Ăn rau răm nhiều có tốt không

Theo các chuyên gia sức khỏe, đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nói về khả năng kìm nén ham muốn của quý ông của loại gia vị rau răm.

Ăn rau răm nhiều có tốt không
Ảnh minh họa.

Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.

Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống.

Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy.

Rau này còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu, chống nôn, chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng), rắn cắn.

Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị.

Tuy nhiên, rau răm cũng có thể có tác dụng ngược nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy. Phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ” không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết. Người có thai không nên ăn nhiều rau răm vì có thể gây sảy thai hay những người máu nóng, ốm gầy đặc biệt không nên ăn rau răm.

Lâu nay, nhiều người vẫn truyền miệng rau răm gây ra tình trạng yếu sinh lý ở nam giới. Bởi rau răm có thể làm giảm tinh khí, giảm ham muốn tình dục và kém cường dương tráng khí. Đặc biệt, nhiều người vẫn mách nhau đàn ông đã lấy vợ nên cẩn trọng hơn khi dùng loại rau này làm gia vị ăn kèm hay chế biến đồ nhậu để tránh cho chuyện chăn gối vợ chồng nguội lạnh.

Nói về quan niệm truyền miệng này, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng - nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam, chưa có tài liệu nào nói đến khả năng kìm hãm khả năng tình dục của rau răm.

Nguyên Chủ tịch hội Đông y cho biết thêm, lời đồn về khả năng hãm dục của rau răm chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều đó. Trong đông y, thuốc được chia thành 3 loại. Trừ loại cá biệt, nếu loại thuốc vừa làm rau vừa làm thuốc được thì không có tính năng chữa bệnh; đối với loại được coi là thuốc thì việc sử dụng thay cho các thực phẩm, thức uống hàng ngày đều vô cùng nguy hiểm. Rau răm chỉ là loại rau gia vị và khả năng chữa bệnh hay phát bệnh của nó không đáng kể và không cần đề phòng.

Theo các lương y, chỉ có về mặt lý thuyết, rau răm có thể gây ra nóng, giảm tinh khí, có thể làm suy yếu tình dục - kể cả nam và nữ. Đàn ông thì kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi còn phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, để có thực tế này thì phải nạp vào cơ thể lượng rau răm rất lớn (từ 0,5kg trở lên) và ăn thường xuyên, mỗi ngày. Trong khi thực tế, rau răm là loại rau gia vị, nên thường được dùng với lượng ít. Do vậy, khi ăn món có rau răm, hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương. 

Rau răm thường xuyên nằm trong nhóm thực phẩm “cấm kỵ” đối với quý ông. Nguyên nhân là vì thực phẩm này được cho là có thể khiến sinh lý nam giới bị sụt giảm. Tuy nhiên, thực tế các chuyên gia cũng khẳng định vẫn chưa có tài liệu chứng minh ảnh hưởng của loại rau này đối với sinh lý phái mạnh.

Ăn rau răm nhiều có tốt không
Rau răm thực sự có phải là “độc dược” đối với phái mạnh?

Công dụng của rau răm

Rau răm là loại rau quen mặt trong mâm cơm Việt. Rau răm không chỉ là loại rau thơm ăn kèm mà còn là vị thuốc có công dụng chống viêm hạ khí, giải phong hàn, hoạt huyết tiêu độc, cải thiện tiêu hóa. Thông thường rau răm được dùng cả lá, cả cây để chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Các vị thuốc từ rau răm được dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống để lấy nước uống. Khi kết hợp với các vị thuốc Đông y, rau răm có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, chữa dạ dày lạnh,  mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), đầy hơi, đau bụng.

Trong Tây Y, rau răm có hàm lượng vitamin C cao, được chiết xuất trong nhiều loại dược phẩm dùng chữa sốt. rau răm cũng được dùng điều chế thuốc lợi tiểu, thuốc chống nôn, điều trị bệnh lý ngoài da và cải thiện vết thương do rắn cắn.

Ưu điểm của rau răm là vị cay nhẹ, tính ấm, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả nên thường dùng để ăn kèm với các món ăn có lượng đạm cao.  Có tác dụng tương tự như tía tô, rau răm cũng được dùng cho các món ăn giải cảm như thịt gà, cháo trai, cháo hến để làm ấm tì vị.

Ăn rau răm nhiều có tốt không
Rau răm có nhiều công dụng đối với sức khỏe nam giới nói chung

Rau răm là nguyên dược liệu đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên “lợi quá sinh hại” nếu người dùng sử dụng loại rau này thường xuyên. Những phản ứng phụ có thể phát sinh khi ăn nhiều rau răm là: thân nhiệt tăng cao, người sinh nóng rét, nóng bụng, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy.

