nguyên tắc. Hãy cố gắng xây dựng một mối quan hệ tin cậy với con.

Anh nhìn cô và hỏi tại sao lại chuyển trường

Hãy trò chuyện, chơi với trẻ, dành thời gian cho con, đi chơi đâu đó, và đừng bao giờ quên thể hiện cho con biết bạn yêu chúng nhiều như thế nào. Tất cả điều này sẽ giúp trẻ trở thành một người chân thành, tử tế, hiểu tình yêu và sự tôn trọng là như thế nào và có khả năng chia sẻ những cảm xúc này với người xung quanh.

Theo phunugiadinh

Hiệu trưởng bị xem xét xử lý vì để giáo viên 'không nói suốt ba tháng' Lãnh đạo trường THPT Long Thới bị cho là thiếu sót khi để xảy ra việc cô giáo không giảng bài suốt thời gian dài. Trong báo cáo vừa gửi Thường trực Thành ủy và UBND TP HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, tình hình học tập và giảng dạy tại trường THPT Long Thới (Nhà Bè) và lớp 11A1...

Tin mới nhất

Đổi mới phương pháp giảng dạy ở Nghĩa Đàn

19:03:13 21/11/2022

Ngành Giáo dục huyện Nghĩa Đàn đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, nâng chất lượng dạy và học một cách toàn diện. Cùng đó, ngành huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm b...

Thầy giáo trẻ nhiệt huyết kiêm 'thủ lĩnh' Đoàn năng động

18:03:21 21/11/2022

Không chỉ giỏi chuyên môn, thầy giáo Nguyễn Văn Lĩnh - Trường THPT Võ Chí Công còn là Bí thư Đoàn trường nhiệt huyết, năng nổ trong phong trào Đoàn

Điểm trung bình không còn quan trọng

17:33:14 21/11/2022

Theo Forbes, thay vì điểm trung bình, sinh viên, các tổ chức giáo dục và các nhà tuyển dụng nên chú trọng nhiều hơn vào kinh nghiệm cũng như kỹ năng đáp ứng công việc thực tế

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch mở thêm ngành y dược cổ truyền

17:32:23 21/11/2022

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) vừa công bố quyết định thành lập Khoa y dược cổ truyền. Qua đó, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chính thức nâng số lượng khoa thuộc trường lên 8 khoa

Yêu nghề mến trẻ

17:31:59 21/11/2022

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ, cô Nguyễn Thanh Tuyền giáo viên của Trường Mầm non Hoa Lan, TP Vĩnh Long luôn tận tụy với công việc

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

17:31:39 21/11/2022

Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, việc đầu tiên cần làm là chuẩn hóa chất lượng của giảng viên, nhà giáo trong các cơ sở đào tạo. Đây được xem là trọng tâm trong công tác đổi mới phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh mới

Sáng tạo trong công tác giảng dạy ở trường học trên địa bàn vùng khó

17:31:23 21/11/2022

Sự sáng tạo của các giáo đã giúp cho trường Mầm non Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ luôn duy trì được tỷ lệ chuyên cần ở mức 98-99% trở lên

Nếu dùng bằng IELTS giả, các trường nước ngoài có phát hiện ra?

17:30:36 21/11/2022

Quy trình phát phiếu điểm và kiểm chứng của TOEFL và IELTS là khép kín. Vì vậy, những tấm bằng giả không qua mắt được các đại học hay cơ quan chính phủ ở nước ngoài nếu các nhân viên làm đúng bổn phận

'Viên phấn vàng' - ký ức một thời của cô giáo đất mỏ

17:30:12 21/11/2022

Cô Vũ Thị Thúy Hà (SN 1977) Phó Trưởng phòng GD Phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh đã có 25 năm công tác trong ngành Giáo dục

HUFI: Tổ chức lễ Tốt nghiệp và Trao bằng thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân đợt 2 năm 2022

17:29:48 21/11/2022

Ngày 19/11 tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI) đã tổ chức lễ Tốt nghiệp và Trao bằng thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân đợt 2 năm 2022 cho 38 Tân Thạc sĩ và 973 Tân Cử nhân, kỹ sư

Giờ học vang thơ ca của cô giáo Địa lí

17:29:12 21/11/2022

Cô Đào Thị Diệp (SN: 1980) giáo viên Trường THPT Bãi Cháy có nhiều sáng kiến được đưa vào giảng dạy trong trường học

Truyền thông giáo dục sức khỏe và trao học bổng cho học sinh khó khăn

17:28:49 21/11/2022

Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối ĐH, CĐ TPHCM vừa tổ chức chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe và trao học bổng cho 50 học sinh khó khăn

Truyền cảm hứng từ Khóa Tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán mầm non

17:28:19 21/11/2022

Khóa Tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán mầm non thành công trên mọi phương diện để lại nhiều cảm xúc và truyền cảm hứng đến mọi người

