Anh chị có cho rằng việc coi trọng phẩm giá đạo đức của mình là việc quan trọng vì sao

Trên thực tế để nhận xét về một con người thông thường người ta sẽ nhắc đến nhân phẩm của người đó. Vậy nhân phẩm là gì, nội dung bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho độc giả thắc mắc về vấn đề này.

Nhân phẩm là gì?

Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người.

Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng. Từ đó thấy được rằng nhân phẩm của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng, là giá trị phản ánh và tạo nên giá trị cốt cách riêng của mỗi con người.

Vai trò của nhân phẩm đối với con người

Ở nội dung trên chúng tôi đã giúp độc giả hiểu được nhân phẩm là gì, nội dung này sẽ đưa ra những vai trò của nhân phẩm đối với mỗi cá nhân.

– Nhân phẩm có vai trò rất lớn đối với một cá nhân. Cá nhân có nhân phẩm tốt sẽ luôn được mọi người và xã hội coi trọng.

– Những người có nhân phẩm tốt luôn được đánh giá cao trong xã hội bởi vì họ là những người có đạo đức, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai để từ đó sẽ có định hướng sửa đổi.

Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.

Mối quan hệ giữa danh dự và nhân phẩm

– Trên thực tế danh dự và nhân phẩm có mỗi quan hệ khăng khít với nhau và tạo nên giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm chính là toàn bộ những phẩm chất của một con người còn danh dự chính là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội với một con người trên cơ sở giá trị đạo đức tinh thần của người đó.

– Từ đó có thể hiểu nhân phẩm chính là giá trị làm người của một con người còn danh dự chính là kết quả của quá trình xây dựng, bảo vệ nhân phẩm của một con người.

– Nếu cá nhân biết bảo vệ và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của mình thì sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần để cá nhân đó có thể làm những điều tốt trong cuộc sống.

– Khi cá nhân đánh mất danh dự, nhân phẩm của mình thì đồng nghĩa với việc là người đó mất đi phẩm chất và giá trị làm người bởi vì đây là hai yếu tố tạo nên giá trị của một con người.

– Danh dự, nhân phẩm của mỗi con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điều này được thể hiện cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như hiến pháp và các quy định của pháp luật chuyên ngành.

Cụ thể tại Điều 20 của Hiến pháp có quy định cụ thể như sau: Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Không được tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh sự, nhân phẩm của người khác.

Khi một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tùy theo mức độ hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là xử lý hình sự theo quy định.

Xúc phạm nhân phẩm là gì?

Hiện nay, không có khái niệm cụ thể nào về xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Tuy nhiên, có thể hiểu về xúc phạm danh dự, nhân phẩm là dùng những lời nói tục tĩu, thô bỉ để nhục mạ, nhằm hạ uy tín gây ra những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, tùy từng mức độ của vụ việc mà có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Chế tài về hành chính:

Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: ‘’Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự,nhân phẩm của người khác’’.

Hoặc Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân (điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

– Chế tài dân sự:

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. (Theo Điều 592 Bộ luật dân sự).

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. (Theo Khoản 5 Điều 34 Bộ luật dân sự)

– Chế tài hình sự:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề nhân phẩm là gì và vai trò của nhân phẩm đối với con người. Nếu có những thông tin chưa rõ cần hỗ trợ hãy liên hệ cho chúng tôi theo số 19006557.

ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 5BÀI THI MÔN: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc đoạn trích dưới đây:Tự trọng nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến danh  lợi của bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình. Một người có tự  trọng hay  không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta cho những câu trả lời  như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”…Người tự  trọng tất nhiên sẽ  biết sợ sự  trừng phạt của nhà nước (sợ  pháp lý) nếu làm trái  pháp luật và sợ  điều tiếng dư  luận của xã hội (sợ  đạo lý) nếu làm trái với luân thường, lẽ  phải.  Nhưng đó vẫn chưa phải là điều đáng sợ  nhất với họ. Điều đáng sợ  nhất đối với một người tự  trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược lại lương tri của chính mình, phản bội  lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình.  Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án  nhà nước” hay “tòa án dư luận”.[…] Nói cách khác, người tự  trọng/tự  trị  thường không muốn làm điều xấu, ngay cả  khi  không ai có thể  biết việc họ  làm; Họ  sẵn lòng làm điều tốt ngay cả  khi không có ai biết đến; Họ  sẵn lòng làm điều đúng mà không hề để ý đến chuyện có ai ghi nhận việc mình làm hay không. Nếu  tình cờ có ai đó biết và ghi nhận thì cũng vui, nhưng nếu không có ai biết đến và cũng không có ai  ghi nhận điều tốt mà mình làm thì cũng không sao cả, vì phần thưởng lớn nhất đối với người tự  do/tự  trị/tự  trọng là “được sống đúng với con người của mình”, tất nhiên đó là con người phẩm  giá, con người lương tri mà mình đã chọn.                         (Trích Đúng việc ­ Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr.27­28)Thực hiện các yêu cầu:Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.Câu 2. Theo đoạn trích, điều đáng sợ nhất của một người có lòng tự trọng là gì?Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào là “tòa án lương tâm”?.Câu 4. Anh/chị  có cho rằng việc coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình là việc rất quan trọng? Vì  sao?II: Làm văn (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  về sự cần thiết của lòng tự trọng đối với mỗi người.Câu 2 (5,0 điểm)Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:                                           Ta về, mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng người.Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiÐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hoà bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.                                 (Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr 111) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn thơ trên. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­             HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 5BÀI THI MÔN: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)PHẦNCÂU12I34II1NỘI DUNGĐỌC HIỂUPhương thức biểu đạt chính: nghị luận Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược lại lương tri của chính mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình“Tòa án lương tâm”: là sự xét xử, luận tội bản thân không căn cứ vào quy định pháp luật mà dựa trên sự tự dằn vặt, phán xét vì đã vi phạm những nguyên tắc đạo đức và lẽ sống của chính mình.Thí sinh có thể trả lời:Đồng tình hoặc không đồng tình (có cách lập luận, lí giải hợp lí).ĐIỂM3,00,50,51,01,0LÀM VĂNTừ phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết của lòng tự trọng đối với mỗi người.a) Đảm bảo hình thức đoạn văn 200 chữThí sinh có thể trình bày theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp…b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự cần thiết của lòng tự trọng đối với mỗi người.c) Triển khai vấn đề nghị luận:Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ cách ứng xử trước những định kiến xã hội.Có thể theo hướng sau đây:­ Sự cần thiết của lòng tự trọng đối với mỗi người:+ Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng  là điểm tựa để giúp con người giữ gìn phẩm giá của bản thân. + Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử 2,00,250,251,002thách tránh được những cám dỗ trong cuộc sống.+ Được mọi người tôn trọng, yêu mến.­ Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.d) Chính tả, ngữ phápĐảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việte) Sáng tạoThể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận   Phân tích đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc.a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát đánh giá vấn đề b) Xác định đúng vấn đề nghị luận­ Phân tích khổ sáu của đoạn trích bài thơ Việt Bắc­ Làm rõ vẻ đẹp thiên nhiên và con người thể hiện qua đoạn thơ.c) Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận,  biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, yêu cầu của đề * Khái quát chung về đoạn thơ :    Đoạn thơ thuộc khổ sáu đoạn trích bài thơ Việt Bắc. Đây là khổ thơ đặc sắc tái hiện nỗi nhớ của người ra đi đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc.* Nội dung:­ Hai câu đầu: Khái quát nỗi nhớ   Lời ướm hỏi của người ra đi mang theo nỗi nhớ.  Nỗi nhớ ấy gắn với thiên nhiên “những hoa”, gắn với con người “cùng người” da  diết, cháy bỏng­ Nỗi nhớ gắn 4 mùa xuân – hạ ­ thu – đông+ Câu 3,4: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”Hình ảnh thiên nhiên: hùng vĩ, tràn trề sức sống, ấm áp.Hình ảnh con người: Khoẻ khoắn, vững chãi, tự tin.  + Câu 5, 6 “Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”Hình ảnh thiên nhiên: thơ mộng, tinh khôi, thanh khiếtHình ảnh con người: khéo léo, tài hoa.+ Câu 7, 8: “Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mình”Hình ảnh thiên nhiên: rực rỡ, tươi vuiHình ảnh con người: cần cù, chịu thương, chịu khó.0,250,255,00,250,50,50,51,5* Câu 9, 10: “Rừng thu trăng rọi hoà bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”Hình ảnh thiên nhiên: thơ mộng, yên bình.Hình ảnh con người: ân nghĩa, thuỷ chung.­> Đoạn thơ tái hiện bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người Việt Bắc trong vẻ đẹp hài hoà, nồng thắm mang nét thi vị, độc đáo của vùng đất này.* Nghệ thuật­ Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.­ Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, tha thiết.­ Lối đối đáp xưng hô “mình – ta”+ Bút pháp hội họa, kết hợp màu sắc hài hòa; hình ảnh gần gũi, giản dị.* Đánh giá chung: Nghệ thuật tứ bình tạo nên sự cân đối hoài hòa, là bức tranh tuyệt sắc có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiênd) Chính tả, ngữ pháp:Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việte) Sáng tạoThể  hiện suy nghĩ sâu sắc về  vấn đề  nghị  luận; có cách diễn đạt mới mẻTổng cộng I+II0,50,50,250,510,0