Ăn nhiều dừa có tốt không

Trong những lần đi chợ, thực đơn không thể thiếu của chị Nguyễn Thu Thúy ở Dương Quảng Hàm, TP.HCM là dừa. Khi thì chị mua cả trái, khi thì mua dừa miếng. Cả gia đình chị đều thích uống nước dừa và các món thịt kho dừa, chè nhân dừa.

Chị nói: “Trước đây, tôi nghe nói nước dừa mát, cùi dừa lành tính và an toàn nên gia đình tôi thường xuyên nấu món thịt kho dừa, nấu chè cho dừa khô để tạo cảm giác ngon miệng và cũng để chăm sóc sức khỏe”. Chị còn kể: Mình đã đọc được trên internet rằng dầu dừa cũng rất tốt, vừa có thể dùng ăn, vừa có thể làm đẹp tóc nên có ý định tìm mua.

Ăn nhiều dừa có tốt không

Nhưng những suy nghĩ của chị Thúy đã thay đổi sau một lần đi khám tổng quát. Bác sỹ kết luận chị bị cholesterol trong máu cao và khuyên chị giảm dùng các sản phẩm từ dừa.

Bổ nên dễ gây nguy hiểm

Ths. Hồ Thu Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết: Cùi dừa và nước dừa là thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng điện giải. Giải khát bằng nước dừa khi trời nắng nóng hoặc khi bị tiêu chảy gây mất nước rất tốt. Acid béo bão hòa trong dừa có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng.

Dầu dừa không chứa cholesterol và không có liên kết đôi nên giúp cơ thể tránh khỏi quá trình oxy hóa và giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Thực phẩm nấu với dầu dừa hấp thụ ít chất béo, giữ được độ tươi ngon và cho dinh dưỡng tốt hơn các loại thực phẩm được nấu bằng các loại dầu thực vật khác.

Tuy nhiên -ThS Hồ Thu Mai phân tích: Dầu dừa nói chung không chứa cholesterol, nhưng chất béo từ dừa (dầu dừa, nước cốt dừa) lại. Đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng acid béo no cao. Khi vào cơ thể, aicd béo no lại làm tăng sự tổng hợp cholesterol nên gây hại cho tim mạch và không có lợi cho người đái tháo đường. Bớt dùng nước cốt dừa góp phần giảm nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hoá, đái tháo đường tuýp 2...

Phụ nữ mang thai, có nên uống nước dừa?

Uống nước dừa khi mang thai đã có lúc trở thành phong trào của nhiều phụ nữ Việt Nam. Không ít người khẳng định rằng vì chăm uống nước dừa nên con sinh ra mới trắng, hồng hào. Tuy nhiên bác sỹ Mai cho rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa.

Ăn nhiều dừa có tốt không

Bác sỹ Mai giải thích: Nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, có tính hàn, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp nên dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng tới thai nhi. Thường xuyên dùng nước dừa, đặc biệt dùng vào buổi tối kết hợp với đá lạnh rất dễ gây tiêu chảy.

Cách dùng quả dừa an toàn

- Mỗi ngày chỉ nên uống nước của một trái dừa.
- Nếu dùng dầu dừa, chỉ nên dùng 2-3 muỗng/ngày.
- Chỉ nên dùng cùi dừa 1-2 lần/tuần. Những người bị mắc chứng suy nhược, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn cùi dừa.

Đoàn Lan

Bạn gái con tham khảo các bài viết về sức khỏe thì thấy nước dừa tốt cho cơ thể nên quyết định mỗi ngày uống 1 trái dừa (6 ngày/tuần). Bác sĩ cho con hỏi mỗi ngày uống 1 trái dừa có tốt cho sức khỏe không? Uống nhiều có gây dư thừa hay có ảnh hưởng xấu gì không? Con cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ điều trị - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Mỗi ngày uống 1 trái dừa có tốt cho sức khỏe không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Thành phần của nước dừa: Nước dừa chứa 95% nước, các thành phần khác rất đa dạng bao gồm: Nitơ, acid phosphoric, kali, canxi, magie, sắt, đường khử. Nhờ các thành phần trên nước dừa có tính hàn giúp giải nhiệt, làm mát, giải khát đặc biệt tốt.

Nước dừa cũng được sử dụng để tạo nước oresol khi không sẵn oresol tại nhà để bổ sung cho người bệnh mất nước. Đúng như bạn gái con đã tham khảo, nước dừa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nó cũng có một số lưu ý bắt buộc phải sử dụng đúng để tránh biến nước dừa thành chất không tốt cho cơ thể. Nước dừa tuy là được xem là thức uống giải khát cao cấp, với nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá 1-2 quả/ ngày, và không nên uống kéo dài. Thực tế một số tác hại của việc uống nước dừa kéo dài nó không đến ngay lập tức như nguy cơ tăng cân (một quả dừa cung cấp khoảng 70-80 Kcal). Hoặc bạn uống vào các thời điểm không thích hợp trong ngày như lúc bạn thấy lạnh, lúc ban đêm sẽ khiến tay chân bủn rủn, mỏi cơ nên khó ngủ ngon giấc.

Nếu bạn còn thắc mắc về mỗi ngày uống 1 trái dừa có tốt cho sức khỏe không, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Ai không nên ăn cơm dừa?

Người mắc chứng suy nhược, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, xơ vữa động mạch, có bệnh tim mạch… nên hạn chế tối đa ăn cơm dừa.

Tại sao không nên uống nhiều nước dừa?

Uống nước dừa quá nhiều có thể gây tử vong, vì nó có thể gây tăng kali máu. Tăng kali máu gây ra suy nhược, nhức đầu và mất ý thức. Nước dừa tươi có lượng calo tương đối thấp. Nó có 46 calo trên mỗi cốc.

Trong cùi dừa có gì?

Thành phần cùi dừa chứa nhiều đạm, đường, chất xơ, chất béo,… kết hợp các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B4 và vitamin C và các khoáng chất lợi khác. Dầu dừa trong cơm dừa có tác dụng làm tăng cholesterol lợi HDL và giảm cholesterol hại LDL, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Dừa có tác dụng gì?

8 lợi ích sức khỏe dựa trên khoa học của nước dừa.
Nước dừa có đặc tính chống oxy hóa. ... .
Nước dừa là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng. ... .
Nước dừa giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. ... .
Nước dừa giúp cải thiện bệnh tiểu đường. ... .
Nước dừa giúp làm giảm huyết áp. ... .
Nước dừa giúp hồi phục năng lượng sau các bài tập thể dục kéo dài..