Đối tượng phụ nữ trong thời gian hành kinh nên hạn chế ăn các món liên quan đến rau răm vì dễ bị rong huyết. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hạn chế dùng loại rau này, nếu dùng hơn 200gam/ngày có thể làm tăng khả năng động thai, sảy thai. Y học không khuyến khích dùng rau răm để chữa bệnh đối với người có thể trạng nóng, ốm gầy bẩm sinh.

Nam giới ăn rau răm có bị yếu sinh lý?

Lâu nay vẫn có rất nhiều người lời truyền miệng xung quanh việc nam giới ăn rau răm dễ bị yếu sinh lý. Một số quan niệm cho rằng nam giới mới lấy vợ ăn rau răm làm giảm tinh khí, kém cường dương tráng khí khó có con. Rau răm cũng thường bị cấm làm gia vị ăn kèm trong gia đình mới cưới vì lo ngại đời sống chăn gối vợ chồng nguội lạnh.

Thực tế, những quan niệm trên chỉ là lời đồn đoán và chưa được công nhận từ Y học. Vì thế nam giới có thể yên tâm về khả năng ức chế nhu cầu tình dục, giảm ham muốn của rau răm.  Trong Đông Y, thuốc được chia thành 3 loại và đối với loại vừa là thuốc vừa là rau sẽ không có tính năng chữa bệnh. Rau răm thực chất chỉ là loại rau gia vị nên tác dụng phòng hay chữa bệnh không đáng kể nên phái mạnh không cần đề phòng.

Cũng cần lưu ý,  trên lý giải của các lương y, việc sử dụng rau răm nhiều như một loại rau ăn kèm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả nam lẫn nữ. Sử dụng quá 500 gam rau răm/ngày sẽ khiến cơ thể bị nóng, giảm tinh khí. Từ đó mà nam giới có thể bị khó chịu trong người, không phát sinh ham muốn tình dục. Đối với phụ nữ, nóng trong người cũng là nguyên nhân rối loan chu kỳ kinh nguyệt làm thay đổi thời gian rụng trứng.

Để xảy ra những tác động tiêu cực này đòi hỏi cơ thể nam giới tiếp nhận lượng rau răm rất lớn và ăn thường xuyên. Do đó nếu nam giới sử dụng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn, dùng để nêm nếm món ăn sẽ không xảy ra chuyện bị yếu sinh lý hay bệnh liệt dương như lời đồn.

Ăn rau răm nhiều có tốt không
Nam giới ăn rau răm đúng cách sẽ phát huy tác dụng cường dương, bổ thận, tăng cường lưu thông máu

Tóm lại, rau răm vẫn nằm trong số các loại rau lành tính và càng không có chuyện nam giới bị vô sinh khi ăn loại rau này. Ngược lại, nếu biết cách bổ sung đúng mực thì rau răm và kết hợp cùng trứng vịt lộn, lẩu dê, cháo thịt dê còn có mang lại hiệu quả kéo dài thời gian quan hệ. Rau răm cùng thịt dê là món ăn – bài thuốc Đông Y cải thiện tình trạng mộng tinh, là “thần dược phòng the” rất hữu hiệu trong chế độ dinh dưỡng khi bị yếu sinh lý.

Các loại rau tốt cho sinh lý nam giới

Không chỉ có rau răm mà nam giới cần bổ sung đầy đủ rau xanh trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt, một số loại rau còn có tác dụng rất tốt trong điều trị yếu sinh lý nam giới mà quý ông nên sử dụng hàng ngày. Có thể tham khảo các loại rau tốt cho sinh lý nam theo Đông y, gồm có:

Rau cần tây

Rau cần tây được xem là “thần dược” đối với nam giới bị yếu sinh lý, hỗ trợ điều trị chứng xuất tinh sớm. Trong rau cần tây có hàm lượng androsteron – một loại hormone giúp sản sinh mùi cơ thể đặc trưng của phái mạnh. Từ đó cánh mày râu dễ dàng thu hút và làm cho phái nữ bị kích thích.

Đặc biệt các dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin E có trong cần tây cũng rất tốt cho sức khoẻ và sinh lý nam giới nói chung.

Rau mồng tơi

Trong tài liệu thảo dược Đông Y ghi nhận công dụng của rau mồng tơi trong điều trị yếu sinh lý nam. Rau mồng tơi có tính mát, vị thanh, có tác dụng hỗ trợ thải độc thận.  Loại rau này cũng có tác dụng cường dương, có thể điều trị di tinh, mộng tinh rất tốt. Để điều trị bệnh yếu sinh lý nam, nam giới nên bổ sung mồng tơi vào các món ăn hàng ngày hoặc kết hợp với cần tây lấy nước uống trực tiếp.