Sân chơi trực tuyến Violympic năm học 2022 – 2023 có thêm môn Tiếng Việt

17:27:24 21/11/2022

Bên cạnh các môn thi Toán tiếng Việt, Toán tiếng Anh và Vật lý cho các khối lớp như các năm trước, năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên Ban tổ chức Violympic mở thêm nội dung thi môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học

Trao 50 suất học bổng công nghệ cho sinh viên tài năng

17:27:08 21/11/2022

Huawei vừa phối hợp cùng Ban tổ chức Ngày hội Techfest tỉnh Vĩnh Phúc 2022 tuyển chọn và trao tặng 50 suất học bổng Hạt giống cho Tương lai (Seeds for the Future) cho học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc

Sinh viên ngành Điều dưỡng ở Đà Nẵng có thêm cơ hội được đào tạo và làm việc tại Đức

17:26:53 21/11/2022

Từ năm nay, sinh viên điều dưỡng sẽ được Hiệp hội Bonifatius (Đức) hỗ trợ đào tạo tiếng Đức đến trình độ B1, B2, trình độ chuyên môn và tiếp nhận làm việc tại Đức, châu Âu ngay sau khi tốt nghiệp

Những người gieo 'mùa vàng'

17:26:31 21/11/2022

Với những người thầy chèo đò thầm lặng, thành công trong công việc là có thể thắp lửa ước mơ cho học trò và giúp các em biết sống bao dung

Giáo viên dạy chương trình mới: Sáng làm thầy, tối làm trò

17:25:42 21/11/2022

Trong khi chờ đội ngũ giáo viên mới được đào tạo bài bản từ các trường sư phạm bổ sung, thay thế thì đội ngũ giáo viên hiện có vừa dạy vừa học thêm để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

18 tuổi nhận học bổng, nam sinh sang Mỹ, được thực tập ở công ty hàng đầu thế giới

17:24:59 21/11/2022

Nhật Tiến đuợc nhận vào thực tập ở McKinsey & Company (Chicago, nước Mỹ) – Công ty tư vấn quản lý lớn nhất thế giới khi đang là sinh viên năm thứ 3 Đại học

Những áp lực trên vai nhà giáo

17:02:53 21/11/2022

Nghề nào cũng chịu những áp lực, nhưng có lẽ nghề giáo có những áp lực riêng mà những nghề khác không có. Một là áp lực về chuyên môn. Nghề giáo là nghề nói và viết. Muốn có cái để nói và viết thì phải tự mình nạp vào kiến thức. Thời nà...

Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ: Khó khăn và giải pháp

16:02:53 21/11/2022

Tùy theo tình hình đội ngũ thực tế, các trường học được trao quyền chủ động trong bố trí GV dạy các môn học mới Lịch sử - Địa lý và KHTN

Lan tỏa kiến thức pháp luật đến học sinh THCS

14:41:23 21/11/2022

Vừa qua, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có hoạt động ý nghĩa tại trường THCS Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây không phải là lần đầu tiên các em học sinh nơi đây được nghe luật sư Hà Nội giới thiệu kiến thức pháp luật

Linh hoạt giải pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh

14:40:35 21/11/2022

Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục Cần Thơ thực hiện đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh

Giáo viên 'mũ nồi xanh' Việt Nam ở Abyei

14:40:08 21/11/2022

Tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc (LHQ), những giảng viên Quân đội không nghĩ sẽ có một ngày mình được quay trở lại với nghề giáo cao quý khi đang tham gia Lực lượng GGHB LHQ của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tại Phái...

GV nói văn bản 'Đồng Tháp Mười mùa nước nổi Ngữ văn 6', bộ Cánh Diều rời rạc

14:39:41 21/11/2022

Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi – sách Ngữ văn 6, bộ Cánh Diều, được 1 số giáo viên cho là chưa chuẩn về kiến thức

Cần có chương trình giáo dục mầm non đối với lớp mẫu giáo ghép ở vùng sâu, xa

14:36:58 21/11/2022

Nếu triển khai Đề án phổ cập GDMN cho trẻ 3-4 tuổi thì cần phải giải quyết được bài toán thiếu giáo viên, điều kiện học tập

SV sư phạm diện đặt hàng ra trường có phải thi tuyển/xét tuyển theo NĐ 115?

14:36:34 21/11/2022

Việc chi trả trợ cấp cho sinh viên phụ thuộc vào sự phối hợp của cơ sở đào tạo, sở, bộ liên quan và UBND tỉnh, tuy nhiên sự phối này chưa được nhịp nhàng

Ước gì giáo viên đến trường chỉ cần lo việc dạy học

14:36:03 21/11/2022

Khi thầy cô đến trường với một tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng sẽ có những bài giảng hay, sẽ có nhiều thời gian gần gũi để yêu thương học trò nhiều hơn