Rau diếp

Khoa học đã chứng minh, việc nam giới ăn rau diếp cá điều độ rất tốt. Thành phần sterol dồi dào trong diếp cá được xem như 1 loại viagra tự nhiên giúp điều trị các vấn đề về sinh lý ở nam giới. Đây cũng là “thảo dược” tự nhiên được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại, chủ yếu dùng để duy trì sự sung mãn cho phái mạnh.

Nước mướp hương

Nam giới uống nước mướp hương có tác dụng tráng dương, bổ thận, thải độc từ bên trong. Sử dụng 1 quả mướp phơi sương, đem mướp đi thái nhỏ náu cùng với củ súng lấy nước để uống trong ngày. Uống nước mướp kiên trì mỗi ngày sẽ hỗ trợ điều trị yếu sinh lý nam giới hiệu quả.

Rau muống

Qúy ông bị rối loạn cương dương, muốn chữa xuất tinh sớm có thể áp dụng phương thước từ rau muống luộc với kinh giới, lạc rang ăn hàng ngày. Hoặc cách khác, nam giới ăn rau muống xào tỏi cũng đem lại hiệu ứng tốt để cải thiện sức khoẻ tình dục của phái mạnh.

Rau ngót

Loại rau này có rất nhiều vi khoáng chất cần thiết để nam giới duy trì sinh lực. Đặc biệt, hoạt chất sterol có trong rau ngót có vai trò như một loại hormone sinh dục, kích thích hưng phấn ở nam giới. Bên cạnh đó, hợp chất Phytochemical cũng có tác dụng như một loại dược liệu giúp phái mạnh cải thiện về cả chất lượng và số lượng tinh trùng.

Ăn rau răm nhiều có tốt không
Tác dụng có rau ngót được đánh giá là có thể giúp hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới

 Bí đao

Nam giới yếu sinh lý có thể ăn bí đao mỗi ngày hoặc uống nước bí đao nấu cùng lộc nhung,  trộn với lòng đỏ trứng bồ câu, nêm gia vị và hấp chín. Đây là món ăn – bài thuốc cải thiện sinh lý nam mang lại hiệu quả trong vòng 1 tháng thường được khuyến khích trong điều trị Đông y.

Hoa thiên lý

Trong hoa thiên lý có chứa nhiều dinh dưỡng, trong đó phải kể đến tác dụng chữa yếu sinh lý và tăng cường ham muốn cho phái mạnh. Qúy ông có thể ăn món canh hoa thiên lý nấu cùng tôm tươi thường xuyên sẽ giúp đời sống “vợ chồng” được sung mãn hơn.

Nấm kim châm

Các món ăn từ nấm kim châm rất tốt cho sức khỏe sinh lý của nam giới và nữ giới. Chỉ cần nấu nấm kim châm với rau cải, kết hợp với tôm nõn là có thể hoàn thành “phương thuốc” chữa bệnh suy giảm ham muốn tình dục ở phái mạnh hiệu quả.

Rau răm hay bất kỳ loại rau xanh nào khác đều mang đến những lợi ích nhất định cho nam giới nói chung và sinh lý nam nói riêng. Tuy nhiên việc sử dụng sao cho hiệu quả để thực – dược phẩm phát huy tác dụng mới chính là điều kiện cơ bản để việc điều trị bệnh sinh lý nam đạt mục đích. Các thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, bạn có thể nhờ sự tham vấn cụ thể từ bác sĩ nếu có ý định thực hiện những phương pháp trên.

Tại sao không nên ăn nhiều rau răm?

Theo Đông y, ăn nhiều rau răm sinh nóng rét, giảm tinh khí, tổn thương tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ ăn nhiều và thường xuyên ăn rau răm đều thể gặp tình trạng suy giảm ham muốn tình dục. Nam giới ăn nhiều loại rau này thể kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi.

Không nên ăn rau răm với gì?

Rau răm với thịt gà Rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.

Ăn rau răm có tác dụng gì với đàn ông?

Bởi khi tiêu thụ nhiều rau răm, nó sẽ làm giảm tinh khí, giảm ham muốn tình dục và kém cường dương tráng khí... Vì vậy, nam giới, đặc biệt là đàn ông đã lấy vợ nên cẩn trọng hơn khi dùng loại rau này khi làm gia vị đi kèm hay chế biến đồ nhậu để tránh cho chuyện chăn gối vợ chồng nguội lạnh.

Rau răm có tác dụng gì?

Vị hơi đắng và cay và có mùi hơi hắt. Trong Đông y, rau răm được biết đến với công dụng trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu độc. Rau răm là một trong những chất phụ gia, hương liệu thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và theo y học cổ truyền thường được sử dụng để điều trị: Đầy bụng khó tiêu, đau dạ dày.